CẠNHTRANH CỦA DOANH NGHIỆP.
3.1. Xác định mục tiêu và phương hướng thực hiện mục tiêu cho doanhnghiệp. nghiệp.
Trong mọi hoạt động của con người, định hướng là việc xác định trước hướng đi trong tương lai. Xác định đúng hướng và cách thức đi sẽ đến được đúng đích với hao phí nhỏ nhất về thời gian và nguồn lực. Xác định đúng hướng đi nhưng sai lệch về cách đi có thể dẫn đến đích nhưng hao phí thời gian và nguồn lực lớn. Xác định không đúng hướng đi sẽ dẫn người ta đi chệch hướng, lãng phí thời gian, công sức và các nguồn lực khác mà không đạt được cái mà mình cần đạt.
Doanh nghiệp được lập ra là nhằm thực hiện các mục tiêu nhất định tỏng môi trường kinh doanh rộng lớn, đầy biến động. Xác định các mục tiêu chính là việc định hướng các mục tiêu của doanh nghiệp. Hơn nữa, có rât nhiều cách khác nhau để có thể đạt được các mục tiêu đã xác định đó; các nhân tố của môi trường kinh doanh tác động đến và quy định việc doanh nghiệp lự chọn cách thức tốt nhất để đạt được các mục tiêu đã xác định( hoặc được điều chỉnh cho phù hợp).
Có thể hiểu đơn giản vai trò định hướng của chiến lược kinh doanh là chức năng xác định trước hướng hướng đi của doanh nghiệp trong tương lai. Xét theo quá trình định hướng là một trong bốn chức năng cơ bản của doanh nghiệp: định hướng, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra.
3.2. Phân tích môi trường kinh doanh trong và ngoài doanh nghiệp
Sự biến động của môi trường luôn tạo ra các cơ hội và nguy cơ ,xây dựng và thực hiện chiến lược giúp cho doanh nghiệp nắm bắt, tận dụng được cơ hội, vượt qua nguy cơ, cạm bẫy của thị trường. nó là căn cứ vững chắc cho doanh nghiệp đẻ đề ra các quyết định phù hợp với diễn biến của thị trường.
Mặt khác, chiến lược kinh doanh giúp cho các nhà quản trị gia luôn chủ động trước những thay đổi của môi trường, giúp cho doanh nghiệp khai thác và sủ dụng tối đa các tài nguyên, tiềm năng của mình. Từ đó phát huy được sức mạnh tối đa của doanh nghiệp để phát triển đi lên.
3.3. Tạo dựng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Xây dựng chiến lược góp phần quyết định việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, tăng cường vị thế cạnh tranh, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Trước hết nó giúp cho doanh nghiệp phân bổ các nguồn lực của mình vào các lĩnh vực, trong từng thời điểm một cách hợp lý. Mặt khác làm tăng sự liên kết, gắn bó của các nhân viên, quản trị viên trong việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Để từ đótạo ra được sức mạnh nội bộ trong doanh nghiệp . Từ đó làm bàn đạp giúp cho doanh nghiệp tăng số bán, tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả quản trị, tránh được
rủi ro, tăng khả năng phòng ngừa và ngăn chặn các vấn đề khó khăn xảy ra đối với doanh nghiệp.
Chương II: THỰC TRẠNG SXKD VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SÔNG
ĐÀ 11.