Những hạn chế và nguyên nhân 1.Hạn chế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay vốn tại NHNo & PTNT Hà Nội (Trang 56 - 57)

- Trả lãi: hàng tháng

2.3.2.Những hạn chế và nguyên nhân 1.Hạn chế

2.3.2.1.Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư trong cho vay tại NHNo & PTNT Hà Nội vẫn còn một số những hạn chế cần phải được nhìn nhận một cách khách quan để từng bước hoàn thiện, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay theo dự án.

Về quy trình thẩm định tài chính dự án

Cho đến nay, quy trình thẩm định của NHNo&PTNT Hà Nội đã được quy định tương đối rõ ràng, đầy đủ về nội dung, trình tự công việc. Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện vẫn chưa được vân dụng một cách nghiêm túc và đầy đủ trình tự của quy trình thẩm định tài chính dự án, chưa thống nhất trong toàn hệ thống dẫn đến các số liệu đưa vào tính toán còn không thống nhất gây khó khăn cho Ngân hàng khi tiến hành tái thẩm định dự án.

Về phương pháp thẩm định tài chính dự án

Các phương pháp thẩm định được áp dụng chưa phong phú, chủ yếu vận dụng phương pháp phân tích giản đơn trong thẩm định tài chính dự án đầu tư.

Đối với phương pháp chiết khấu, các chỉ tiêu thường được áp dụng là NPV, IRR, thời gian hoàn vốn và một số dự án có tiến hành đánh giá độ nhạy một chiều. Rất ít dự án được đánh giá độ nhạy nhiều chiều hay phân tích tình huống hoặc có những dự án phức tạp, hiệu quả tài chính chịu ảnh hưởng của

rất nhiều yếu tố có khả năng biến động lớn nhưng chỉ đánh giá độ nhạy với mức biến động thấp hơn nhiều so với khả năng có thể xảy ra

Về nội dung thẩm định tài chính dự án

Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án tính toán còn chưa chính xác

+ Tổng mức đầu tư tính toán chưa đầy đủ: Nhiều dự án trong quá trình thẩm

định tổng vốn đầu tư đã không tính đến nhu cầu vốn lưu động ban đầu, vốn đầu tư bổ sung, nâng cấp máy móc thiết bị trong quá trình vận hành dự án trong thời gian vận hành của chúng ngắn hơn vòng đời của dự án để đảm bảo vào những năm cuối vòng đời của dự án có thể vận hành với công suất dự kiến

+ Một số chi phí bị bỏ sót: Do việc tính toán trong mức đầu tư không đầy đủ dẫn đến bỏ sót một phần chi phí khấu hao TSCĐ được đầu tư nâng cấp những năm cuối của dự án. Do đó, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án bị biến dạng thiếu chính xác.

+ Về tỷ lệ chiết khấu của dự án: Tỷ lệ chiết khấu, thể hiện mức lợi nhuận

trung bình tối thiểu mà Ngân hàng và doanh nghiệp kỳ vọng nhận được khi thực hiện dự án. Từ phía chủ doanh nghiệp, tỷ lệ chiết khấu được sử dụng khi thẩm định dự án là chi phí vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, từ phía ngân hàng chỉ tiêu chi phí vốn bình quân thường được sử dụng làm tỷ lệ chiết khấu. Tại NHNo & PTNT Hà Nội, việc xác định tỷ lệ chiết khấu của dự án còn mang tính chủ quan, thường chỉ đưa ra một con số mà thuyết minh cơ sở xác định. Điều này ảnh hưởng đến các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của dự án, kéo theo đó, ảnh hưởng đến các quyết định về mức cho vay, định kỳ hạn nợ…, từ đó làm phát sinh các rủi ro trong đầu tư.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay vốn tại NHNo & PTNT Hà Nội (Trang 56 - 57)