Mô hình ma trận SWOT

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược kinh doanh nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh cho Công ty cổ phần xây dựng Sông Đà 11 (Trang 48 - 49)

2. TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

2.5.4. Mô hình ma trận SWOT

Sơ đồ 1.4: MA TRẬN SWOT Ma trận SWOT Cơ hội 1. 2. Nguy cơ 1. 2. Mặt mạnh 1. 2. 3. Phối hợp S/O Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội Phối hợp S/T Sử dụng các điểm mạnh để tránh các mối đe doạ

Mặt yếu

1.

2.

3.

Phối hợp W/O

Vượt qua những điểm yếu bằng cách tận dụng các cơ hội

Phối hợp W/T

Tối thiểu hoá những điểm yếu và tránh khỏi các mối đe doạ

Ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội- nguy cơ (SWOT) là công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp cho các nhà quản trị phát triển 4 loại chiến lược sau; các chiến lược điểm mạnh- cơ hội(SO), chiến lược điểm mạnh- nguy cơ(ST), chiến lược điểm yếu- cơ hội(WO), chiến lược điểm yếu- nguy cơ(WT).

- Chiến lược S/O sử dụng các mặt mạnh chủ yếu bên trong để tận dụng các cơ hội bên ngoài. Đây là chiến lược thuận lợi nhất mà doanh nghiệp luôn muốn hướng tới

- chiến lược S/T sử dụng các mặt mạnh để tránh hay giảm đi ảnh hưởng của những mối đe doạ bên ngoài.

- Chiến lược W/O nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài. Đôi khi những cơ hội bên ngoài đang tồn tại nhưng doanh nghiệp có những điểm yếu bên trong ngăn cản nó khai thác những cơ hội này.

- Chiến lược W/T là những chiến thuật phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh những mối đe doạ từ môi trường bên ngoài. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải cố gắng làm sao giảm thiểu được mặt yếu của mình và tránh được nguy cơ bằng cách đề ra các chiến lược phòng thủ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược kinh doanh nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh cho Công ty cổ phần xây dựng Sông Đà 11 (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w