Giải quyết, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhà nước của tỉnh nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện giao, bán, khoán kinh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Các giải pháp thúc đẩy quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước để nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Quảng Bình hiện nay doc (Trang 78 - 82)

- Những khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách

3.3.4. Giải quyết, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhà nước của tỉnh nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện giao, bán, khoán kinh

nghiệp nhà nước của tỉnh nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện giao, bán, khoán kinh doanh và cho thuê doanh nghiệp nhà nước

Nhằm đẩy mạnh quá trình đổi mới và tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Bình, thực hiện chuyển một bộ các doanh nghiệp nhà nước thành các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác qua giao, bán, khoán kinh doanh và cho thuê doanh nghiệp nhà nước, cần chú trọng thực hiện một số biện pháp cụ thể sau đây:

- Cần xác định rõ, tách và xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn đọng của doanh nghiệp trước khi tiến hành giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp.

Xử lý các khoản nợ, đặc biệt là nợ tồn đọng chính là một lúng túng lớn đối với quá trình bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Bình. Lý do là các cá nhân, tổ

chức mua, nhận khoán hoặc nhân thuê lại doanh nghiệp không bao giờ chịu nhận trang trải các khoản nợ mà trước đây doanh nghiệp đã gây ra. Nhìn chung, đây cũng là điều hợp lý, tuy nhiên, các khoản nợ mà doanh nghiệp nhà nước đang gánh chịu cũng phải được xử lý theo hướng trả nợ dứt điểm. Để làm điều này, trước hết, các cơ quan chủ quản của các doanh nghiệp nhà nước thuộc diện bán, khoán kinh doanh hoặc cho thuê ở tỉnh phải khắc phục quan niệm lấy đây làm con đường "thoát nợ" đối với các doanh nghiệp yếu kém nhằm lẩn tránh các khoản nợ phải trả. Những bước sau đây cần triển khai trước khi bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp ở Quảng Bình là:

+ Trước tiên, cần tính toán lại toàn bộ các khoản nợ đã phát sinh, trách nhiệm thanh toán đối với mỗi khoản, bao gồm cả nợ gốc và lãi phát sinh, trên cơ sở này, xác định thứ tự ưu tiên thanh toán các khoản.

+ Cân đối các khoản nợ đã được xác định trên đây với tài sản và khả năng thanh toán hiện tại của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp hoàn toàn không có tài sản để thanh toán các khoản nợ, cần làm thủ tục phá sản chứ không thể xếp vào loại bán, khoán hoặc cho thuê. Trong trường hợp doanh nghiệp có tài sản nhưng không thể trả nợ do vốn bị đơn vị khác chiếm dụng, có thể xử lý theo theo hai cách cơ bản (hoặc kết hợp cả hai): Một là,

đàm phán với cá nhân, tổ chức nhận mua, khoán, nhận thuê để họ nhận cả các khoản nợ phải trả và nợ phải thu trên cơ sở có kế hoạch thanh toán rõ ràng và có sự cam kết của các

bên có liên quan đến các khoản nợ của doanh nghiệp. Hai là, cơ quan quản lý nhà nước

được ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền đứng ra thu hồi các khoản nợ cũ và thanh toán trả các khoản phải trả chủ nợ cũ.

Đối với nợ thuế: Để quá trình giao, bán, khoán kinh doanh và cho thuê doanh nghiệp được thuận lợi, nhanh chóng, Nhà nước nên phân cấp cho các ủy ban nhân tỉnh nói chung và ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình nói riêng được quyết định xóa nợ tồn động ngân sách với giá trị dưới 500 triệu đồng.

- Cần có chính sách hỗ trợ kinh phí trong quá trình thực hiện việc bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước.

Sau khi bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước, ngân sách sẽ nhận được tiền do các hoạt động này. Tuy nhiên, các hoạt động liên quan đến bán, khoán, cho thuê doanh

nghiệp lại làm phát sinh những chi phí nhất định (chi phí đánh giá lại doanh nghiệp, chi phí khắc phục những sự cố, sửa chữa những hỏng hóc, những khoản đầu tư nhỏ để khôi phục lại trạng thái hoạt động của doanh nghiệp trước khi bán, khoán, cho thuê…). Đối với doanh nghiệp được cổ phần hóa, những kinh phí này đã có nguồn để trang trải. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp được giao, bán, khoán, cho thuê thì không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ kinh phí để tiến hành các hoạt động này, nên hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ ở Quảng Bình thực hiện việc chuyển đổi rơi vào tình trạng bế tắc hoặc chỉ có thể thực hiện một cách chậm chạp do không xử lý được các khó khăn về mặt tài chính, không giải quyết được chế độ cho người lao động, mà nhu cầu kinh phí hỗ trợ trong quá trình thực hiện chuyển đổi lại rất lớn trong khi ngân sách của tỉnh hiện rất hạn hẹp, không thể đảm đương được. Do vậy, Chính phủ cần có cơ chế chính sách hỗ trợ kinh phí cho các tỉnh đặc biệt khó khăn như Quảng Bình để tỉnh thành lập quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp theo Quyết định 177/QĐ-TTg (30/08/1999) của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước để giải quyết chính sách đối với người lao động và thanh toán các khoản nợ phải trả đối với trường hợp thu tiền bán, cho thuê, khoán kinh doanh không đủ chi trả các khoản nói trên.

- Cần bổ sung, hoàn thiện một số chính sách để đẩy mạnh bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước

Nghị định 103/1999/NĐ-CP, 49/2002/NĐ-CP (24/2/2002) và các thông tư hướng dẫn của các Bộ chuyên ngành đã tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp thực hiện việc giao, bán, khoán, cho thuê. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện đã xuất hiện một số vấn đề cần được nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện, cụ thể là:

- Về chi phí thực hiện quá trình giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nên quy định theo tỷ lệ % trên cơ sở giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sẽ hợp lý hơn và đảm bảo được nguồn chi trả, vì nếu quy định trên cơ sở giá trị thực tế của doanh nghiệp như hiện nay thì bao gồm cả tiền vay, mà đã vay thì phải trả nên không thể dùng để chi cho việc giao, bán…

- Cần xem xét lại quy định việc sử dụng tiền bán doanh nghiệp. Hiện nay theo quy định tại Nghị định 103/NĐ-CP thì tiền bán doanh nghiệp được sử dụng chung cho cả hai

trường hợp là "thanh toán nợ có bảo đảm và nợ đến hạn" là chưa chính xác. Nên quy định việc sử dụng này cụ thể cho từng hình thức bán doanh nghiệp. Nếu bán tài sản doanh nghiệp thì tiền bán có thể dùng để trả cho các chủ nợ (kể cả nợ đến hạn và nợ chưa đến hạn) để giải quyết quyền lợi cho người lao động, còn nếu chỉ bán phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thì tiền bán sẽ không phải dùng để trả nợ vì người mua đã kế thừa nghĩa vụ trả nợ.

- Đối tượng được giao doanh nghiệp là tập thể người lao động, song cần quy định rõ tập thể những người lao động tự nguyện thực hiện nghị quyết đại hội công nhân viên chức ít nhất phải chiếm tỷ lệ là bao nhiêu trong tổng số lao động của doanh nghiệp.

- Cần mở rộng loại hình doanh nghiệp thuộc diện bán, khoán, cho thuê. Chúng bao gồm cả đơn vị trực thuộc doanh nghiệp, bộ phận của doanh nghiệp nhà nước. Có thể chia tách doanh nghiệp để bán, khoán hoặc cho thuê, mục đích của việc này là cải tạo và hiện đại hóa từng bước những bộ phận riêng rẽ để có thể bán, khoán, và cho thuê một cách có hiệu quả, dễ dàng. Những bộ phận nào dễ dàng hiện đại hóa, tổ chức lại hoặc có chủ đầu tư muốn mua, nhận khoán hoặc cho thuê trước thì có thể tiến hành trước.

- Cần mở rộng đối tượng doanh nghiệp được bán, khoán, cho thuê theo Nghị định 103/1999/NĐ-CP. Đối với doanh nghiệp nhà nước có vốn dưới 5 tỷ đồng, không nhất thiết là kinh doanh thua lỗ lâu dài, không có khả năng khắc phục, mới được thực hiện giao, bán, khoán và cho thuê. Đối với những doanh nghiệp thua lỗ kéo dài, nhưng có vốn nhà nước trên sổ sách trên 5 tỷ đồng không áp dụng một trong các hình thức theo Nghị định 103/199/NĐ-CP được thì nên phân loại và xử lý các khoản lỗ để giảm vốn trên sổ sách tại doanh nghiệp đến dưới 5 tỷ đồng để có thể áp dụng được một trong các hình thức chuyển đổi sở hữu tại nghị định này.

- Cần chuyển cơ chế giao, bán, khoán kinh doanh và cho thuê sang thực hiện đấu thầu bán doanh nghiệp (bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất, vườn cây, rừng trồng) gắn với điều kiện đảm bảo việc làm cho người lao động và đảm bảo môi sinh.

- Về trình tự thủ tục bán, khoán, kinh doanh hoặc cho thuê doanh nghiệp nhà nước, trên cơ sở quy định của Nghị định 103/1999/NĐ-CP và các Nghị định có liên quan khác của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể hơn

quy trình thực hiện bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước. Trong văn bản, cần nêu rõ trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn giúp ủy ban nhân dân tỉnh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Các giải pháp thúc đẩy quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước để nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Quảng Bình hiện nay doc (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)