Hỗ trợ tìm kiếm thị trường

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở thành phố Đà Nẵng ppt (Trang 66 - 68)

. Trừng trị nghiêm khắc những cán bộ trong bộ máy Nhà nước gây phiền nhiễu,

3.2.4.2. Hỗ trợ tìm kiếm thị trường

Thị trường là môi trường sống còn của các doanh nghiệp nói chung, trong đó có doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại. Trong điều kiện hiện nay ở nước ta kỹ thuật và công nghệ của các doanh nghiệp còn lạc hậu, chất lượng sản phẩm còn kém sức cạch tranh, thì việc bảo hộ, tìm kiếm thị trường giúp doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại tiêu thụ sản phẩm là điều vô cùng cần thiết.

Trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, để làm được việc này cần có sự hỗ trợ và phối hợp từ Trung ương đến địa phương. ở Trung ương, chính sách thị trường cần phải được Nhà nước, các cấp-Bộ-Ngành, phòng Công nghiệp và thương mại Việt Nam, các hiệp hội cùng quan tâm để giúp đỡ các doanh nghiệp ở khu vực kinh tế tư nhân tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Các cơ quan chức năng của thành phố Đà Nẵng cần tổ chức tốt việc thông tin, dự báo, tư vấn về thị trường trong và ngoài nước; về cung cầu hàng hoá, thông báo quy hoạch và kế hoạch phát triển sản phẩm; các chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho các doanh nghiệp thương mại tư nhân. Bên cạnh đó cần có biện pháp chống hàng lậu, hàng giả, quản lý và tổ chức tốt thị trường trong thành phố, có chính sách bảo hộ một số hàng cần thiết của địa phương.

Để mở rộng thị trường phải tích cực tiếp cận thị trường, như mở các đại diện - chi

nhánh ở nước ngoài cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp (hiện nay thành phố đã có

đại diện Văn phòng ở Nhật); đồng thời nghiên cứu, thăm dò, điều tra nhu cầu một cách

khoa học và có sự hiểu biết về tâm lý, sở thích của người tiêu dùng, có các phương thức mua bán linh hoạt và các biện pháp thu hút chủ đầu tư cũng như khách hàng làm ăn gắn bó với doanh nghiệp thương mại cùng như gắn bó với địa phương. Song song với việc tìm kiếm thị trường các doanh nghiệp thương mại tư nhân cần có giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, kiểu dáng, đa dạng hoá về chủng loại, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm...

Phát triển đồng bộ các loại thị trường: Để quá trình hoạt động kinh doanh của

các thành phần kinh tế trong lĩnh vực thương mại diễn ra một cách bình thường thì nhiều quan hệ kinh tế phải thực hiện ở các thị trường, như thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm vv...Vì các thị trường này sẽ cung cấp những yếu tố quan trọng cho hoạt động kinh doanh thương mại.

Thị trường vốn: Khuyến khích, tạo điều kiện để các nhà đầu tư, các doanh nghiệp

thương mại tư nhân góp vốn thành lập ngân hàng thương mại cổ phần có trụ sở tại Đà Nẵng – “Ngân hàng mang thương hiệu Đà Nẵng”; thành phố hỗ trợ về mặt bằng xây dựng trụ sở, thu hút nguồn nhân lực. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đặt chi nhánh tại Đà Nẵng (tạo điều kiện cho thuê đất, thuê mặt bằng hoặc chuyển quyền sử dụng đất để các ngân hàng xây dựng trụ

sở hoạt động). Từng bước hình thành thị trường chứng khoán, trước mắt nghiên cứu đề

án thành lập công ty chứng khoán của Đà Nẵng.

Thị trường bất động sản: Xây dựng và hoàn chỉnh thị trường đất đai, kể cả trong

khu công nghiệp, ban hành các quy định hiện hành về đất đai cần phải đổi mới để theo kịp yêu cầu thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp thương mại tư nhân. Doanh nghiệp phải được công nhận giá trị sang nhượng “Quyền sử dụng đất” thực chất là “mua bán đất đai”, công nhận giá trị tài sản trên đất mà doanh nghiệp thương mại tư nhân đầu tư để được hạch toán khấu hao tài sản cố định hằng năm và được thế chấp vay vốn tại Ngân hàng. Phát huy vai trò của trung tâm giao dịch bất động sản của thành phố.

Thị trường khoa học công nghệ: Tăng cường các hoạt động khoa học công nghệ

hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh. Tăng cường phân bố vốn nghiên cứu khoa học công nghệ cho các đề tài phục vụ doanh nghiệp thương mại tư nhân. Hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp thương mại tư nhân nghiên cứu đề tài khoa học và áp dụng các đề tài cấp thành phố vào sản xuất, khen thưởng xứng đáng những đề tài, công trình, tác phẩm có hiệu quả thiết thực. Khuyến khích hỗ trợ các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu các đề tài khoa học do doanh nghiệp thương mại tư nhân đặt hàng. Thành lập quỹ khoa học công nghệ thành phố kết hợp nguồn tín dụng ưu đãi để đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ

Thị trường lao động: Thành phố cần chú trọng đến việc khuyến khích, hỗ trợ cho

lao động đang làm việc trong doanh nghiệp thương mại tư nhân để chủ doanh nghiệp vượt qua được rào cản tâm lý cho rằng việc làm trong lĩnh vực tư nhân chỉ là giải pháp cuối cùng. Hỗ trợ doanh nghiệp thương mại tư nhân đào tạo và đào tạo lại để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Khuyến khích đào tạo nghề theo đơn đặt hàng cho doanh nghiệp (kể cả miễn phí và thu phí). Tổ chức nhiều các hội chợ việc làm trong năm để có thị trường lao động dồi dào cho doanh nghiệp thương mại tư nhân có cơ hội tiếp cận. Các trung tâm đào tạo phải đảm bảo chất lượng đào tạo để doanh nghiệp có thể sử dụng lao động với hiệu quả cao ngay khi tuyển dụng. Động viên, kiểm tra các chủ doanh nghiệp thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội với người lao động để người lao động yên tâm làm việc ở các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở thành phố Đà Nẵng ppt (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)