. Hoạt động kinh doanh của các hộ thương mại tư nhân phát triển với tốc độ
2- Theo ngành kinh tế
3.2.1. Phải tạo môi trường kinh tế chính trị xã hội ổn định để khuyến khích các nhà đầu tư vào lĩnh vực thương mạ
các nhà đầu tư vào lĩnh vực thương mại
Môi trường kinh tế chính trị- xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh, nó tác động, chi phối đến môi trường tâm lý, môi trường luật pháp và môi trường kinh tế. Để tạo môi trường kinh tế chính trị - xã hội lành mạnh, thì Đảng và
Nhà nước phải có chính sách nhất quán, cởi mở, Nhà nước phải bảo đảm quyền lợi chính đáng cho các doanh nghiệp và người lao động.
Trước hết, đó là nhân tố đường lối, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần
của Đảng và Nhà nước phải được xác định chuẩn xác và phải được cụ thể hoá bằng chính sách cụ thể, những chính sách này phải được ổn định trong từng thời gian nhất định. Đại hội Đảng lần thứ IV đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, mở ra một bước ngoặt quyết định cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta, đó là: chuyển nền kinh tế tập trung quan
liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thịtrường
có sự quản lý của Nhà nước nhằm giải phóng và phát huy được các tiềm năng sản xuất trong xã hội. Từ đó đến nay (Đại hội X) Đảng ta đã có những bổ sung, làm rõ thêm quan niệm, một cách nhất quán, có bước tiến tích cực và chủ trương đường lối của Đảng đã được cụ thể hoá thành các văn bản pháp luật của Nhà nước, đó là cơ sở pháp lý cho sự ra đời của các doanh nghiệp ở khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời góp phần xây dựng doanh nghiệp đi đúng hướng và làm ăn có hiệu quả.
Đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của Đảng ta là nhất quán, đây chính là yếu tố có tính chất quyết định đến nội dung đổi mới kinh tế ở nước ta. Chính sách kinh tế nhiều thành phần là một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế -xã hội, là quan điểm chính trị của Đảng trong việc xây dựng phát triển kinh tế nhằm tạo ra cái “cốt vật chất” cho CNXH ở Việt Nam. Thủ tướng Võ Văn Kiệt, đa từng khẳng định “ Chính sách kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước ta sẽ trở thành một yếu tố phục vụ đắc lực cho chiến lược đuổi bắt để rút ngắn khoảng cách tụt hậu”. Đường lối này phải được cụ thể hoá bằng hàng loạt các chính sách cụ thể, đồng bộ, đặc biệt là chính sách với kinh tế tư nhân
Trong những năm qua, khu vực kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại của Việt Nam có vai trò quan trọng không thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN ở nước ta, nó đã góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm mới, tăng thu nhập cho người lao động, tăng ngân sách Nhà nước và vươn lên trưởng thành, đóng góp trên 30% GDP. Cần bổ xung hoàn thiện chính sách đối với kinh tế tư nhân nói chung và bộ phận kinh tế này nói riêng.
Thứ hai, Đảng và Nhà nước ta rất chú ý tạo ra sự ổn định về các mặt chính trị, xã
hội, kinh tế để tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Đó là, chúng ta đảm bảo đường lối lãnh đạo trước sau như một của Đảng ta theo mục tiêu xây dựng nước ta trở thành một nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Việt Nam là bạn với tất cả các quốc gia, tôn trọng độc lập chủ quyền và quan hệ hai bên cùng có lợi. Từ đó chúng ta đẩy mạnh qua trình hội nhập, tôn trọng các quy định luật pháp và thông lệ quốc tế của các tổ chức kinh tế quốc tế (WO, ASEM, APEC). Đó là chúng ta hoàn chỉnh hệ thống đường lối chính sách pháp luật kinh tế cụ thể, rõ ràng để các đối tác thuận lợi khi vào đầu tư, đặc biệt đáng chú ý là đánh giá đúng và có nhiều quy định cụ thể cho kinh tế tư nhân phát triển.
Trong thời gian tới cần tăng cường thêm các biện pháp sau: