1997 - 2009
2.2.1. Những chủ trương của Đảng, Nhà nước ở trung ương và địa phương về công tác vận động phụ nữ công tác vận động phụ nữ
Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) đã đánh dấu một bước chuyển hướng và đổi mới quan trọng trong sự lãnh đạo của Đảng trên mọi lĩnh vực. Với mục tiêu khai thác mọi tiềm năng của đất nước, giải phóng năng lực sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, ổn định tình hình kinh tế xã hội, phát huy nhân tố con người, đã mở ra cho phụ
nữ Việt Nam con đường phát triển đầy hứa hẹn. Đại hội VI đánh giá cao vai trò của phụ nữ đồng thời đưa ra phương hướng hoạch định chính sách đối với phụ nữ : Để phát huy vai trò to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng, cần làm cho đường lối vận động phụ nữ của Đảng được thông suốt trong cả hệ thống chuyên chính vô sản, được cụ thể hoá bằng chính sách pháp luật của cơ quan Nhà nước, với sự phối hợp của các đoàn thể, cần có biện pháp thiết thực tạo thêm việc làm, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nữ, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, thực hiện đúng Luật Hôn nhân và gia đình. Tạo điều kiện cho phụ nữ kết hợp được nghĩa vụ công dân với chức năng làm mẹ, xây dựng gia đình hạnh phúc.
Các đại hội tiếp sau Đại hội VI đều xem vấn đề giải phóng phụ nữ là quan trọng. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(1991) viết: “Thực hiện nam nữ bình quyền về mọi mặt”. Ngày 12.7.1993 Bộ Chính trị ra nghị quyết số 04/NQ - TW về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ. trong tình hình mới đã khẳng định: Quan tâm đến phụ nữ là quan tâm đến giải quyết việc làm, chăm lo cải thiện đời sống, sức khoẻ và bảo hộ lao động, cùng với việc giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho phụ nữ là xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Tiếp tục khẳng định vai trò của phụ nữ trong giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của thời kỳ mới, Đảng ta đặt vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ nữ thành nhiệm vụ có tính chiến lược trong công tác cán bộ của Đảng, Nhà nước. Đảng ta cũng chỉ ra: Một bộ phận phụ nữ không có việc làm, thu nhập thấp, nhiều chị em phải làm việc trong các điều kiện nặng nhọc, độc hại, phụ nữ còn bị phân biệt đối xử dưới nhiều hình thức... Vì vậy trách nhiệm giải phóng phụ nữ phần quan trọng thuộc về Đảng, Nhà nước, đoàn thể các cấp.
Ngày 16.5.1994, Ban bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị số 37/CT - TW “về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới” nêu lên năm nhiệm vụ nhằm đẩy mạnh công tác phát triển cán bộ nữ trong tình hình tỷ lệ cán bộ nữ đang giảm. Chỉ thị nhấn mạnh vấn đề quy hoạch, tạo nguồn cán bộ nữ, tạo điều kiện cho phụ nữ có thể làm việc, phát triển tài năng và đẩy mạnh công tác phát triển Đảng viên nữ.
Tới Đại hội VIII - 1996, Đảng đã chỉ rõ: “Đặc biệt coi trọng đào tạo nghề nghiệp, giúp đỡ chị em có việc làm, phát triển kinh tế gia đình, cải thiện đời sống, bảo vệ sức
khoẻ của phụ nữ và trẻ em, quan tâm phát triển Đảng và đào tạo bồi dưỡng cán bộ nữ, tăng tỷ lệ cán bộ nữ trong cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở các cấp, các ngành”.
- Chỉ thị 46 ngày 6.12.2004 của Bộ Chính trị về tỷ lệ nữ tham gia cấp uỷ không quá 15% và tuổi tham gia của cán bộ chủ chốt ở cấp tỉnh, trung ương thực hiện như nam giới.
Đặc biệt, Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2006 khẳng định:
Đối với phụ nữ, nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần thực hiện bình đẳng giới. Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo, quản lý ở các cấp [14, tr.50].
Những quan điểm, đường lối mà Đảng đề ra đối với phụ nữ là sự cụ thể hoá, sự tiếp nối tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là căn cứ để các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện công tác vận động phụ nữ ngày càng tiến bộ.
Cụ thể hoá chủ trương, đường lối của Đảng, Chính phủ, Nhà nước cũng đã ban hành, bổ sung nhiều văn bản nhằm bảo vệ quyền lợi, nghĩa vụ của phụ nữ, tạo điều kiện để phụ nữ vươn lên phát triển về mọi mặt.
Năm 1986, Luật Hôn nhân và gia đình được bổ sung, sửa đổi một số điều, phù hợp với đổi mới, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em - Quyết định 163/HĐBT ban hành ngày 19.10.1988 kèm theo quy định về trách nhiệm của các cấp chính quyền trong việc tạo điều kiện để các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý Nhà nước.
- Luật Bảo vệ sức khoẻ trẻ em ban hành năm 1989 có chương bảo vệ sức khoẻ phụ nữ và trẻ em với nội dung về sử dụng lao động nữ, quyền khám chữa bệnh của phụ nữ.
- Luật lao động ban hành năm 1994 là văn bản pháp lý tương đối hoàn thiện với
lao động nữ, tạo cơ hội cho phụ nữ ngày càng phát triển.
- Quyết định 51 ngày 3.5.1999 về tuổi bổ nhiệm với cán bộ nữ.
Tháng 1 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 19/QĐ - TTg về “Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2010”, nội dung cụ thể là tăng số đại biểu nữ lên 30% trong Quốc hội, 28% cho nhiệm kỳ tiếp theo của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và 50% trong các ngành cơ quan Nhà nước.
Nhận rõ vai trò, vị trí, khả năng cống hiến to lớn của phụ nữ trong xây dựng đất nước và quê hương Hải Dương, thấm nhuần quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động phụ nữ, tỉnh uỷ Hải Dương luôn coi trọng công tác vận động phụ nữ và lãnh đạo hoạt động Hội Liên hiệp phụ nữ. Trên cơ sở đó, tỉnh ban hành một số văn bản nhằm triển khai, chỉ đạo có hiệu quả các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, đó là:
* Với Tỉnh uỷ:
- Ngày 4.10.1984, Nghị quyết 28 - NQ/TƯ về “Một số vấn đề cấp bách về công tác cán bộ nữ trong thời gian tới” để thực hiện Chỉ thị 44 của ban bí thư.
- Chỉ thị 04 - TƯ ngày 9.1.1998 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với chương trình hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2000”
- Nghị quyết 16 - NQ/TƯ ngày 19.4.2002 về “Xây dựng đội ngũ cán bộ tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới”.
- Nghị quyết số 17 - NQ/TƯ ngày 19.4.2002 về “Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng các mặt công tác của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân giai đoạn 2001 - 2005”.
- Nghị quyết chuyên đề số 29 - NQ/TƯ ngày 15.5.2003 về “Xây dựng đội ngũ cán bộ nữ là lãnh đạo quản lý trong hệ thống chính trị tỉnh Hải Dương giai đoạn 2003 - 2010”. - Kế hoạch 37 - NQ/TƯ ngày 8.8.2003 về xây dựng quy hoạch cán bộ trong đó xác định cán bộ nữ là một trong những đối tượng cần được “phát hiện, thẩm định nguồn ...”.
- Phê duyệt đề án cho Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh phối hợp mở lớp đào tạo cao đẳng công tác xã hội cho cán bộ hội, cán bộ nữ cơ sở (2004 - 2007) và đề án dạy nghề cho phụ nữ nông thôn.
- Chỉ đạo các cấp uỷ chú ý phát triển Đảng viên nữ, làm nòng cốt cho công tác tuyên truyền vận động phụ nữ và tạo nguồn cán bộ nữ.
* Với chính quyền
- Hội đồng nhân dân tỉnh có Nghị quyết số 06/NQHĐ, ngày 13.1.2001 về việc trợ cấp cho cán bộ cơ sở, giáo viên mầm non ngoài biên chế do xã quản lý.
- UBND tỉnh phê duyệt 2 kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ giai đoạn 1998 - 2005; 2005 - 2010.
- Chỉ thị 17/CT - UB ngày 24.8.2002 về thực hiện chính sách, chế độ đối với lao động nữ theo quy định của Bộ lao động.
- Chỉ thị 13/CT - UB ngày 16.6.2003 thực hiện Nghị định 19/NĐ - CP thay quyết định 163/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) về quy định trách nhiệm của các cấp chính quyền trong việc đảm bảo để Hội phụ nữ các cấp tham gia quản lý Nhà nước.
Cùng với việc đề ra chủ trương, chỉ thị, nghị quyết để lãnh đạo hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ, công tác vận động phụ nữ trên địa bàn xã, tỉnh uỷ đã chỉ đạo các cấp uỷ, chính quyền làm tốt công tác này vì thế trong những năm qua phong trào hoạt động của phụ nữ ở Hải Dương đạt được những thành tựu rất khả quan.
2.2.2. Thực trạng công tác vận động phụ nữ trên địa bàn xã ở tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997 - 2009