Căn cứ để lựa chọn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược kinh doanh nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh cho Công ty cổ phần xây dựng Sông Đà 11 (Trang 30 - 32)

2. TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

2.4.2. Căn cứ để lựa chọn

2.4.2.1. Nguyên tắc:

+ Chiến lược kinh doanh phải đảm bảo mục tiêu bao trùm của doanh nghiệp Trong kinh doanh thường có nhiều mục tiêu, ngay cả mục tiêu lớn đôi khi cũng khá nhiều. Các chiến lược kinh doanh dự kiến có thể khác nhau về số lượng và mức độ các mục tiêu nhưng không khác nhau về mục tiêu bao trùm vì đây là điều kiện cần đạt tới cho dù đường đi không giống nhau.

+ Chiến lược kinh doanh phải có tính khả thi

Nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho các chiến lược lựa chọn tránh được những sai lầm, do vội vàng, không sát thực tế, từ đó vượt khỏi tầm tay cảu doanh nghiệp và mất tính khả thi. Tính khả thi của chiến lược thể hiện ở chỗ mục tiêu của chiến lược phải thống nhất với chiến lược của doanh nghiệp, mục tiêu đó đã được tính toán một cách kỹ lưỡng dựa trên các tiền đề kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật và dựa trên thực lực của doanh nghiệp có đủ trí lực, tài lực, vật lực để thực hiện chiến lược đó. Nghĩa là phù hợp với môi trường kinh doanh.

+ Chiến lược kinh doanh phải đảm bảo mối quan hệ biện chứng giữa doanh nghiệp và thị trường về mặt lợi ích.

Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và thị trường là mối quan hệ giữa sản xuất và người tiêu dùng, giữa người mua và người bán. Chiến lược kinh doanh phải tôn trọng và đáp ứng lợi ích của cả hai phía. Doanh nghiệp không thể hoạch định chiến lược kinh doanh theo mục tiêu chỉ cho mình( xét về lợi ích kinh tế…) mà còn phải tính đến lợi ích của cả khách hàng nữa. Ngược lại không có doanh nghiệp nào lại vạch chiến lược kinh doanh chỉ thoả mãn nhu cầu của khách hàng bằng mọi giá, kể cả sự hy sinh lợi ích của doanh nghiệp.

2.4.2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn:

Để xây dựng được một chiến lược kinh doanh có tính khả thi cao đòi hỏi doanh nghiệp phải đưa ra các tiêu chuẩn rồi căn cứ vào tiêu chuẩn đó mà tiến hành phân tích, đánh giá, lựa chọn. Các tiêu chuẩn lựa chọn được chia làm hai nhóm:

Chiến lược kinh doanh thường gắn với số lượng như khối lượng bán, thị phần, tổng doanh thu và lợi nhuận. Do vậy tiêu chuẩn để thẩm định và đánh giá chiến lược kinh doanh có thể dựa trên các chỉ tiêu số lượng này. Đây là tiêu chuẩn thường dễ được xác định. Nói chung khi xác định tiêu chuẩn định lượng các doanh nghiệpthường sử dụng các tiêu chuẩn về khả năng bán hàng( số lượng sản phẩm dịch vụ, doanh thu…) và khả năng sinh lợi chắc chắn( tỉ lệ sinh lợi hợc tổng lợi nhuận) và khả năng đáp ứng vốn đầu tư( lao động, nguyên liệu…)

+ Về mặt định tính

Việc đánh giá theo tiêu chuẩn định lượng thường tương đối rõ ràng. Tuy nhiên không phải mọi chiến lược kinh doanh đều có thể xác định các tiêu chuẩn định lượng. Mặt khác, nhiều khi nhà quản lý mắc sai lầm do quá lạm dụng các con số nhất là trong các trường hợp nó được xây dựng trên cơ sở chưa đáng tin cậy.

Do vậy bên cạnh tiêu chuẩn định lượng phải có các tiêu chuẩn định tính để thẩm định và đánh giá các chiến lược kinh doanh. Các tiêu chuẩn định tính được nhiều doanh nghiệp coi trọng và lựa chọn là: thế lực và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, độ an toàn trong kinh doanh và sự thích ứng của chiến lược với thị trường.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược kinh doanh nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh cho Công ty cổ phần xây dựng Sông Đà 11 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w