nước
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Chính phủ đã ban hành hàng loạt quyết định về đổi mới doanh nghiệp nhà nước và trên thực tế đã tổ chức thực hiện nhiều biện pháp rất mạnh trên cả hai mảng: sắp xếp tổ chức lại và đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Chính phủ đã ban hành hàng loạt quyết định về đổi mới doanh nghiệp nhà nước và trên thực tế đã tổ chức thực hiện nhiều biện pháp rất mạnh trên cả hai mảng: sắp xếp tổ chức lại và đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước. đăng ký lại để loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài. Như vậy Nghị định 388 như một giải pháp hợp pháp hóa để công nhận những doanh nghiệp nhà nước tồn tại được trong cơ chế thị trường; đồng thời loại bỏ được những doanh nghiệp chỉ tồn tại trên danh nghĩa.
- Luật doanh nghiệp nhà nước ban hành tháng 4-1995 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra cơ sở pháp lý tổng quát trong quan hệ giữa doanh nghiệp nhà nước với Nhà nước.
- Về các nội dung cụ thể của cơ chế, đáng chú ý là hai mảng: tài chính và lao động. Nghị định 27/NĐ-CP (1999) bổ sung, sửa đổi Nghị định 59/NĐ-CP (1996) nhằm xác lập cơ chế tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước. Theo các nghị định này, một loạt cơ chế tài chính được áp dụng như: Nhà nước giao quyền quản lý và sử dụng vốn, trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn cho doanh nghiệp. Nhà nước hạn chế dần và tiến đến chấm dứt sự can thiệp vào công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp. Nhà nước có chính sách tái cấp vốn cho những doanh nghiệp vay vốn tín dụng để mở rộng sản xuất kinh doanh tăng thu nhập cho ngân sách. Các vấn đề quản lý, sử dụng vốn, tài sản, quản lý doanh thu, chi phí được giao đầy đủ cho doanh nghiệp, Nhà nước chỉ thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh, công tác quản lý của doanh nghiệp chứ không can thiệp, không làm thay