ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH HIỆN TẠI CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược kinh doanh nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh cho Công ty cổ phần xây dựng Sông Đà 11 (Trang 76 - 81)

3.1. Những mặt đạt được.

Trong thời gian qua có thể thấy được rằng chiến lược kinh doanh của Công ty đã phân tích được những đặc trưng cơ bản của môi trường trong và ngoài doanh nghiệp, xác định được những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức ảnh hưởng tới doanh nghiệp từ đó định ra những mục tiêu trong từng giai đoạn, xác định được nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể của từng đơn vị, phòng ban trong công ty và trách nhiệm của mỗi cá nhân.Từ đó hoàn thành được những mục tiêu cơ bản và mang lại nhiều thành công lớn cho công ty, điều này được thể hiện qua kết quả kinh doanh và thành tựu của công ty trong thời gian qua.

3.2. Những tồn tại và nguyên nhân.

Tuy nhiên bên cạnh những thành công đấy, chúng ta vẫn có thể thấy rằng công ty vẫn còn những mặt hạn chế và bất cập trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược như:

− Công ty chưa có kế hoạch xây dựng chiến lược một cách đồng bộ nên các giải pháp trong hoạt động kinh doanh mới chỉ mang tính chất tình thế, thiếu tính toàn diện và không linh hoạt. Mục tiêu hoạt động của Công ty được xây dựng dựa trên sự nhạy cảm, trực giác của các thế hệ người lãnh đạo, do vậy hệ thống mục tiêu đề ra thường cứng nhắc, không linh hoạt và thiếu nhạy cảm so với sự biến động của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và hoạt động đầu tư xây dựng trong ngành điện nói riêng.

− Chưa xây dựng kế hoạch dự phòng để tạo thế chủ động trong kinh doanh dẫn đến những hạn chế về khả năng quản lý kinh doanh của công ty trong điều kiện môi trường xây lắp luôn có nhiều biến động.

− Chưa phân tích cụ thể các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty, đặc biệt là đối thủ cạnh tranh.

− Công ty chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn vai trò, sự cần thiết của việc xây dựng chiến lược kinh doanh đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình

Thể hiện trên một số mặt: 3.2.1. Về công tác đầu tư

− Công việc thoả thuận đền bù giải phóng mặt bằng với chính quyền địa phương về dự án sản xuất đá tại Lương Sơn Hoà Bình còn chậm.

− Việc hoàn tất các thủ tục trình duyệt các quy hoạch 1/500 dự án khu đô thị Vĩnh Thanh, Nhơn Trạch còn chậm. Một số dự án đầu tư tài chính kế hoạch đề ra trong năm nhưng không thực hiện được do việc tiến hành các thủ tục thành lập các công ty cổ phần này có nhiều vướng mắc, hoặc kế hoạch góp vốn bị điều chỉnh chậm lại so với kế hoạch đề ra.

3.2.2. Công tác sắp xếp đổi mới doanh nghiệp và tổ chức sản xuất:

− Việc phối hợp giữa các phòng ban và các đơn vị còn thiếu chặt chẽ, chưa khoa học, một số việc điều hành còn chồng chéo, chưa thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ.

− Việc thành lập các phòng ban xí nghiệp còn thụ động, trình tự bổ nhiệm thành lập còn chưa theo đúng quy trình, quy chế hoạt động ban hnàh chưa kịp thời.

− Tổ chức bộ máy từ công ty đến một số đơn vị trực thuộc còn cồng kềnh, bộ máy giúp việc trình độ năng lực chuyên môn còn yếu.

3.2.3. Công tác tiếp thị đấu thầu

− Việc đánh giá các đối thủ cạnh tranh chưa được đánh giá đúng mức, chưa đi sâu tìm hiểu kỹ năng lực của các nhà thầu khi tham gia đấu thầu

− Chất lượng lập hồ sơ dự thầu chưa đáp ứng được tính cạnh tranh trong cơ chế thị trường.

− Công tác hoàn thiện và học tập rút kinh nghiệm qua các đợt đấu thầu thực hiện chưa tốt.

3.2.4. Công tác quản lý kỹ thuật và an toàn lao động

− Sự phối hợp của phòng kỹ thuật- Cơ giới Công ty và các đơn vị trực thuộc để giải quyết vướng mắc trong quá trình xây dựng chưa được tốt

− Hệ thống quản lý từ Công ty đến các đơn vị trực thuộc cần phải được củng cố, bổ sung, cán bộ làm công tác QLKT thiếu kinh nghiệm quản lý cũng như kiến thức thực tế, đặc biệt ở các đơn vị trực thuộc.

− Công tác lập hồ sơ nghiệm thu khối lượng còn chậm và nhiều thiếu sót, ảnh hưởng đến việc thu vốn của toàn Công ty.

− Công tác giám sát chất lượng nội bộ tại các công trình xây lắp không được thực hiện thường xuyên do đó ở một số công trình chất lượng còn có những thiếu sót.

− Chưa tổ chức kiểm tra thường xuyên công tác thực hiện an toàn vệ sinh lao động tại các đơn vị.

3.2.5. Công tác quản lý vật tư, phụ tùng, xe máy

− Việc cung cấp vật tư cho một số công trình chậm do không có kế hoạch dẫn đến tiến độ thi công không đảm bảo tiến độ đề ra.

− Việc quản lý cơ giới chưa thực sự theo dõi sát việc quản lý tài sản của các đơn vị trực thuộc dẫn đến việc sửa chữa lớn tài sản chưa thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra.

− Công tác sửa chữa trung đại tu xe máy phần lớn các đơn vị thực hiện không nghiêm túc, xem nhẹ Công tác sửa chữa lớn, nâng cấp thiết bị.

3.2.6. Công tác quản lý hợp đồng kinh tế

− Một số hợp đồng mua bán vật tư tại một số đơn vị trực thuộc thiếu chặt chẽ không đảm bảo các điều kiện thực hiện hợp đồng, các hợp đồng chưa thực hiện đúng theo phân cấp của Công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Việc theo dõi thường xuyên để xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng còn chậm.

− Công tác thanh lý quyết toán hợp đồng chậm, nhiều hợp đồng đã thực hiện xong nhưng chưa thanh lý quyết toán được

3.2.7. Công tác quản lý kinh tế, tài chính

− Chưa giải quyết được cơ chế thanh toán về trực tiếp phí khác và giá điện, nước tại Xêkaman 3, Nậm chiến, Xêkaman 1.

− Việc xây dựng kế hoạch chi phí hạ giá thành thực hiện chưa triệt để dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh chưa cao.

− Công tác phân tích kinh tế tài chính ở một số đơn vị còn chậm và chưa được chính xác do đó chưa phản ánh được đúng kết quả sản xuất kinh doanh.

− Việc quyết toán vật tư, nhân công chưa được chú trọng, còn thiếu và chưa chính xác, mang tính hình thức, chưa phục vụ cho Công tác quản lý.

− Việc lập duyệt chứng từ thanh toán ở một số đơn vị còn thiếu và sai sót nhiều( như sai mã số thuế, sai nội dung, ngày tháng).

− Việc hạch toán thanh toán ở một số đơn vị còn sai sót không phản ánh đúng chi phí, thực trạng tài chính của đơn vị trong kỳ.

3.2.8. Công tác tổ chức lao động và đào tạo

− Công tác tuyển dụng các kỹ sư giỏi có trình độ chuyên môn cao và lao động bậc cao còn nhiều khó khăn do đó số kỹ sư lao động giỏi của Công ty rất thiếu.

− Chưa đề ra được chính sách thu hút nguồn nhân lực trên một cách thiết thực nên việc tuyển chọn được kỹ sư giỏi và công nhân bậc cao là rất hạn chế.

− Quá trình tuyển dụng chủ yếu đơn lẻ và theo nhu cầu đột xuất nên việc tuyển chọn đánh giá chất lượng không cao.

− Việc kèm cặp kỹ sư, cử nhân mới ra trường còn mang hình thức, chất lượng hiệu quả của việc kèm cặp chưa cao.

− Đối với công tác đào tạo kiểm tra kiến thức chưa đầu tư thời gian và kinh phí nhiều để đào tạo thực sự có chất lượng, đào tạo chỉ mang tính hình thức chưa đạt hiệu quả cao.

Chương III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược kinh doanh nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh cho Công ty cổ phần xây dựng Sông Đà 11 (Trang 76 - 81)