Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D)

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH SENA Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 89 - 91)

d. Những thách thức

3.5 Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D)

Để có được phản ứng nhanh nhạy trước những thay đổi của thị trường đồng thời có thể đón đầu trước các xu thế của thị trường nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường, Công ty cần có một bộ phận nghiên cứu và triển khai (R&D) hoạt động có hiệu quả. Thực tế trên thế giới đã chứng minh, tất cả các doanh nghiệp lớn đều rất chú trọng đầu tư cho bộ phận này nhằm phục vụ tốt nhất cho quá trình sản xuất kinh doanh, đi trước đối thủ trong việc đưa ra những sản phẩm mới có tính năng, mẫu mã vượt trội nhằm giành những thị phần lớn hơn trên thị trường.

Công ty TNHH Sena Việt Nam cần tăng cường đầu tư cho hoạt động của phòng kỹ thuật, mua sắm máy móc thiết bị hiện đại tiên tiến, đầu tư vào nguồn nhân lực để nâng cao khả năng nghiên cứu và quản lý hệ thống dây chuyền sản xuất của phòng kỹ thuật. Đây là một công việc hết sức quan trọng, bởi trong kinh doanh, chất lượng sản phẩm phải được đặt lên hàng đầu. Sự hoạt động hiệu quả của phòng kỹ thuật sẽ giúp Công ty tạo ra được những sản phẩm mới, phù hợp với tâm lý thị hiếu của người Việt Nam. Đồng thời, phòng kỹ thuật còn có nhiệm vụ phát hiện sớm nhất những vấn đề trong sản xuất để đưa ra phương án sửa chữa kịp thời. Những công việc cụ thể như sau:

- Xây dựng một bộ phận nghiên cứu và triển khai hoạt động độc lập. Bộ phận này chịu trách nhiệm nghiên cứu các tính năng, mẫu mã, cấu tạo của sản phẩm, phối hợp với bộ phận Marketing để sáng chế, cải tiến sản phẩm, phục vụ nhu cầu luôn thay đổi của thị trường.

- Đầu tư máy móc thiết bị hiện đại cho bộ phận nghiên cứu và triển khai. Hệ thống thông tin cũng cần được chú trọng để bộ phận này có thể cập nhập thông tin thường xuyên. Hỗ trợ việc tiếp cận những công nghệ mới trên thế giới để bộ phận này nghiên cứu khả năng tiếp nhận của Công ty.

- Đầu tư vào chất lượng nguồn nhân lực. Để hoạt động hiệu quả, bộ phận này đòi hỏi phải bao gồm những thành viên giỏi, có khả năng nghiên cứu và sáng chế. Đồng thời tạo điều kiện để bộ phận này có cơ hội được đào tạo những kiến thức mới.

- Lập các ban nghiên cứu và kiểm tra tại các nhà máy để thường xuyên báo cáo tình hình hoạt động cho bộ phận trên.

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH SENA Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w