4, Thực trạng công tác thực hiện kế hoạch sản xuất kinhdoanh của tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam
4.1.1 Các yếu tố bên trong tổng công ty
• Tình hình tài chính của tổng công ty
Khi tình hình tài chính của tổng công ty đủ mạnh, kế hoạch chỉ đạo sản xuất và nhất là kế hoạch tiến độ sản xuất sẽ được thực hiện đúng với những mốc thời gian đã được đề ra trong bản kế hoạch. Tình hình tài chính minh bạch giúp thu hút được các nguồn vốn đầu tư từ các công ty trong và ngoài nước, giúp việc vay vốn với các ngân hàng thương mại trở nên dễ dàng, đây là điều kiện hết sức thuận lợi để thực hiện các kế hoạch sản xuất một cách nhanh chóng và đảm bảo mục tiêu đề ra của Tổng công ty. Tốc độ triển khai các dự án đầu tư máy móc trang thiết bị, hoàn thiện dây chuyền sản xuất, các xưởng lắp ráp diễn ra nhanh chóng đảm bảo được tiến độ về mặt thời gian để thực hiện các kế hoạch sản xuất của Tổng công ty.
• Tình hình nhân sự của tổng công ty
Nhân sự là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến thành công trong công tác hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Vì vậy Tổng công ty đã tập trung đầu tư có nhiều giải pháp để đào tạo, bồi dưỡng và khuyến khích tập hợp người tài. Để đảm bảo được những mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch sản xuất của chung của Tổng công ty, rất nhiều các dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất ô tô, đầu tư các dây chuyền công nghệ sản xuất mới các loại xe ô tô, khâu chuyển giao công nghệ đã có những cam kết dào tạo kĩ sư chuyên gia, công nhân kĩ thuật của
Tổng công ty, sau đầu tư lực lượng này đã làm việc tốt, làm chủ được công nghệ. Hàng năm, Tổng công ty có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực mới phù hợp với chương trình công nghệ mới của các ngành nghề, đào tạo lại nghề cho phù hợp với quá trình chuyển đổi sản phẩm các mặt hàng mới. Ngoài ra, Tổng công ty còn xây dựng và ban hành cơ chế tiền lương phù hợp với tình hình phát triển mới, sản xuất có năng suất cao, có lãi thì khuyến khích tiền lương cho người lao động, thu hút nhân tài.Từ đó nâng cao tinh thần lao động ở các công ty và thu hút được đội ngũ lao động lành nghề, giúp hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch sản xuất tổng thể.
• Bộ máy quản lý của Tổng công ty
Với bộ máy quản lý mới sau khi đã tiến hành cải cách theo cơ chế công ty mẹ- công ty con, kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty luôn vượt mức chỉ tiêu đề ra (kể từ năm 2006). Tổng công ty đã tiến hành triển khai công tác xây dựng bộ máy tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý của công ty me., đã thực hiện bổ nhiệm Tổng giám đốc, 4 thành viên Hội đồng quản trị, 2 phó tổng giám đốc Tổng công ty và Trưởng ban kiểm soát Tổng công ty và cử cán bộ là đại diện vốn nhà nước tại các công ty cổ phần. Giải quyết các khiếu nại vướng mắc tại công ty thành viên và các tồn đọng, vướng mắc trong công tác xuất khẩu lao động. Từ việc cơ cấu lại bộ máy quản lý của Tổng công ty một cách minh bạch, rõ ràng như vậy giúp cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất đúng thời hạn và đảm bảo mục tiêu đã đề ra, tránh gây tổn thất lãng phí. Các kế hoạch sản xuất của các công ty con và công ty liên kết cũng không còn bị động phụ thuộc hoàn toàn vào những chỉ tiêu kế hoạch của Tổng công ty.