Dự báo thị trường gas trong những năm tới.

Một phần của tài liệu Hoạt động bán hàng của công ty TNHH MTV kinh doanh khí hóa lỏng Hà Nội- Thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 43)

: đây là thị trường có mức sản lượng lớn và chi phí bán hàng trong khu vực này là thấp, nên các hãng đếu tập trung phát triển thị phần và sản lượng tạ

1. Dự báo thị trường gas trong những năm tới.

Thời gian gần đây, thị trường gas phát triển nhanh với mức tiêu thụ tăng bình quân khoảng 10%/năm. Chỉ tính riêng năm 2007 nhu cầu tiêu dùng gas trên toàn quốc lên tới 890.419 tấn, năm 2008 là 887.269 tấn. Gas là chất đốt sạch không gây ô nhiễm môi trường, không ăn mòn và tiện lợi trong vận chuyển, giảm thiểu ô nhiễm môi trường so với các chất đốt khác do đó Gas đang dần trở thành mặt hàng thiết yếu không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại trong dân dụng, thương mại, nông nghiệp và công nghiệp,... Ngành dầu khí nói chung và kinh doanh khí hoá lỏng nói riêng đang là lĩnh vực rất phát triển ở Việt Nam. Theo dự báo của Petrolimex, nhu cầu tiêu thụ gas ở Việt Nam trong 5 năm tới sẽ tăng 9-12%/năm. Khi nhu cầu tiêu dùng gas tăng lên sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh nghành gas nói chung và công ty TNHH MTV KD khí hóa lỏng nói riêng không ngừng phát triển.

Sơ đồ tiêu thụ Gas trong những năm gần đây

Nhu cầu tiêu thụ LPG tại VN giai đoạn từ 1991-2008

(MT) (lần) (MT) (lần) 1991 400 - 2000 322.375 1,47 1992 2.000 5,00 2001 399.594 1,24 1993 5.000 2,5 2002 517.554 1,30 1994 16.330 3,27 2003 612.198 1,18 1995 49.500 3,03 2004 732.031 1,20 1996 91.000 1,84 2005 783.706 1,07 1997 130.000 1,43 2006 809.640 1,03 1998 171.013 1,32 2007 890.419 1,10 1999 218.689 1,28 2008 887.269 0

Tăng trưởng trung bình năm giai đoạn 1991-1999 (lần/năm)

1,47 Tăng trưởng trung bình năm giai đoạn 2000-2008

(lần/năm)

1,18

Nguồn: www.pvgas.com.vn

Hiện nay, LPG do Nhà máy xử lý khí Dinh Cố sản xuất đáp ứng khoảng 30- 35% nhu cầu thị trường LPG Việt Nam. LPG được xuất đi với khối lượng lớn từ kho cảng Thị Vải bằng tàu và phân phối đến các khách hàng khắp cả nước hoặc xuất bằng xe bồn đến các khách hàng thuộc những khu vực lân cận. Sản phẩm LPG của nhà máy Dinh Cố đã được Quatest 3 cấp chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ASTM D 1835-03. Ngày 25 tháng 2 năm 2009 nhà máy Dung Quất chính thức được vận hành. Vì vậy, kể từ năm 2009, thị trường LPG Việt Nam có thêm nguồn cung LPG mới từ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Theo đó sản lượng LPG sản xuất nội địa trong năm nay dự kiến sẽ đạt khoảng 400.000 tấn, đáp ứng khoảng 42% nhu cầu cả nước. Trong tương lai, nguồn cung LPG cho thị trường Việt Nam sẽ tăng thêm khi các dự án xây dựng nhà máy lọc dầu số 2, 3 và một

số nhà máy lọc dầu khác được triển khai. Khi đó nguồn LPG sẽ không quá phụ thuộc vào nhập khẩu nữa.

Sự phát triển của ngành khí hoá lỏng cũng đòi hỏi các Công ty Gas một mặt phải có cơ sở hạ tầng đủ lớn từ khâu nhập khẩu, vận tải, tồn trữ đến mạng lưới chiết nạp và phân phối, mặt khác đòi hỏi phải có đầu tư lớn về con người và vật tư để đảm bảo an toàn và tiện lợi cho người tiêu dùng. Chỉ có như vậy doanh nghiệp mới có thể phát triển bền vững trong điều kiện thị trường năng lượng thế giới biến động và đáp ứng được yêu cầu trách nhiệm xã hội cao về an toàn cháy nổ của ngành kinh doanh này.

Ngày nay, cạnh tranh trên thị trường LPG vô cùng khốc liệt, số lượng các công ty tư nhân tham gia thị trường LPG ngày càng nhiều. Trong số đó đã có hướng đầu tư theo chiều sâu vào thị trường LPG như xây dựng kho tồn chứa, trạm chiết nạp, quảng bá thương hiệu, đặc biệt có rất nhiều hãng ra thương hiệu có loại vỏ bình màu hồng giống màu bình của Petrovietnamgas tạo nhầm lẫn cho khách hàng,gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động bán hàng của công ty và ảnh hưởng đến quyền lợi của nhười tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Hoạt động bán hàng của công ty TNHH MTV kinh doanh khí hóa lỏng Hà Nội- Thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w