Hoàn thiện về mặt thẩm định dòng tiền ròng của dự án

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay vốn tại NHNo & PTNT Hà Nội (Trang 65 - 67)

- Trả lãi: hàng tháng

3.2.1.3-Hoàn thiện về mặt thẩm định dòng tiền ròng của dự án

b. Nguyên nhân khách quan

3.2.1.3-Hoàn thiện về mặt thẩm định dòng tiền ròng của dự án

Dòng tiền ròng của dự án là cơ sở để cả ngân hàng và chủ dự xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án. Vì vậy, khi tiến hành thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay, ngân hàng cần xác định chính xác dòng tiền ròng hàng năm của dự án và phải đảm bảo tính nhất quán của các chỉ tiêu đặc biệt là khấu hao tài sản cố định, phần nợ vay và vốn lưu động của dự án. Căn cứ vào cách tính dòng tiền ròng hàng năm của dự án, ngân hàng cần xác định lại chính xác các chỉ tiêu sau:

Vốn lưu động ròng

Trong cơ cấu tổng vốn đầu tư vào dự án bao gồm vón lưu động và vốn cố định ( đã có vốn dự phòng), tại thời điểm bỏ vốn đầu tư, Ngân hàng cần xác định dòng tiền chi ra của dự án là tổng vốn vay và vốn chủ sở hữu để hình thành nên dự án. Trong dòng thu, các khoản thu hồi qua khấu hao và giá trị thanh lý ( sau thuế) của tài sản cố định ở các thời điểm cuối của dự án, vốn lưu động được sử dụng quay vòng qua các năm và được thu hồi lại bằng vốn lưu động ròng khi dự án kết thúc. Sự thay đổi nhu cầu vốn lưu động ròng hàng năm là xuất hiện dòng tiền hàng năm của dự án. Nếu nhu cầu vốn lưu động ròng tăng thì xuất dòng tiền ra, ngược lại nếu nhu cầu vốn lưu động ròng giảm thì xuất hiện dòng tiền vào trong các năm hoạt động của dự án.

Chi phí khấu hao

Theo phương pháp gián tiếp, khi xác định thu nhập ròng đã trừ đi khoản chi phí khấu hao nên khi điều chỉnh cần cộng lại chi phí khấu hao vào dòng tiền ròng. Nếu chúng ta không cộng chi phí khấu hao vào dòng tiền ròng thì chúng ta đã trừ hai lần khoản chi cho tài sản cố định. Khi dự án kết thúc giá trị còn lại của tài sản cố định được thu hồi và coi là dòng tiền vào của năm kết thúc dự án.

Phần lãi vay

Phần lãi vay được coi là khoản thu nhập của nhà tài trợ ( tức Ngân hàng, các tổ chức tín dụng) cho khoản đầu tư vào dự án nên dòng tiền ròng của dự án bao gồm cả phần lãi vay của vốn đầu tư vào tài sản cố định và phần lãi vay của vốn đầu tư vào tài sản lưu động hàng năm của dự án.

3.2.1.4-Hoàn thiện về mặt thẩm định lãi suất chiết khấu

Lãi suất chiết khâu là yếu tố quyết định tính chính xác của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án: NPV, IRR, PI, PP,…Vì vậy, Ngân hàng cần xác định một mức lãi suất chiết khấu hợp lý cho từng dự án. Với một dự án đầu tư có thể có nhiều nguồn huy động vốn khác nhau nên việc áp dụng một tỷ lệ lãi suất chiết khấu hợp lý sẽ đánh giá được tổng chi phí cơ hội của tất cả các nguồn vốn.

Trong điều kiện hiện nay, ngân hàng nên xác định tỷ lệ lãi suất chiết khấu hợp lý dựa trên lãi suẩ cho vay trung và dài hạn của NHNo & PTNT Hà Nội và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sao cho dự án cần bảo đảm: bù đắp được rủi ro của dự án, phản ánh được chi phí sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng vốn của dự án và tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực đầu tư của dự án,…Do vậy, việc xác định hệ số chiết khấu phải đảm bảo nguyên tắc:

- Hệ số chiết khấu không thể thấp hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng vào thời điểm tính toán vì đây là chi phí cơ hội thấp nhất trong sử dụng vốn.

- Tùy theo mức độ lạm phát và thực trạng của nền kinh tế, nếu dự đoán mức độ lạm phát của nền kinh tế sẽ tăng thì tăng hệ số chiết khấu và ngược lại.

- Tùy theo mức độ thu hồi vốn của những tài sản đầu tư, nếu mức độ thu hồi vốn cao thì hệ số chiết khấu thấp và ngược lại

Do vậy, để nâng cao mức độ chính xác của lãi suất chiết khấu thì khi thẩm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay vốn tại NHNo & PTNT Hà Nội (Trang 65 - 67)