Hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo môi trường tâm lý xã hội thuận lợi cho kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại phát triển

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở thành phố Đà Nẵng ppt (Trang 60 - 64)

. Trừng trị nghiêm khắc những cán bộ trong bộ máy Nhà nước gây phiền nhiễu,

3.2.3.Hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo môi trường tâm lý xã hội thuận lợi cho kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại phát triển

cho kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại phát triển

Hoàn thiện môi trường pháp lý:

Hệ thống pháp luật là công cụ quản lý quan trọng của Nhà nước trong nền kinh tế quốc dân. Nó tạo ra khuôn khổ pháp lý để các chủ thể kinh tế hoạt động an toàn và cũng để họ tự điều chỉnh hành vi của mình trong hành lang pháp lý nhằm giảm thiểu những sự thua thiệt trong hoạt động kinh doanh.

ở nước ta hiện nay, hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, còn thiếu nhiều văn bản pháp luật như luật cạnh tranh, luật chống độc quyền, luật về hoạt động quảng cáo... Môi trường pháp luật chưa ổn định, sự thay đổi thường xuyên của các chính sách gây khó khăn cho doanh nghiệp khi lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp có sự thay đổi cần phải có thông tin kịp thời cho doanh nghiệp để họ có thể thay đổi cho phù hợp, mọi sự thay đổi cần thiết phải theo xu hướng thuận lợi hơn, tốt hơn và không gây bị động cho người kinh doanh, xây dựng luật cần theo hướng đủ, cụ thể để thực hiện thống nhất. Nhà nước cần rà soát lại để có sự thống nhất giữa luật và các văn bản dưới luật nhằm tạo môi trường pháp lý ổn định, minh bạch, tránh sự chồng chéo, cản trở giữa các văn bản, cần quy định cụ thể các ngành nghề phải có giấy phép, các ngành nghề kinh doanh có điều kiện để doanh nghiệp và người dân dễ thực hiện; đồng thời cần cụ thể hoá các văn bản pháp luật của Chính phủ có liên quan đến hoạt động thương mại nói chung trong đó có thương mại tư nhân.

Hàng năm các doanh nghiệp lớn cần được kiểm toán, cần thống nhất phối hợp giữa các cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước có chương trình thanh tra, kiểm tra định kỳ đối với doanh nghiệp và thông báo trước cho doanh nghiệp. Cơ quan bảo vệ pháp luật chỉ kiểm tra, thanh tra khi doanh nghiệp đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Các cơ quan thanh tra, kiểm tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra, thanh tra và phải bồi thường thiệt hại về những tổn thất gây ra cho cơ sở (nếu có).

Nhà nước cần tạo lòng tin vững chắc và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp ở khu vực tư nhân bỏ vốn ra kinh doanh, các doanh nghiệp làm ăn hợp pháp cần được khuyến khích và bảo hộ bằng pháp luật, chính sách, cơ chế. Họ phải được thật sự bình đẳng trong kinh doanh trước pháp luật và được tôn trọng trong xã hội.

Một thực tế ở nước ta là các cơ quan quyết định cấp giấy phép thành lập, cấp giấy phép kinh doanh lại không nắm vững tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Các quy định, thủ tục như cấp đất, xuất nhập khẩu, vay vốn ngân hàng, kinh doanh có điều kiện... cũng cần giảm bớt tối đa những phiền hà cho doanh nghiệp muốn sản xuất kinh doanh,

tạo sự đễ dàng, thuận lợi cho các doanh nghiệp có nguyện vọng và có đủ điều kiện sản xuất kinh doanh.

Thành phố cần chủ động thay mặt khối doanh nghiệp giải quyết các vướng mắc không rõ ràng về văn bản pháp luật nhất là trong lĩnh vực thương mại tư nhân. Thực tế cho thấy, những tỉnh-thành thực sự thành công là các tỉnh –thành cùng hợp tác với doanh nghiệp tìm ra giải pháp trong một môi trường pháp lý chưa thực sự rõ ràng, khi các văn bản pháp lý còn mập mờ, điều mà rất phổ biến ở Việt Nam và chưa thể khắc phục được một cách nhanh chóng. Điều này hoàn toàn khác với thái độ thụ động buộc doanh nghiệp phải chờ văn bản hướng dẫn từ Trung ương, vốn vẫn diễn ra hàng ngày ở không ít các địa phương của ta. Thái độ thụ động trong một môi trường pháp lý thiếu chặt chẽ đã gây cho doanh nghiệp rất nhiều tốn kém về thời gian, tiền bạc và cơ hội kinh doanh. Chính quyền địa phương là cơ quan thi hành luật, nếu không thực hiện đúng tư tưởng của luật sẽ vô tình hay hữu ý tạo ra những rào cản làm nản chí không ít các nhà doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Môi trường tâm lý xã hội: Để xây dựng môi trường tâm lý thuận lợi cho phát triển

kinh tế tư nhân, cần chú ý các vấn đề sau đây:

- Nhà nước cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền toàn xã hội về vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế trên mặt trận lưu thông hàng hoá, giáo dục cho mọi người dân hiểu được thương mại Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, cùng với kinh tế thương mại tư nhân và các thành phần kinh tế khác là những bộ phận quan trọng trong cấu thành ngành thương mại Việt Nam, để tạo môi trường tâm lý xã hội thuận lợi, hình thành thái độ đối xử bình đẳng của xã hội đối với các thành phần kinh tế. Nhà nước cần phải tuyên truyền trong dân để họ hiểu được đúng đắn về vị trí, vai trò của khu vực tư nhân góp phần tạo cho họ có một cái nhìn đúng đắn hơn về khu vực kinh tế này. Để thực hiện được như vậy trước hết cần phải: + xoá bỏ những kỳ thị, những phân biệt đối xử với khu vực tư nhân để nó thực sự phát triển theo đúng tiềm năng vốn có; + tuyên truyền cho mọi người thấy vai trò của doanh nhân, phải hiểu được bản chất của những doanh nhân trong cơ chế thị trường. Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp chưa thực sự có một tầng lớp doanh nhân theo đúng nghĩa, nên những doanh nhân thuộc khu vực tư nhân bị coi là bóc lột

giống như tư bản và cần phải xoá bỏ. Trong cơ chế thị trường, vai trò của doanh nhân rất quan trọng. Họ là những người bỏ vốn, thuê lao động, sử dụng các yếu tố sản xuất để tiến hành sản xuất nhằm tạo ra lợi nhuận lớn nhất, đóng góp ngân sách và tự chịu mọi rủi ro. Do vậy, doanh nhân là những chiến sĩ xung kích trên mặt trận kinh tế, họ cần phải được tôn trọng và phải có chính sách tạo điều kiện cho họ phát triển sản xuất kinh doanh.

- Nhà nước cần có sự thống nhất trong nhận thức về tiêu chuẩn, cụ thể hoá các quy định của Đảng để áp áp dụng trong thực tế, chẳng hạn thế nào là bóc lột, thế nào là doanh nghiệp được coi là tư bản tư nhân... Đồng thời có hình thức tôn vinh những người biết làm giàu một cách chính đáng, làm giàu cho bản thân mình và cho xã hội, nhất là những người sản xuất giỏi, có nhiều sáng kiến, nhiều kinh nghiệm và có nhiều đóng góp cho xã hội.

Để làm việc này, thành phố cũng cần xây dựng quy chế thường xuyên, định kỳ tuyên dương khen thưởng công bằng đối với những doanh nhân, người lao động giỏi trong khu vực kinh tế tư nhân đã có nhiều đóng góp cho thành phố; xây dựng tiêu chí khen thưởng, tôn vinh những doanh nhân làm ăn giỏi.

- Chú trọng xây dựng tổ chức Đảng và tổ chức Đoàn, đẩy mạnh công tác kết nạp đảng viên, Đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đoàn viên Công đoàn trong các doanh nghiệp ở khu vực kinh tế tư nhân, để cho mọi người nhận thức rằng người lao động dù làm việc ở loại hình doanh nghiệp nào nếu phấn đấu tốt, có nhiều cống hiến cho xã hội, phẩm chất đạo đức tốt đều được đánh giá như nhau, tạo tâm lý phấn khởi và gắn bó với doanh nghiệp của người lao động, từ đó tạo thuận lợi cho việc thu hút lao động để phát triển doanh nghiệp ở khu vực kinh tế tư nhân.

Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh - đối xử bình đẳng:

Các chủ trương, cơ chế chính sách giải pháp của thành phố phải đáp ứng yêu cầu:

đảm bảo các doanh nghiệp thương mại tư nhân được đối xử bình đẳng trong đầu tư, tín

dụng, thuê đất, xây dựng giải pháp thị trường, định giá tài sản, đánh giá tín nhiệm. Định kỳ tổ chức, đối thoại giữa doanh nghiệp với cơ quan chức năng theo các chủ đề vướng mắc. Các cơ chế chính sách của thành phố trước khi ban hành cần tham khảo ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp thông qua các hiệp hội, câu lạc bộ.. khi đã ban hành cần phải tổ

chức phổ biến rộng rãi và hướng dẫn thi hành đến các cấp, các ngành, các hiệp hội và doanh nghiệp.

Sửa đổi bổ sung các cơ chế chính sách ưu đãi giữa doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài theo hướng: các doanh nghiệp đều bình đẳng và nếu doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực, ngành nghề, khu vực khuyến khích đều được hưởng quyền lợi như nhau, đảm bảo cho doanh nghiệp thương mại tư nhân được đối xử bình đẳng và cạnh tranh công bằng, lành mạnh.

Tăng cường hiệu quả và tính minh bạch đối với các dịch vụ hành chính, giảm chi phí các dịch vụ công ích, thực thi pháp luật công bằng và nghiêm minh trên địa bàn thành phố, bãi bỏ các quy định không bình đẳng, hạn chế hoặc gây khó khăn cho hoạt động của

doanh nghiệp thương mại tư nhân.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở thành phố Đà Nẵng ppt (Trang 60 - 64)