Đẩy mạnh và thực hiện tốt việc chuyển đổi sở hữu theo hình thức cổ phần hóa doanh nghiệpn nhà nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Các giải pháp thúc đẩy quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước để nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Quảng Bình hiện nay doc (Trang 82 - 84)

- Những khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách

3.3.5. Đẩy mạnh và thực hiện tốt việc chuyển đổi sở hữu theo hình thức cổ phần hóa doanh nghiệpn nhà nước

hóa doanh nghiệpn nhà nước

Trên cơ sở phân tích những thuận lợi, khó khăn, trong quá trình thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của tỉnh những năm qua, các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Bình thời gian tới, cụ thể là:

- Cần có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước thuộc diện Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn thực hiện cổ phần hóa. Trong cổ phần hóa cho phép thực hiện linh hoạt, đa dạng các hình thức bán cổ phiếu để thực sự thu hút vốn của các cá nhân, tổ chức ngoài doanh nghiệp nhằm tăng thêm nguồn lực phát triển cho doanh nghiệp, nếu thời gian đầu chưa thu hút được nhiều người mua cổ phiếu thì nhà nước có thể giữ lại một số cổ phần nhất định và phát hành tiếp khi có đủ điều kiện; tỉnh cũng cần phải có chính sách ưu đãi cụ thể, đồng thời chỉ đạo các Sở, ban ngành quan tâm tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.

- Cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, cụ thể là:

+ Mở rộng đối tượng cổ phần hóa bao gồm cả các doanh nghiệp có quy mô lớn và các nông lâm, trường quốc doanh; thu hẹp đối tượng nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối theo hướng không căn cứ vào quy mô vốn mà căn cứ vào tính chất ngành nghề kinh doanh hoặc vị trí của doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế của vùng, lãnh thổ. Nhà nước chỉ công bố các danh mục các doanh nghiệp cần nắm giữ 100% vốn còn lại thực hiện đa dạng hóa sở hữu bằng nhiều hình thức khác nhau theo lộ trình.

+ Bổ sung giá trị hữu hình và vô hình, giá trị quyền sử dụng đất và giá trị vườn cây, rừng trồng vào giá trị doanh nghiệp để thực hiện việc bán cổ phần.

+ Đổi mới phương thức bán cổ phiếu theo hướng: xóa bỏ quy định doanh nghiệp trực tiếp bán cổ phiếu, chuyển việc bán cổ phiếu cho một tổ chức tài chính trung gian, việc thực hiện bán cổ phiếu phải thực hiện qua hình thức đấu thầu để bảo đảm giá trị thực của doanh

nghiệp; xóa bỏ việc bán cổ phiếu ưu đãi theo giá sàn qua cơ chế hội đồng định giá. Người lao động được dành 30% số cổ phiếu bán ra để mua với giá ưu đãi (nhỏ hơn hoặc bằng 50% giá giao dịch) và bỏ quy định sau 3 năm mới được bán ra.

+ Nên có cơ chế ưu tiên đối với lao động trẻ, nhất là những người đã qua đào tạo khi tham gia lao động được mua một số lượng cổ phần nhất định với giá giá bán ưu đãi nhằm khuyến khích, thu hút ngày càng nhiều đội ngũ tri thức trẻ vào làm việc trong các công ty cổ phần.

- Cần đổi mới hai vấn đề ảnh hưởng trực tiếp làm cho quá trình cổ phần hóa trong thời gian vừa qua diễn ra chậm đó là quy trình cổ phần hóa và phương pháp định giá doanh nghiệp cổ phần hóa:

+ Cải tiến cổ phần hóa quy trình cổ phần hóa sao cho bớt hình thức nhưng vẫn giữ được vai trò kiểm soát của Nhà nước. Trong việc cụ thể hóa các công đoạn để tổ chức thực hiện cần căn cứ vào tình hình thực tế của từng doanh nghiệp của tỉnh, không nhất thiết phải qua tất cả các công đoạn, nhưng phải đảm bảo tính chặt chẽ.

+ Cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung, cải tiến phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần theo hướng đảm bảo nhanh, gọn, bảo toàn được tài sản, tiền vốn của nhà nước. Tiến đến quy định cụ thể các phương thức đánh giá doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế. Sử dụng các dịch vụ đánh giá thay thế việc đánh giá của các cơ quan quan chức năng nhà nước nhằm xác định chính xác, khách quan giá trị doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hóa.

- Hình thành bộ máy chuyên trách thực hiện công tác cổ phần hóa doanh nghiệp ở tỉnh.

+ Trên cơ sở hoạt động của Ban đổi mới, phát triển doanh nghiệp và tổ chuyên viên giúp việc tỉnh. Tỉnh nên có kiến nghị với Ban đổi mới doanh nghiệp Trung ương để xin hình thành riêng một bộ phận công tác chuyên trách trực thuộc ủy ban nhân dân tỉnh chuyên thực hiện các công việc, nhiệm vụ có liên quan đến công tác sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh trong đó bao hàm cả công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

+ Cần sớm hình thành các cơ quan tư vấn với những chuyên gia giỏi về cổ phần hóa để tư vấn giúp đỡ các doanh nghiệp thực hiện tốt tất cả các công đoạn trong tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

- Xây dựng kế hoạch tổng thể về cổ phần hóa trên địa bàn tỉnh.

Cần tiến hành cổ phần hóa có trọng tâm, trọng điểm, xác định đối tượng và trình tự tiến hành cổ phần hóa. Nội dung chương trình bao gồm:

+ Xác định số doanh nghiệp mà nhà nước cần nắm giữ 100% vốn, số doanh nghiệp cần chuyển đổi sang hình thức sở hữu khác.

+ Xác định tổng số doanh nghiệp cần tiến hành cổ phần của từng ngành, lĩnh vực, trong đó, số doanh nghiệp cổ phần mà Nhà nước cần nắm cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt…

+ Xây dựng lộ trình cổ phần hóa cho từng ngành, lĩnh vực và từng giai đoạn cụ thể.

- Quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước trong và sau cổ phần.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Các giải pháp thúc đẩy quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước để nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Quảng Bình hiện nay doc (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)