Bộ máy tổ chức của công ty:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý kinh tế nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ tại công ty cổ phần thương mại và tư vấn Tân Cơ (Trang 43 - 47)

I. Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của công ty:

2. Chức năng, nhiệm vụ:

2.3. Bộ máy tổ chức của công ty:

CÔNG TY TÂN CƠ

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HĐQT CHỦTỊCH HĐQT, TỔNG GIÁM ĐỐC BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ HOẠCH NGUỒN HÀNG PHÒNG KINH DOANH THÉP, THIẾT BỊVÀ DỰ ÁN PHÒNG BÁN HÀNG & MARKETING (LẮP XIẾT) PHÒNG TC-KT- QT CÁC CHI NHÁNH CN ĐÀ NẴNG VŨNG CN TÀU CN TP HỒ CHÍ MINH CN HẢI PHÒNG CN HƯNG YÊN CN ĐỒNG NAI BAN KIỂM SOÁT

Để thực hiện các chức năng nhiệm vụ phát triển kinh doanh, cung cấp, lắp đặt, tư vấn các giải pháp tổng thể về kinh doanh nhà và tài chính , đảm bảo dịch vụ hỗ trợ khách hàng và duy trì hoạt động của công ty có hiệu quả, Tân Cơ đã xây dựng một cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hợp lý bao gồm các phòng ban chức năng phối hợp đồng bộ tạo nên sức mạnh tập thể và đảm bảo thực hiện các dich vụ phục vụ khách hàng một cách hoàn thiện, chu đáo.

Sau đây là phần tóm tắt về chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận phòng ban:

Đại Hội đồng cổ đông: có quyền quyết định các vấn đề; thông qua các báo cáo hàng năm; thông qua định hướng phát triển của Công ty; số lượng thành viên của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; lựa chọn đơn vị kiểm toán; bầu, bãi, miễn và thay thế Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; sửa đổi bổ sung điều lệ Công ty; sát nhập, chuyển đổi, tổ chức lại và giải thể Công ty...

Ban kiểm soát: được hội đồng quản trị tham khảo ý kiến về việc chỉ định và bãi nhiệm đơn vị kiểm toán; thảo luận với đơn vị kiểm toán về tính chất và phạm vi kiểm toán; kiểm tra các báo cáo tài chính trước khi đệ trình Hội Đồng quản trị; kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, ghi chép và lập sổ sách kế toán.

Hội đồng quản trị: quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển, sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm của Công ty; xác định các mục tiêu và kế hoạch hoạt động của Công ty; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng giám đốc, Kế toán trưởng hoặc đại diện của Công ty nếu hội đồng quản trị thấy cần thiết; quyết định mức lương và lợi ích của các Cán bộ quản lý; quyết định tổ chức bộ máy, nội quy, quy chế quản lý nội bộ của

Công ty; đề xuất và thực hiện phương án phát hành cổ phiếu, trái phiếu; chịu trách nhiệm báo cáo với Đại Hội đồng cổ đông...

Tổng giám đốc: tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại Hội đồng cổ đông, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty; xây dựng quy chế trích lập và sử dụng các quỹ từ lợi nhuận sau thue, trình Hội Đồng quản trị phê duyệt các báo cáo về việc trích lập và sử dụng các quỹ hàng năm của Công ty; kiến nghị về số lượng và cơ cấu phòng ban của Công ty; đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và quản lý Công ty; chuẩn bị các báo cáo tài chính...

Ban giám đốc:tổ chức, điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh trong công ty, chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh, đại diện cho toàn thể cán bộ công nhân viên và thay mặt công ty quan hệ pháp lý với các đơn vị, tổ chức bên ngoài.

- Giám đốc: là người nắm quyền hành cao nhất trong Công ty, trực tiếp chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh, về việc bảo đảm thực thi đầy đủ các chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Phó giám đốc: Là người tham mưu trợ giúp cho giám đốc trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Thay thế Giám đốc điều hành công ty khi Giám đốc đi vắng, tư vấn cho Giám đốc về mặt kỹ thuật, quản lý và ký kết các hoạt động của công ty.

Phòng kế hoạch nguồn hàng:marketing tìm kiếm nguồn hàng, tham mưu cho Giám đốc điều hành trong việc xây dựng và đề ra các chính sách nhập về các nguồn hàng, giải pháp để thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng giai đoạn cụ thể. Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của Tổng công ty. Trên cơ sở kế hoạch của các phòng kinh doanh, của các chi nhánh tổng hợp và xây dựng kế hoạch tổng

thể của công ty liên quan tới công tác cung ứng nguồn hàng. Cân đối lực lượng hàng hoá và có kế hoạch điều hoà hợp lý trong nhập hàng tránh trình trạng lúc thừa lúc thiếu.Đây là một công tác hết sức quan trọng vì hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu phân phối sản phẩm được thảo ra từ phòng này.

Phòng TC-KT-QT: có nhiệm vụ quản lý và giám sát mọi hoạt động về tài chính của Công ty, quản lý các khoản thu – chi, theo dõi nguồn vốn tại Văn phòng Công ty và tại các đơn vị trực thuộc. Tham mưu cho Ban giám đốc về mặt tài chính cũng như phối hợp với các phòng ban chức năng trong việc thực hiện mục tiêu chung của Công ty

Phòng kinh doanh thép, thiết bị và dự án và phòng bán hàng& marketing (lắp xiết):Xây dựng hệ thống các nhà cung ứng trong nước và ngoài nước để phục vụ cho quá trình kinh doanh theo những đơn hàng mà các phòng kinh doanh đã đàm phán với khách hàng. Tiến hành đàm phán với khách hàng về giá cả, loại sản phẩm cần cung ứng, dịch vụ đi kèm, giảm giá…Phối hợp với các phòng ban chức năng, các đơn vị trực thuộc tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm. Đảm bảo đồng bộ chất lượng sản phẩm để phục vụ cho quá trình kinh doanh đúng tiến độ. Cung cấp đầy đủ chính xác theo như hợp đồng với khách hàng nhanh chóng, uy tín.

Các chi nhánh:tổ chức thực hiện toàn bộ công việc đúng như quy định của trụ sở chính giao cho, cung ứng sản phẩm của công ty, tiếp nhận các đơn đặt hàng, có thông tin phản hồi từ phía công ty kịp thời.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý kinh tế nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ tại công ty cổ phần thương mại và tư vấn Tân Cơ (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w