Kinh nghiệm cải cách, đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Malaysia

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Các giải pháp thúc đẩy quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước để nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Quảng Bình hiện nay doc (Trang 60 - 63)

- Những khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách

2.4.4. Kinh nghiệm cải cách, đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Malaysia

Từ năm 1987, trong chính sách kinh tế mới của Malaysia nhiệm vụ cải cách doanh nghiệp nhà nước đã được đặt ra, trong đó Chính phủ chủ trương thu hẹp một phần sở hữu nhà nước bằng việc không chỉ bán các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, mà còn bán một số các doanh nghiệp nhà nước hoạt động không có lãi.

Bắt đầu từ năm 1990, đã có 24 doanh nghiệp nhà nước được bán hoặc chuyển thành công ty hợp doanh, trong số 13 doanh nghiệp thương mại, 4 doanh nghiệp vận tải và thông tin liên lạc, 2 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Một phần doanh nghiệp nhà nước còn lại được cho thuê hoặc thực hiện chế độ hợp đồng quản lý.

Quá trình tư nhân hóa ở Malaysia được tiến hành theo hai bước. Trong bước một các doanh nghiệp nhà nước trước khi bán được cơ cấu, tổ chức lại nhằm tăng thêm sự hấp

dẫn đối với người mua. Trong bước tiếp theo các doanh nghiệp nhà nước được tiến hành tư nhân hóa theo một khuôn khổ thống nhất. Đặc biệt, Chính phủ Malaysia không tự chọn những doanh nghiệp nhà nước để tư nhân hóa mà kêu gọi các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân chủ động đưa ra đề nghị tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước. Việc Chính phủ chấp nhận tư nhân hóa hay không được xem xét trên cơ sở các đề nghị này phải bảo đảm đưa lại lợi nhuận, tiếp tục thực hiện các mục tiêu xã hội, không tổn hại đến lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp và phù hợp với những yêu cầu của chính sách mới.

Để đảm bảo quyền kiểm soát nhất định của Chính phủ đối với doanh nghiệp nhà nước đã tư nhân hóa, Chính phủ thường nắm các "cổ phần vàng" cho phép người nắm giữ chúng có quyền phủ quyết trong các quyết định có liên quan đến thay đổi phương hướng, chính sách của doanh nghiệp, Chính phủ cũng quy định: ngoài Chính phủ, không có một cổ đông nào được nắm giữ hơn 10% số cổ phiếu của doanh nghiệp nhà nước đã tư nhân hóa.

Từ thực tiễn chuyển đổi và đa dạng hóa sở hữu doanh nghiệp nhà nước trong các nước có nền kinh tế chuyển đổi từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường và các nước trong khu vực, các bài học có thể rút ra ở đây là:

Một là, chủ trương chuyển đổi và đa dạng hóa sở hữu doanh nghiệp nhà nước là

thống nhất ở các quốc gia. Tuy bước đi, cách thức tiến hành ở từng nước có sự khác biệt nhất định, song mục đích đều nhằm khắc phục tình trạng kinh doanh kém hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước và làm cho nó thích nghi tốt hơn với điều kiện kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.

Hai là, hình thức đa dạng hóa và chuyển đổi sở hữu trong các nước rất đa dạng.

Tuy nhiên tùy các điều kiện cụ thể mà mỗi nước lựa chọn cho mình hình thức chuyển đổi nào là cơ bản, phù hợp nhất.

Ba là, quá trình cải cách, chuyển đổi hình thức sở hữu ở các nước luôn gắn liền

với quá trình cải cách hành chính, cải cách cơ chế, chính sách theo hướng xóa bỏ bao cấp với doanh nghiệp nhà nước, song cũng đồng thời chú trọng giải quyết các vấn đề việc làm và thu nhập của người lao động.

Bốn là, phải có đề án và lộ trình cải cách, đổi mới cụ thể cho từng giai đoạn với

mục tiêu và biện pháp phù hợp; đồng thời phải có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ.

Chương 3

Phương hướng và giải pháp thúc đẩy

quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước

để góp phần nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước ở quảng Bình trong thời gian tới

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Các giải pháp thúc đẩy quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước để nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Quảng Bình hiện nay doc (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)