Đánh giá hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý kinh tế nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ tại công ty cổ phần thương mại và tư vấn Tân Cơ (Trang 64 - 68)

II. Phân tích thực trạng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty TM & T

5. Đánh giá hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty:

5.1. Những thành công đạt được của công ty

5.1.1. Thành tựu:

Sau hơn 7 năm hình thành và phát triển Công ty Tân cơ đã đạt được nhiều thành công thể hiện bằng mức tăng trưởng về doanh thu cao qua các năm

Công ty đã giữ vững được các thị trường đã có:

Với thiết bị chất lượng và uy tín đã mang lại cho Tân Cơ một thị trường khá lớn trong thời gian qua. Doanh thu tăng đều qua các năm, đặc biệt năm 2006 năm vượt bậc 50%so với kế hoạch, tốc độ tăng trưởng

2006/2005 là 103%. Trong khi đó,tốc độ phát triển ngành:năm 2006 tốc độ tăng trưởng của công nghiệp và xây dựng 10,7%.Việc tận dụng tốt cơ hội sự tăng trưởng lành mạnh của thị trường, nỗ lực của cán bộ quản lý và toàn thể nhân viên công ty đã làm nên kết quả cao đến thế. Là công ty ngoài quốc doanh, tham gia vào mảng kinh doanh này muộn hơn nhưng thị trường vẫn chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh. Tại thời điểm mới bắt đầu kinh doanh, chỉ có ít các doanh nghiệp nhà nước tham gia sản xuất và phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong ngành. Điều này mang lại nhiều thuận lợi cho công ty trong những ngày đầu tạo dựng thị trường, thu hút khách hàng.

Công ty đã dành được những hợp đồng lớn, phục vụ cho các công trình lớn như:

Năm 2001, tham gia dự án khôi phục cầu đường sắt trên tuyến Hà Nội – Tp HCM;Năm 2002, tham gia cải tạo cầu thép Thăng Long, cung cấp vật tư lắp xiết dùng để lắp ráp ôtô cho Công ty cơ khí ôtô 1-5,Năm 2003 cung cấp bulong cường độ cao cho Công ty BHP Steel Lysaght; Năm 2007 cung cấp bulông cường độ cao cho các công trình do Tổng công ty Coma chế tạo, cho các nhà máy xi măng Bút Sơn, Chinfon, Hoàng mai…Tiếp đó, công ty là nhà cung cấp bulong cường độ cao cho các công trình do Tổng công ty lắp máy Lilama chế tạo và lắp đặt; cung cấp thép cho các công trình: sân vận động Trung tâm-Khu liên hiệp thể thao QG, các công trình thủy lợi miền Trung…

Năm 2006 đánh dấu bước đầu doanh nghiệp đa dạng hóa danh mục sản phẩm của mình. Doanh nghiệp đã thực sự nỗ lực trong lĩnh vực tư vấn và đầu tư tài chính, bất động sản. Doanh thu tuy chưa ở mức dự định nhưng đã đáp ứng phần nào nhu cầu của thị trường về chất lượng, chủng

loại và số lượng sản phẩm đã vượt qua sự cạnh tranh với đông đảo các đơn vị khác là một thành công lớn.

5.1.2. Nguyên nhân:

 Có được thành công trên là do công ty luôn có sự hỗ trợ của các Tổng công ty thuộc hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam.

 Sự nỗ lực , năng động nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm trong công việc của cán bộ nhân viên trong công ty.

 Việc nhà nước chủ trương ưu tiên đối với phát triển ngành công nghiệp, tạo điều kiện trong xuất nhập khẩu khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO đã tạo ra nguồn cung và đầu ra lớn cho ngành công nghiệp nói chung và công ty nói riêng.

5.2. Những tồn tại và khó khăn hiện nay của công ty:

5.2.1. Những tồn tại và khó khăn:

Thứ nhất về công tác nghiên cứu thị trường:

Công ty chưa có chính sách tài chính hợp lý để đầu tư hơn nữa cho công tác nghiên cứu thị trường. Gần như công tác này chỉ dựa trên sự kiêm nghiệm, định lượng bằng cảm tính, dựa trên kết quả năm trước và từ đối thủ cạnh tranh mà không có một phương pháp khoa học làm chuẩn. Hầu như công ty chỉ quan tâm tới việc bán hàng mà không có những chính sách marketing thích hợp. Việc tìm hiểu nhu cầu thị trường hầu như chỉ tiến hành một cách thủ công, chưa chuyên nghiệp, và nếu nghiên cứu thì cũng chỉ ở trong nước chư chưa định hướng mở rộng sang thị trường mới đặc biệt là thị trường quốc tế.

Thứ hai là công tác tổ chức tiêu thụ:

Mạng lưới tiêu thụ chỉ mới dừng lại ở hai phương thức:công ty tới doanh nghiệp tiêu thụ và công ty qua đại lý tới người sử dụng. Mà thực ra hình thức đại lý này cũng gần giống với công ty tới khách hàng. Vì thế hình

thức kênh phân phối còn thiếu bán buôn, qua nó lượng hàng công ty được tiêu thụ một cách đáng kể. Thị trường công ty chỉ mở rộng ở một số tỉnh mà chưa mở rộng ra cả nước. Các chính sách dùng để thu hút khách hàng chưa rõ ràng, hình thức khách hàng tìm đến công ty chứ không phải công ty tự tìm đến khách hàng khá phổ biến. Tình trạng bị động trong công tác tiêu thụ dẫn tới bị động trong cung ứng nguồn hàng, có khi thừa khi thiếu hàng. Hoạt động nhập khẩu của công ty tiến hành nhỏ lẻ tăng chi phí nhập hàng, nếu có nhập nhiều thì hàng ứ đọng, ảnh hưởng tới chất lượng; chưa biết nhiều thông tin về thị trường để tận dụng nhập hàng giá rẻ hơn. Đây là một quá trình đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa từ phía công ty

5.2.2. Nguyên nhân tồn tại và khó khăn:

 Tính thống nhất, nhất quán quan điểm trong toàn thể công ty là chưa có. Công tác tổ chức quản lý tiêu thụ từ lãnh đạo đến các phòng ban lỏng lẻo dẫn đến tiến độ giao hàng chậm, gây ứ đọng vốn, mất uy tín với khách hàng.

Tình trạng trì trệ trong triển khai kế hoạch, chương trình cụ thế dẫn đến nhiệm vụ trọng tâm không được hoàn thành

 Phòng nguồn hàng kiểm định chất lượng sản phẩm chưa triệt để, chưa có trách nhiệm dẫn tới tỷ lệ hàng chưa đạt tiêu chuẩn , kỹ thuật chế tạo sai với quy cách mà khách hàng yêu cầu, làm thất thoát rất nhiều hợp đồng từ nhóm khách hàng sẽ dự định đặt thêm

 Thu hồi nợ của phòng kinh doanh kém làm cho ứ đọng vốn  Các chi nhánh không thực hiện tốt nghĩa vụ với công ty

Chương 3

MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TM&TV TÂN CƠ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý kinh tế nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ tại công ty cổ phần thương mại và tư vấn Tân Cơ (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w