Vận động trong gia đình

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vận động phụ nữ trên địa bàn xã ở tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay ppt (Trang 37 - 39)

Nói chuyện tại Hội nghị cán bộ thảo luận dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bắt đầu bằng một câu: “Có người nghĩ rằng Bác không có gia đình, chắc không hiểu gì mấy về vấn đề này. Bác tuy không có gia đình riêng nhưng Bác có một đại gia đình rất lớn, đó là giai cấp công nhân trên thế giới, là nhân dân Việt Nam. Từ gia đình lớn đó, Bác có thể suy đoán được gia đình nhỏ” [47, tr.523]. Người đã luôn coi mỗi gia đình là “tế bào của xã hội”, mỗi gia đình có hạnh phúc thì xã hội mới phồn vinh. Gia đình chính là bức tranh thu nhỏ của xã hội, trong đó bộc lộ đầy đủ và rõ ràng địa vị của người phụ nữ.

Trong gia đình, phụ nữ là người đóng vai trò quan trọng, trách nhiệm của họ thật sự lớn lao, “Dưới chế độ phong kiến, phụ nữ thường bị coi khinh”, thường bị đánh đập, ngược đãi.

Dưới chế độ mới, do tàn tích của lịch sử để lại trong nhiều gia đình phụ nữ vẫn chưa được bình đẳng, vẫn còn các tệ: đánh vợ, ép duyên con gái ... Với các dẫn chứng “ở Hưng Yên, trong 196 gia đình thì có 26 người chồng thường đánh vợ, có người đánh vợ bị thương ... ở xã Quảng Lưu (Thanh Hoá) có người nhét tro vào miệng vợ và đánh vợ què tay. Có người cạo trọc đầu và lột hết quần vợ, rồi giong vợ đi bêu khắp thôn xóm ...” [48, tr.225]. Hồ Chí Minh cho rằng muốn giải phóng phụ nữ, muốn thực hiện bình đẳng nam nữ trước hết phải giải phóng phụ nữ ra khỏi sự trói buộc của tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, ra khỏi sự bất công ngay trong gia đình “tiêu diệt tư tưởng tư sản, phong kiến, tư tưởng tư sản trong người đàn ông” [47, tr.524]. Người lên án mạnh mẽ quan điểm “đàn bà phải quanh quẩn trong bếp” và các hiện tượng phân biệt đối xử với phụ nữ. Bởi “như thế thì còn gì là tình nghĩa vợ chồng? Như thế là phạm pháp, là cực kỳ dã man” [50, tr.195].

Để tạo cơ sở pháp lý cho giải phóng phụ nữ, Người yêu cầu ban hành Luật Hôn nhân gia đình và Người tham gia tích cực để xúc tiến ban hành luật. Trong đó, có một số

điều quy định rõ quyền bình đẳng giữa nam và nữ như sau:

Điều 3: Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, yêu sách của cải trong việc cưới hỏi

Điều 12: Trong gia đình, vợ chồng bình đẳng về mọi mặt

Điều 13: Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, quý trọng, giúp đỡ nhau tiến bộ, xây dựng gia đình hoà thuận, hạnh phúc

Điều 18: Cha mẹ không được hành hạ con cái, không đối xử thậm tệ với con dâu [48, tr.661].

Người cho rằng việc thực hiện Luật Hôn nhân gia đình là một cuộc cách mạng thực sự bởi luật này sẽ tham gia xoá bỏ sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ trong hôn nhân gia đình. Vì thế sau khi Luật Hôn nhân gia đình được ban hành, Người luôn theo dõi và nhắc nhở việc thực hiện. Người yêu cầu các đoàn thể có trách nhiệm tuyên truyền cho từng gia đình và toàn thể cộng đồng trong xã hội: “Hội phụ nữ và Đoàn thanh niên phải phụ trách tuyên truyền

và giáo dục một cách rộng khắp và bền bỉ cho mỗi gia đình hiểu rõ pháp luật Nhà nước” [48, tr.226]. Chỉ có như vậy mới “thật sự bảo vệ quyền lợi của phụ nữ” [48, tr.226].

Hồ Chí Minh đòi hỏi bản thân chị em phụ nữ phải có ý chí tự cường, tự lập, phải đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của mình “chị em phụ nữ không nên ngồi chờ Chính phủ, chờ Đảng ra chỉ thị giải phóng cho mình” [47, tr.524]. Bên cạnh đó, Người thường xuyên phê phán những quan niệm đơn giản, hình thức về vấn đề bình đẳng trong gia đình theo kiểu “Hôm nay anh rửa bát, quét nhà, hôm sau em rửa bát, quét nhà, nấu cơm”. Đáng trách hơn cả là trước những hành động xấu xa và phạm pháp đối với phụ nữ, chi bộ, chính quyền và nhân dân địa phương thường nhắm mắt làm ngơ, như thế thì làm sao đảm bảo quyền lợi của phụ nữ được. Hồ Chí Minh khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa gia đình và xã hội, Người từng nói: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý hạt nhân cho tốt” [47, tr.523]. Khi phụ nữ được bình đẳng về mặt xã hội sẽ có điều kiện để xây dựng hạnh phúc gia đình, góp phần để nam giới đề cao, tôn trọng phụ nữ. Do đó, muốn đạt tới sự tiến bộ của phụ nữ phải bắt đầu giải phóng họ từ gia đình, gắn liền với giải phóng họ ngoài xã hội, nâng cao vị thế của phụ nữ ngoài xã hội sẽ tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia ngày càng nhiều hơn vào công tác xã hội, tiến tới bình đẳng với nam giới trong nhiều lĩnh vực.

Như vậy, vấn đề vận động phụ nữ tiến tới bình đẳng trên mọi lĩnh vực và trong gia đình đã được Hồ chí Minh đề ra khá hoàn chỉnh. Bước đầu thực hiện sự nghiệp ấy đã gặp không ít khó khăn. Mặc dầu vậy Hồ Chí Minh đánh giá “Dưới chế độ Việt Nam dân chủ cộng hoà, phụ nữ ta đã được bình quyền về mọi mặt” [46, tr.132]. Sự nghiệp đổi mới sẽ tiếp tục phát triển và làm sâu sắc thêm tư tưởng Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vận động phụ nữ trên địa bàn xã ở tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay ppt (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)