Về tổng mức bán hàng hoá và dịch vụ xã hội (Phụ lục 6)

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở thành phố Đà Nẵng ppt (Trang 41 - 44)

. Hoạt động kinh doanh của các hộ thương mại tư nhân phát triển với tốc độ

2.1.4.2.Về tổng mức bán hàng hoá và dịch vụ xã hội (Phụ lục 6)

2- Theo ngành kinh tế

2.1.4.2.Về tổng mức bán hàng hoá và dịch vụ xã hội (Phụ lục 6)

Năm 2005, toàn thành phố có 4.981 doanh nghiệp, với tổng số vốn đăng ký là 7.039,652 tỉ đồng, trong đó số doanh nghiệp ở lĩnh vực thương mại-dịch vụ là 3.395

doanh nghiệp, chiếm 68,15% (so với tổng số doanh nghiệp). Hình thức kinh doanh của

các doanh nghiệp này ngày càng phong phú, đa dạng, cung cấp nhiều hàng hoá không những cho thành phố Đà Nẵng và mà cả miền Trung-Tây Nguyên.

- Tổng mức bán hàng hoá và dịch vụ xã hội năm 2001, của khu vực tư nhân đạt

5.836 tỉ đồng, chiếm 30,2% so với tổng mức bán hàng hoá và dịch vụ của thành phố; năm 2002 của khu vực tư nhân đạt 6.280 tỉ đồng, chiếm 30,75 % so với tổng mức bán hàng hoá và dịch vụ của thành phố, tăng 7% so với năm 2001; năm 2003 của khu vực tư nhân đạt 8.734 tỉ đồng, chiếm 38,1% so với tổng mức bán hàng hoá và dịch vụ của thành phố, tăng 28% so với năm 2002; năm 2004 của khu vực tư nhân đạt 10.189 tỉ đồng, chiếm 38,5% so với tổng mức bán hàng hoá và dịch vụ của thành phố, tăng 13,4% so với năm 2003; năm 2005 của khu vực tư nhân đạt 16.099 tỉ đồng, chiếm 49,9% so với tổng mức bán hàng hoá và dịch vụ của thành phố, tăng 37,3% so với năm 2004.

Cùng với các thành phần kinh tế khác, hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại đã góp phần cân đối cung cầu tiền - hàng, ổn định giá cả thị

trường và cải thiện đời sống nhân dân. Trong khâu bán buôn thương mại nhà nước luôn chiếm tỉ trọng lớn, tuy nhiên vài năm gần đây thương mại ở khu vực kinh tế tư nhân có xu hướng tăng lên nhanh. Năm 2001, thương mại nhà nước chiếm 67,36%, trong khi đó thương mại ở khu vực tư nhân chiếm 30,2%; năm 2003, thương mại nhà nước chiếm 60,88%, còn thương mại ở khu vực kinh tế tư nhân chiếm 38,1%; đến năm 2005, thương mại nhà nước chiếm 48,96%, còn thương mại ở khu vực kinh tế tư

nhân chiếm 49,94%. Sự gia tăng đó là do: Một mặt, thương mại ở khu vực tư nhân đã

được tham gia vào kinh doanh những mặt hàng mà trước đây chỉ có thương mại nhà

nước được làm nhiệm vụ bán buôn như hàng cơ khí, điện tử, vật liệu xây dựng… Mặt

khác, với khả năng về tiềm lực tài chính, trình độ tổ chức kinh doanh, chính sách của

nhà nước thì thương mại ở khu vực kinh tế tư nhân đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi khi tham gia khâu bán buôn.

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội của kinh tế tư nhân cũng tăng

nhanh. Năm 2001, kinh tế tư nhân đạt 3.284 tỉ đồng, chiếm 69,94% so với tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ của thành phố; năm 2002 kinh tế tư nhân đạt 3.828 tỉ đồng, chiếm 70,7% so với tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ của thành phố, tăng 14,2% so với năm 2001; năm 2003 kinh tế tư nhân đạt 4.541 tỉ đồng, chiếm 69,5% so với tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ của thành phố, tăng 15,7% so với năm 2002; năm 2004 tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ đạt 4.765 tỉ đồng, chiếm 67,8%, tăng 4,7% so với năm 2003; năm 2005 tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ đạt 7.082 tỉ đồng, chiếm 74,1%, tăng 32,7% so với năm 2004.

Sự đóng góp của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại quyết định đến tốc

độ tăng của tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ ở thành phố Đà Nẵng. Theo giá

hiện hành, tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ của Đà Nẵng năm 2001 của kinh tế tư nhân là 3.284 tỉ đồng, chiếm 69,9% so với tổng mức hàng hoá bán lẻ của thành phố; trong khí đó khu vực kinh tế nhà nước đạt 1.318 tỉ đồng, chiếm 28%. Năm 2003, tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ của thành phố đạt 6.530 tỉ đồng, thì khu vực tư nhân đạt 4.541 tỉ đồng, chiếm 69,5%, tăng 15,7% so với năm 2002; trong khi đó khu vực kinh tế nhà nước đạt 1.841 tỉ đồng, chiếm 28,2%. Năm 2005, tổng mức lưu

chuyển hàng hoá bán lẻ của thành phố đạt 9.555 tỉ đồng, thì khu vực tư nhân đạt 7.082 tỉ đồng, chiếm 74,1%, tăng 32,7% so với năm 2004; trong khi đó khu vực kinh tế nhà nước đạt 2.260 tỉ đồng, chiếm 23,65%.Tính chung cả thời kỳ 2001-2005 tốc độ tăng bình quân hàng năm của tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ ở khu vực tư nhân là 43,1%, trong khi đó thì thương mại nhà nước tăng 34,3%.

Nhìn chung trong lĩnh vực thương mại, kinh tế tư nhân ở Đà Nẵng trong những năm qua phát triển nhanh so với các ngành khác, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này thường tập trung vào các ngành hàng buôn bán tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, đại lý mua bán ký gửi, kinh doanh vàng bạc, xe máy, ăn uống vv...đây là ngành hàng có tỉ suất lợi nhuận cao và thu hồi vốn nhanh. Một số doanh nghiệp cung cấp hàng nhu yếu phẩm như lương thực, thực phẩm, thức uống, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, xe gắn máy, ô tô có doanh thu lớn như Công ty TNHH Đà Nẵng Mễ Cốc có doanh thư 333,64 tỉ đồng, Công ty TNHH IDE, Công ty TNHH Sông Thương có doanh thu trên 14 tỉ đồng.

Các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân đã bắt đầu chú ý đến chất lượng, thương hiệu sản phẩm của mình. Điều đáng chú ý là trong lĩnh vực thương mại-dịch vụ trước đây, doanh nghiệp nhà nước nắm độc quyền trong kinh doanh xuất nhập khẩu, thì nay nhiều thương gia, nhiều doanh nghiệp tư nhân đã trở thành những công ty buôn bán lớn như Công ty TNHH Đà Nẵng Mễ Cốc (thương mại- dịch vụ), Công ty TNHH Minh Toàn (thương mại, dịch vụ, vận tải), Công ty TNHH Nhật Linh (siêu thị, bàn ghế học sinh), Công ty TNHH Tân Phát (ống nhựa), Công ty TNHH Phước Tiến (thuỷ sản)... Những công ty này có mạng lưới kinh doanh khắp địa bàn trong nước và bắt đầu có uy tín trên thị trường quốc tế như Singapore, Đài Loan, Mỹ, Bắc Âu... hình thức thâm nhập thị trường đa dạng, phong phú, mở thêm nhiều mặt hàng mới như thủ công mỹ nghệ, giầy da, may mặc... Hiện nay có 58 sản phẩm của các

doanh nghiệp được đăng ký bảo hộ

công nghiệp.

Năm 2005, Hội Doanh nghiệp trẻ thành phố đã trao tặng “Cúp vàng Đà Nẵng” và UBND thành phố tặng bằng khen cho 6 thương hiệu và 7 sản phẩm của 12 doanh nghiệp;

đồng thời có một số doanh nghiệp được nhận giải thưởng” Sao vàng Đất Việt năm 2005”, trong đó có Công ty TNHH Việt Tin, Công TNHH Minh Toàn, Công ty TNHH Nhật Linh, Công ty TNHH Tân Phát...

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở thành phố Đà Nẵng ppt (Trang 41 - 44)