Vốn đầu tư theo các lĩnh vực

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH SENA Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 27)

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trên thị trường, SENA Việt Nam đã tập trung vốn đầu tư vào: mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đầu tư hoạt động Marketing, đầu tư xây dựng nhà xưởng… được thể hiện ở bảng dưới đây.

Bảng 6: Vốn đầu tư của Công ty TNHH SENA Việt Nam phân theo các lĩnh vực

(Đơn vị: triệu đồng)

STT Năm 2003 2004 2005 2006 2007

1 Tổng vốn đầu tư 64.084 39.670 49.600 55.760 71.300 2 - Đầu tư xây dựng cơ bản 41.360 15.880 25.850 12.870 42.800 3 - Đầu tư vào MMTB và công nghệ 17.320 16.780 16.940 34.810 21.025 4 - Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 1.800 1.600 900 1.300 1.500 5 - Đầu tư cho hoạt động marketing 2.100 3.700 3.300 3.800 4.100

6 - Đầu tư khác 1.504 1.710 2.610 2.980 1.875

(Nguồn: Báo cáo tình hình đầu tư của Công ty TNHH SENA Việt Nam)

Trong giai đoạn 2003-2007, Công ty TNHH SENA Việt Nam đã rất chú trọng mua sắm máy móc thiết bị và xây dựng cơ bản. Năm 2007, vốn đầu tư cho xây dựng nhà xưởng phục vụ cho sản xuất đạt giá trị cao nhất: 42,8 tỷ đồng. Có thể thấy trong giai đoạn trên, vốn đầu tư vào xây dựng nhà xưởng của Công ty

cũng tăng tương ứng với vốn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị và công nghệ. Tổng vốn đầu tư vào máy móc thiết bị và xây dựng nhà máy luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu đầu tư của Công ty. Trong khi đó, vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực khá ổn định. Trong giai đoạn trên, vốn đầu tư vào lĩnh vực này giao động trong khoảng 1-2 tỷ/năm tùy thuộc vào nhu cầu phát triển từng năm. Vốn đầu tư vào Marketing tăng trưởng ổn định do hoạt động đầu tư ở lĩnh vực này của Công ty ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Công ty đã đề ra chiến lược marketing dài hạn để phát triển các thương hiệu của mình.

Để tìm hiểu và phân tích sâu hơn, ta nghiên cứu cơ cấu vốn của Công ty được thể hiện ở bảng sau đây:

Bảng 7: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển của Công ty TNHH SENA Việt Nam phân theo các lĩnh vực

(Đơn vị: %)

STT Năm 2003 2004 2005 2006 2007

1 Tổng vốn đầu tư 100 100 100 100 100

2 - Đầu tư xây dựng cơ bản 65,54 40,03 52,12 23,08 60,03 3 - Đầu tư vào MMTB và công nghệ 27,03 42,3 34,15 62,43 29,49 4 - Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 2,81 4,03 1,81 2,33 2,10 5 - Đầu tư cho hoạt động marketing 3,28 9,33 6,65 6,81 5,75

6 - Đầu tư khác 2.34 4.3 5.27 5.36 2.63

(Nguồn: Báo cáo tình hình đầu tư của Công ty TNHH SENA Việt Nam)

Đầu tư vào máy móc thiết bị, công nghệ và xây dựng nhà xưởng là lĩnh vực được. Điều này là do trong các năm qua Công ty liên tục đầu tư vào các dự án xây dựng nhà máy mới với các thiết bị máy móc hiện đại nhập khẩu từ nước ngoài với công nghệ tiên tiến. Tiếp đến là đầu tư cho hoạt động marketing. Vốn đầu tư vào lĩnh vực này tăng đều hàng năm nhưng lại có tỷ trong không đều qua các năm. Trung bình trong 5 năm qua, vốn đầu tư vào hoạt động marketing vào

khoảng 6% tổng vốn đầu tư. Vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực chỉ chiếm khoảng hơn 3% tổng vốn đầu tư của SENA Việt Nam. Các hoạt động đầu tư khác chiếm tỷ lệ nhỏ, tùy theo tình hình kinh tế từng năm.

Qua phân tích tỷ trọng vốn đầu tư theo lĩnh vực ở trên, ta thấy Công ty

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH SENA Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w