gian hoàn thành toàn bộ chương trình sản xuất, đồng thời biết được khoảng thời gian dự trữ của công việc. Nếu có sự chênh lệch lớn giữa kế hoạch và thực hiện, doanh nghiệp cần tìm những biện pháp điều chỉnh kịp thời đảm bào đúng tiến độ sản xuất đề ra. Hạn chế của phương pháp đó là: chỉ nên sử dụng biểu đồ GANTT cho những quy trình sản xuất không quá phức tạp bao gồm một khối lượng không quá lớn các công việc
2.4 Công tác theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp doanh trong doanh nghiệp
2.4.1 Khái niệm theo dõi và đánh giá
Theo dõi là một quá trình thu thập dữ liệu, tình hình một cách có hệ thống về những chỉ số cụ thể liên quan đến một hoạt động phát triển đang được thực hiện, để những người quản lý và các đối tượng liên quan có được thông tin về tiến độ thực hiện các mục tiêu đề ra và sử dụng các nguồn lực được phân bổ. Có 2 hình thức theo dõi phổ biến đó là: theo dõi mức độ tuân thủ: để đảm bảo các hành động đã dự kiến phải được thực hiện và theo dõi tác động: để đo lường tác động của một hoạt động với việc đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Đánh giá là việc xác định, phản ánh kết quả của những gì được thực thi và xét đoán giá trị của chúng. Đánh giá có thể được thực hiện bởi những người có trách nhiệm quản lý (tự đánh giá) hay bởi những người bên ngoài có liên quan (đánh giá có sự tham gia) hoặc cả hai. Đánh giá thường được phân thành 3 loại chính: đánh giá giữa kì, đánh giá cuối kì, đánh giá tác động.
Đánh giá và theo dõi đều nhằm mục đích thu thập và phân tích thông tin một cách có hệ thống để theo dõi sự thay đổi từ tình trạng hiện tại đến kết quả mong muốn và để hiểu được tại sao lại có hoặc không có những thay dổi như mong muốn. Cả hai công việc này đều cung cấp thông tin nhất quán phục vụ cho việc cải thiện tình hình thực hiện kế hoạch, đồng thời chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau không thể tách rời nhau trong quá trình thực hiện kế hoạch.
2.4.2 Vai trò của TD&ĐG trong quy trình KHH sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp doanh nghiệp
TD&ĐG có vai trò rất quan trọng trong quá trình tổ chức kế hoạch hóa sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo dõi giúp cho ban lãnh đạo doanh nghiệp nắm bắt kịp thời tình hình, triển khai thực hiện các mục tiêu kế hoạch đã đề ra, từ đó có cơ sở để đưa ra các quyết định sản xuất phù hợp nhằm đảm bảo quá trình thực hiện diễn ra đúng theo kế hoạch. Không có thông tin theo dõi hoặc theo dõi không hiệu quả sẽ dẫn đến nguy cơ các hành động thực tế đi chệch hướng so với dự kiến, từ đó dẫn đến các nguy cơ các mục tiêu kế hoạch không được thực hiện
Đánh giá không những giúp cho các nhà lãnh đạo biết được tình hình thực tế thực hiện các mục tiêu kế hoạch mà đánh giá còn phân tích các nguyên nhân của những sai lệch được phát hiện trong quá trình theo dõi. Việc hiểu rõ các nguyên nhân đó mang lại cơ hội cho ban lãnh đạo doanh nghiệp rút ra các bài học kinh nghiệm đồng thời tổ chức thực hiện các giai đoạn tiếp theo của kế hoạch một cách hiệu quả hơn.