Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược kinh doanh nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh cho Công ty cổ phần xây dựng Sông Đà 11 (Trang 32 - 34)

2. TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

2.4.3. Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh

Hình 1.2: MÔ HÌNH QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC

2.4.3.1. Nghiên cứu và dự báo môi trường kinh doanh

Mục tiêu của bước này là phân tích đánh giá môi trường bên ngoài (môi trường vĩ môi và môi trường vi mô( môi trường ngành) nhằm xác định được mọi cơ hội và đe doạ xuất hiện trong thời kì chiến lược. Phân tích đánh giá môi trường bên trong( nội bộ doanh nghiệp) nhằm xác định các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trong thời kì kinh

Phân tích bên trong

+ Mô hình: Chuỗi giá trị, Lợi thế cạnh tranh + Kết luận rút ra: Điểm mạnh Điểm yếu

Phân tích bên ngoài + Phân tích vĩ mô: Mô hình PEST.

+ Phân tích vi mô: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh.

+ Kết luận rút ra: Cơ hội

Thách thức

Xây dựng & chọn lựa chiến lược (SWOT) Chiến lược lựa chọn Dẫn đầu về chi phí Khác biệt hóa sản phẩm Tập trung Sứ mệnh, tầm nhìn Thực thi và điều chỉnh chiến lược Giám sát và đánh giá việc thực thi

chiến lược Làm cho tổ chức bộ

máy phù hợp với chiến lược

doanh chiến lược. Muốn vậy, doanh nghiệp phải sử dụng các công cụ, phương tiện kỹ thuật nhằm phân tích, dự báo thích hợp để xác định một cách chuẩn xác cơ hội, đe doạ và xác định doanh nghiệp mạnh gì? yếu gì?

2.4.3.2. Khẳng định sứ mệnh và tầm nhìn và mục tiêu chiến lược

Khẳng định lại lý do tồn tại của tổ chức, nói cách khác tổ chức tồn tại vì mục đích gì? Sứ mệnh lịch sử và tầm nhìn chiến lược của doanh nghiệp phải trả lời được các câu hỏi: Sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp là gì? Ai là người tiêu thụ sản phẩm của daonh nghiệp? doanh nghiệp cạnh tranh ở đâu? Công nghệ có phải là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp hay không? Ai là đối thủ cạnh tranh? Nhà cung cấp là ai? Đâu là niềm tin cơ bản, giá trị, nguyện vọng

Mục tiêu chiến lược là những đích mong muốn đạt tới của doanh nghiệp. Nó là sự cụ thể hoá mục đích của doanh nghiệp về hướng, quy mô, cơ cấu và tiến trình triển khai theo thời gian. Hệ thống mục tiêu chiến lược mà doanh nghiệp cần xác định đó là: Khả năng sinh lợi; hiệu suất; thoả mãn người lao động và sự phát triển của họ; chất lượng sản phẩm; trách nhiệm xã hội; vị thế trên thị trường…

2.4.3.3. Phân tích và lựa chọn chiến lược

Phân tích chiến lược và lựa chọn nhằm định ra hàng loạt những hành động mà nó có thể giúp cho doanh nghiệp đạt tới sứ mệnh cũng như các mục tiêu mà nó đã đặt ra. Khi thực hiện bước này, trước hết cần phải nắm chắc lại vấn đề về nhiệm vụ, mục tiêu dài hạn và kết quả nghiên cứu, dự báo môi trường kinh doanh. Tiếp theo tiến hành phân tích cơ cấu hay danh mục đầu tư. Thực chất là nghiên cứu và phân tích các khả năng đầu tư khác nhau nhằm phân bổ tối ưu nhất các nguồn lực của doanh nghiệp. Cuối cùng lựa chọn chiến lược doanh nghiệp tuỳ theo vị thế cạnh tranh khác nhau của doanh nghiệp mà lựa chọn và áp dụng chiến lược khác nhau.

2.4.3.4. Quyết định và thể chế hóa chiến lược

Sau khi phân tích và lựa chọn chiến lược, chủ sở hữu ra quyết định chiến lược. Tiếp đến là thể chế hoá phương án chiến lược đã lựa chọn với hai công việc trọng tâm: Thứ nhất, cụ thể hoá các mục tiêu chiến lược thành các

chương trình, dự án; Thứ hai: xác định các chính sách kinh doanh, các công việc quản trị nhằm thực hiện chiến lược.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược kinh doanh nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh cho Công ty cổ phần xây dựng Sông Đà 11 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w