Phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở Đà Nẵng phải đặt trong môi trường cạnh tranh lành mạnh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở thành phố Đà Nẵng ppt (Trang 53 - 54)

. Hoạt động kinh doanh của các hộ thương mại tư nhân phát triển với tốc độ

3.1.2.Phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở Đà Nẵng phải đặt trong môi trường cạnh tranh lành mạnh

2- Theo ngành kinh tế

3.1.2.Phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở Đà Nẵng phải đặt trong môi trường cạnh tranh lành mạnh

đặt trong môi trường cạnh tranh lành mạnh

Quan điểm của đảng ta là kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại cùng với kinh tế nhà nước và các thành phần kinh tế khác phát triển lâu dài, quan hệ bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế tư nhân liên kết, liên doanh ngày càng sâu rộng với kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể.

Nhà nước chủ trương không phân biệt đối xử đối với các chủ thể kinh tế thương mại thuộc các thành phần kinh tế. Xoá bỏ sự phân biệt đối xử, tạo sự bình đẳng giữa thành phần kinh tế trong lĩnh vực thương mại, để phát huy được sức mạnh của các thành phần kinh tế, nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển và phục vụ tốt đời sống nhân dân là yêu cầu của việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo pháp luật; khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và định hướng sự phát triển của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại theo pháp luật, cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh

tế khác. Đồng thời quản lý được những hoạt động đó, đảm bảo giữ vững những cân đối

lớn của nền kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế, chính trị, xã hội. Nhà nước định hướng, dẫn dắt kinh tế tư nhân theo chiến lược, quy hoạch phát triển chung của nền kinh tế; thừa nhận và bảo hộ quyền sở hữu tư nhân và quyền sở hữu tài sản; tạo môi trường pháp lý và chính sách ổn định, nhất quán, thông thoáng, nghiêm minh, bình đẳng, phù hợp với nhiều trình độ, không phân biệt thành phần kinh tế, để công dân phát huy tự chủ, sáng tạo, thực hiện quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, yên tâm đầu tư lâu dài, hợp tác và cạnh tranh, thu hút được nhiều nguồn nhân lực để phát triển.

Hệ thống luật pháp, các chính sách và các ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước được quy định chung cho mọi thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân, tạo được sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong thụ hưởng các ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước. Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi hoặc hỗ trợ đầu tư cần thiết, không phân biệt thành phần kinh tế. Những chính sách này phải thích hợp với trình độ chung của nền kinh tế, chú trọng tạo điều kiện, hỗ trợ phát triển đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Cụ thể hơn, Nhà nước phải đảm bảo sự bình đẳng cho các chủ thể kinh tế thuộc các thành phần kinh tế trong lĩnh vực thương mại tiếp cận, sử dụng các nguồn lực kinh tế của đất nước như vốn, đất đai, và các tài sản khác theo luật định. Sử dụng các nguồn thông tin thị trường, cũng như hoạt động xúc tiến thương mại trên phạm vi quốc gia, quốc tế và có nghĩa vụ đóng góp ngân sách Nhà nước các khoản phảI trả khi sử dụng, khai thác các nguồn lực đó. Đồng thời cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế trong lĩnh vực thương mại trên thị trường.

Nhà nước cần tháo gỡ những khó khăn vướng mắc để kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại có điều kiện thuận lợi về môi trường pháp lý, tâm lý xã hội mà yên tâm đầu tư phát triển kinh doanh, yên tâm về những tài sản được làm giàu hợp pháp của mình. Mặt khác, thành phố cần phải định hướng và quản lý sự phát triển của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại theo nguyên tắc tự nguyện với các hình thức liên kết, hợp tác để tiến tới hình thành các tập đoàn thương mại mạnh, đủ sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở thành phố Đà Nẵng ppt (Trang 53 - 54)