Kết cấu linh hoạt

Một phần của tài liệu ĐÓNG GÓP CỦA PHÓNG SỰVÀ TIỂU PHẨM NGÔ TẤT TỐ ĐỐI VỚI VĂN HỌC VIỆT NAM 1930 - 1945 (Trang 97 - 104)

- Gây cười bằng cách kết hợp cả hai yếu tố trên: cũng có khi tiểu phẩm kết hợp cả hai yếu tố trên trong quá trình xây dựng cốt truyện, loại kết cấu này như một xung đột kị ch,

3.2.1.Kết cấu linh hoạt

Như trên đã nói hình thức nghệ thuật của Tiểu phẩm nói chung, Tiểu phẩm của Ngô Tât Tố nói riêng rất đa dạng. Chính vì vậy việc xây dựng kết cấu tiểu phẩm của ông không bao giờ rơi vào tình trạng đồng nhất, đơn điệu. Tuỳ thuộc vào nội dung của bài, tuỳ thuộc vào dụng ý của tác giả mà ông chọn cho từng tác phẩm một lối kết cấu thích hợp. Tuy nhiên cũng có thể thấy, các tiểu phẩm của Ngô Tất Tố về cơ bản thuộc vào hai kiểu kết cấu đó là

kết cấu sự kiệnkết cấu cốt truyện, và phần lớn là kết cấu sự kiện.

Với Kết cu s kin, tác phẩm đưa một sự kiện ra làm trung tâm rồi bàn luận, nhận xét, dẫn dắt để đi đến mấu chốt, bản chất của vấn đề. Tiểu phẩm viết theo kết cấu sự kiện cũng có nhân vật. Có khi một hành động hay một tư tưởng nào đó của một nhân vật được chọn làm sự kiện trung tâm, nhưng nhân vật đó cũng không cần phải xuất hiện từ đầu đến cuối trong tác phẩm.

Phần lớn kếu cấu của Tiểu phẩm Ngô Tất Tố là viết theo lối kết cấu này, vì Tiểu phẩm là một thể loại mà xét về hình thức thì phải đảm bảo được tính ngắn gọn, không lan man dài dòng. Đểđáp ứng được yêu cầu đó và đặc biệt để tính chiến đấu được rõ nét, người viết tiểu phẩm thường chỉ chú tâm làm nổi rõ sự kiện.

Tiểu phẩm viết theo kiểu kết cấu sự kiện này của Ngô Tất Tố gồm có hai thnh phần rõ rệt: nhan đềnội dung. Hai thành phần này có quan hệ mật thiết với nhau, nhan đề của tiểu phẩm phần nào chuyển tải được nội dung cơ bản sắp được đề cập trong truyện đó, và

nội dung cũng đi sâu làm rõ nhan đề được đặt. Chính vì vậy kết cấu của một bài tiểu phẩm ngắn gọn nhưng bao giờ cũng chặt chẽ.

Phn nhan đề (Tít): Nĩi chung, với cc văn bản nghệ thuật ngôn từ, nhan đề thường có ý nghĩa khi qut, dồn nn thơng tin. Với tiểu phẩm cũng như với các bài báo, nhan đề càng quan trọng. Nhiệm vụ của nó là khêu gợi, là gây sự chú ý của người đọc. Nó là cái mồi nhử quan trọng để độc giả chú ý tới toàn bộ tiểu phẩm. Nếu một vấn đề thực sự nóng bỏng, quan trọng mà tựa đề không hay, không gây sự chú ý thì bài viết cũng có thể bị người đọc bỏ qua.

Nhan đề trong tiểu phẩm khác với nhan đề của các thể loại văn học khác. Nhan đề trong các thể loại văn học như truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết thường là những nhan đề ngắn gọn, mang tính chất khái quát, có khi mang tính chất trừu tượng. Khiến người đọc khi tiếp

cận tác phẩm mới chỉ có một ấn tượng, một ý niệm về tinh thần chung, chưa hề nắm bắt được nội dung chính bên trong của tác phẩm đó.

Nhan đề trong tiểu phẩm có đặc điểm khác. Tiểu phẩm thực chất là một thể loại báo chí, đã là báo chí thì phải trọng thơng tin, mang tích chất hấp dẫn, thậm chí cĩ thể “gây sốc” cho người đọc ngay qua nhan đề. Với tiểu phẩm cũng vậy. Nhan đề tiểu phẩm thường được đặt theo lối dùng một đoạn câu hoặc một câu hoàn chỉnh thu tĩm, giới thiệu sơ lược nội dung của bài báo. Người ta thường gọi là “Tít”. Tạp văn muốn hay thì phải có “tít” hay. Một nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc khi nghiên cứu tạp văn Lỗ Tấn khẳng định “Báo chí đăng bao nhiêu bài, biết cái nào hay phải xem cái tít cái đã. Tít hay hấp dẫn bạn đọc” [Dẫn theo 52] Tiểu phẩm của Ngô Tất Tố tuy gần với văn học nhưng vẫn mang tính chất là những bài báo. Ngô Tất Tố khi viết tiểu phẩm cũng rất chú trọng nhan đề. Chính vì vậy, ông đã tạo được những tít hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, và bao quát được nội dung chính của bài viết.

Tít trong tiểu phẩm của Ngô Tất Tố rất phong phú. Phần lớn là tạo được ấn tượng ngay từ ban đầu. Đó là hiệu quả của kĩ thuật khéo léo, linh hoạt. Ngô Tất Tố sử dụng lối lặp từ ngữ để đặt tít: “An Nam hút máu An Nam”, “Làng kiện làng” , “Ở trong Nam hai ông An Nam tranh nhau làm An Nam”. Ơng sử dụng cả chơi chữđể đặt tít: “Hiệp tác hay hiếp tác”, “Một người oan, một người không oan”. C php của tít cũng rất phong phú. Có những tít ở dạng câu hỏi: “Chơi kiểu gì lạ vậy?”, “Còn gì nữa mà chưa giải tán viện dân biểu?”,… hoặc một lời thách đố: “Đố biết ông Godard là người gì?”. Cĩ những tít dưới dạng câu cảm thán “ Ừ thế chứ ! bấy nhiêu cô cũng nhiều rồi mà!”, “Khốn nạn ! ông Bùi Xuân Học lại bị

Hà thành ngọ báo công kích!”, …. Cĩ khi l một câu văn mang tính chất khẳng định “Không phải đánh bốc, đánh bài Tây đấy.”, cu nghi vấn: “Ong Pagès chắc có đọc qua Trang Tử”. Cũng có khi là một lời khuyên “Đừng giở ngón ấy ra nữa. Tôi can mấy ông Ngày nay”, “Không nên quên một bọn văn sĩ”, hoặc một lời cầu khiến, nhờ vả mỉa mai: “Xin nhờ

Lơmuya Cát Tường việc này nữa”, “Việc này lại phải nhờ đến cụ nghè Bân”… Sự thay đổi linh hoạt c php trong cách đặt tít, khiến cho tiểu phẩm của Ngô Tất Tố bao giờ cũng mới mẻ, giu sức cuốn ht.

Số từ, độ dài ngắn cho một tít trong tiểu phẩm của Ngô Tất Tố cũng không bĩ buộc, cu nệ. Tuỳ thuộc vào vấn đề. Có khi một tít chỉ vài ba từ, ví dụ: Hết năm; Cam Ranh; Cụ lang Bần; Bác bếp Thả; Người nhà nước; Dân là quý; Thục Điểu chết…. Cũng có khi tít dài đến mươi, mười lăm từ, ví dụ: Sau lưng cụ Bùi Quang Chiêu hai ông Quỳnh, Vĩnh đuổi nhau sồng sộc; Đừng giở mấy ngòn ấy ra nữa tôi can mấy ông Ngày nay; Cái khí giới của bọn

phú hào dùng để bóc lột dân ngèo hay là nạn vay lãi ở thôn quê; Thuốc lậu, chuyện kiếm hiệp, vé số giả và cụ Nguyễn Thượng Hiền… Sự linh hoạt này đã tạo nên tính cụ thể, gợi cảm cũng như giá trị thông tin trong các tít của tiểu phẩm Ngơ Tất Tố.

Khi bàn về kĩ thuật viết tạp văn (tiểu phẩm), nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc có viết: “Tạp văn ngắn, nói lý lẽ nhỏ cho nên đề mục phải cụ thể. Đề mục không cụ thể, mục

đích viết cũng không cụ thể. Cái gì cũng nói rút cục chẳng nói rõ cái gì. Tạp văn kị nhất cái trừu tượng suốt từđầu đến cuối” [Dẫn theo 52]

Nhờ tính cụ thể đó mà người đọc chỉ qua nhan đề (tít) của một bài tiểu phẩm là có thể nắm được vấn đề mà tác giả đề cập ở đó là gì, thuộc lĩnh vực nào. Ví dụ với ci tít “Một hạng con nuôi của ả phù dung” của Ngơ Tất Tố, người đọc hiểu ngay vấn đềđược đề cập ở đây là thuốc phiện cng sức m hoặc ma qui của nĩ. Với cc nhan đề (tít): “Hiệp tác hay hiếp tác”, “Vậy thì An Nam cũng phải có thuộc địa chư”, người đọc hiểu ngay vấn đề được đề cập ởđây là vấn đề chính trị, v.v.

Như vậy cách đặt nhan đề (tít) tiểu phẩm của Ngô Tất Tố rất linh hoạt. Nhưng dù với bất kì hình thức nào thì Tít của Ngô Tất Tố vẫn có một nét rất riêng đó là cái bản lĩnh và trí tuệ sắc bén thể hiện trong từng từ ngữ.

Phn ni dung: Nội dung của một tiểu phẩm thường gồm ba phần: Vào đề, Diễn giãi và Kết luận. Tiểu phẩm của Ngô Tất Tố cũng tuân thủ theo bố cục này. Tuy nhiên tuỳ vào từng trường hợp mà trật tự có thể thay đổi.

Cũng như việc đặt tít, Vào đề cũng phải tạo được ấn tượng và sức hấp dẫn, đặc biệt phải thực sự ngắn gọn, tránh lan man vì sẽảnh hưởng đến cảm hứng của người đọc. Phần Vào đề cũng phải cung cấp những thông tin cốt yếu nhất, nếu người đọc không thấy thông tin nào quan trọng trong câu đầu tiên thì sự chú ý sẽ không chuyển thành húng thú nữa mà sẽ mất ngay.

Ngô Tất Tố có khả năng linh hoạt trong việc vào đề, có khi ông vào đề một các thân mật, bằng cách xưng hô “mình” (Ơng Phạm Quỳnh là bạc tình lang, Nào ai đã thật làm anh ai, Mạ lai tin tức…), “chúng mình” (Ai là đại biểu cho báo giới Việt Nam ở cuộc đấu xảoParis). Có khi lơi kéo sự chú ý của người đọc bằng những động từ hết sức bình dị: “trông” (Truyện Kiều sẽ ghi vào hiến pháp có ngày), “coi” (Tiên sinh Phạm Quỳnh cãi lộn với ông Thượng Chi), “ngó” (Còn chờ gì nữa mà chưa giả tán viện dân biểu), “thy” (Nghị

viện khoá tới sẽ là trách nhiệm của ai), “đọc” (Chúa trùm đảng áo nâu sẽ xuống địa ngục)… Hoặc giả là những từ ngữ cảm thán, bộc lộ thái độ hài hước tạo được sự thích thú ở

người đọc như : “Hú vía! Tưởng là mất ông Phạm Huy Lục” (Đã thấy ông Pham Huy Lục), “Té ra cụ Bùi Quang Chiêu lại định xin vào Đảng Xã hội cấp tiến” (Nước bạc cuối cùng của cụ Bùi Quang Chiêu), “Té rachính bên mẫu quốc chúng ta cũng có Pháp gian” (Mars Aubert và Hoàng Thu Nhạc), “Chà cha!Nước lọ cũng có sóng cồn” (Đã dại thì thôi, định hùn ai). Có khi việc vào đề được tiếp theo từđề tựa (Tít). Chẳng hạn sau títỞ trong Nam, hai ông An Nam tranh nhau làm An Nam”, Vào đề chỉ cần tiếp ngay “Cái chuyện cũng kì

đấy chứ!”. Tít, trong trường hợp này cũng đóng vai trò Vào đề.

Ngoài ra, ta còn thấy Ngô Tất Tố có một kiểu vào đề gián tiếp giàu chất văn, khiến người đọc cảm thấy thú vị vì được đón nhận thêm một câu tục ngữ, một câu nói dân gian hay một câu phong dao mà ông dùng để vào đề cho một vấn đề tương tự. Ví dụ: “Phong dao có câuĐàn ông ch k Phan Trn” (trong tiểu phẩm Hắn đáng đi ở tù thay), hay “Tục ngữ thường nói “Ngn hai dài mt” (trong tiểu phẩm Ngắn hai dài một)… Với kiểu vào đề này người đọc nhiều khi được tiếp xúc với những tri thức rất bất ngờ, có thể bật ra tiếng cười như “Phong dao có câu “B v là v cc chèo, m v là bèo trôi sông, chàng r ông Ba Vì” (trong tiểu phẩm Những ông Ba Vì hoành hành) hay “Tục ngữ có câu “Nht sĩ

nhì nông, hết go chy rông nht nông nhì sĩ” (trong tiểu phẩm Ai nhất ai nhì),…

Như trên đã nói, kết cấu tiểu phẩm của Ngô Tất Tố phần lớn là kết cấu sự kiện, nên việc

vào đề bằng cách nêu các cụm từ chỉ thời gian chiếm số lượng lớn. Thời gian có khi cụ thể ngày, giờ (Vì ghen nên nỗi Tây với Tàu hành hung, Một cái cảm tưởng khi đi coi Hoa kiều kỉ niệm ngày quốc khánh…). Hoặc là sử dụng cụm từ chỉ thời gian qu khứ như “By tám tháng trước” (Ơng thống sứ với trận mưa hộm nọ), “Chng như trong tun l trước thì phi” (Đăng nguyên văn một ít thôi). Hoặc là những cụm từ chỉ thời gian chung chung, như:

năm n, năm y, thưở xưa, gn đây, hôm va ri… Những từ chỉ thời gian này giúp người đọc xác định thời gian sự việc, hiện tượng xảy ra.

Cũng có những tiểu phẩm vào đề bằng từ chỉ không gian. Có khi là những không gian cụ thể như: “ tnh Gia Định mi có mt kì nhân” (Có thế mới tu được), “ tnh Bc Giang có mt vic rt đáng cm động” (Chuyện hàng ngày). Có khi là những không gian rộng như : “ các nơi thành th” (Một nghề mới lạ), “Khp thế giới” (Cái nạn kiêng tên)… Với khả năng mỗi bài viết mỗi kiểu này, Ngô Tất Tố quả là đáng để cho người khác phải học tập. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Din gii: Nếu xem văn tiểu phẩm của Ngô Tất Tố là khẩu súng chĩa vào kẻ thù thì phần

nhắm thẳng kẻ thù mà bắn. Đọc đến phần diễn giải người đọc càng cảm thấy thú vị khi được tiếp xúc với một trí tuệ giàu sức lập luận và phán đoán.

Ngô Tất Tố bao giờ cũng có những cách lập luận chặt chẽ, xoáy sâu vào vấn đề và đẩy vấn đề lên cao, qua đó bộc lộ thái độ của mình.

Trước khi phơi bày hiện thực được phản ánh, Ngô Tất Tố thường có lối “trì hoãn” rất hài hước. Ơng cố ý kéo dài sự chờ đợi của người đọc, khiến họ càng tò mò hơn. Cuối cùng, Ngô Tất Tố đưa họ đến với nội dung chính cần biết, khiến họ cảm thấy bất ngờ thú vị. Chẳng hạn, nói về việc một tờ báo ăn cắp tên ông Nguyễn Khắc Hiếu (Tản Đà) đặt vào toà soạn cho có giá trị một chút, sau phần vào đề Ngô Tất Tố viết:

Việc gì?

Ông Nguyễn Khắc Hiếu bị bìm bìm leo. Nói vậy chắc có người không tin.

Ông Hiếu hiện ở Hà Nam lo tính chuyện An Nam tạp chí, chớ có phải ông ấy vẫn nằm ở xó rừng ngày trước đâu, mà bị bìm bìm leo được. [58, tr.46]. Sau đó ông kể về những thất bại trong việc làm báo của Tản Đà. Trong khi Tản Đà đang đà thất bại, có kẻ đã mạo danh ông, đặt tên cho một toà soạn. Chuyện vỡ lở, chúng lại quay ra nói xấu Tản Đ. Những tưởng việc Ngô Tất Tố nói không liên quan gì đến việc Tản Đà bị bìm bìm leo, nhưng ông bất ngờ kết thúc khiến cho người đọc hiểu ra vấn đề: “Than ôi! “Giạu đổ bìm leo”, nghĩ

như tình cảnh ấy ông Hiếu thật khổ sở vậy. Tôi nói ông Hiếu bị bìm bìm leo chính là nghĩa thế.” [“Ông Nguyễn Khắc Hiếu bị bìm bìm leo”, [58, tr.50]. Lúc này người đọc mới ngã ngửa ra việc bị bìm bìm leo của ông Hiếu không phải theo nghĩa đen mà là theo nghĩa bóng. Ngô Tất Tố mượn hình ảnh của một câu nói dân gian để phản ánh tình cảnh của người đồng nghiệp, người bạn Nguyễn Khắc Hiếu.

Ngô Tất Tố có nhiều cách tạo tình huống và giải đáp tình huống một cách linh hoạt. Tuỳ vấn đề mà ông có cách lập luận khác nhau, để đạt được mục đích của mình là bắn trúng đích, bắn chính xác vào kẻ thù của dân tộc và quần chúng bị áp bức bóc lột. Ngô Tất Tố bằng những lập luận chặt chẽ của mình đã phản ánh hành động ám muội của Phạm Huy Lục trong cuộc bầu cử vào viện dân biểu. Từ việc không thấy tên ông trong danh sách ứng cử, Ngô Tất Tố khẳng định “chưa đến hơi thở cuối cùng thì dẫu sét đánh bên tai ông Lục cũng không bỏ ghế dân biểu khoá này.” [59, tr.131]. Vì sao Ngô Tất Tố dám khẳng định như vậy? Vì ông hiểu rất rõ con người này “nếu không làm dân biểu thì ông ấy sẽ thành ra vô nghề nghiệp – vì ngoài nghề dân biểu ông Lục không còn biết một nghề nào khác – sợ bị

ghép vào tội du đãng”. Có nghĩa là ông Lục không bao giờ bỏ ứng cử, vậy tại sao không thấy tên ông trong danh sách? Ngô Tất Tố lập luận: vì ở Hà Nội ai cũng biết “tận tổ chấy” ông Lục nên chắc chắn chẳng ai bầu cho. Chắc thế nào ông Lục cũng chạy về Phú Thọ, vì ở Phú Thọ người ta chưa biết rõ lắm về ông ấy, có khi cử tri còn bầu cho. Nhưng nếu ở Phú Thọ thì giờ phút này cũng có tên rồi, tại sao vẫn không thấy tên ông trên báo chí? Ngô Tất Tố lập luận tiếp: “Hay là ông ấy vận động ngầm với các báo, bảo họđừng nói đến mình vội,

để ông có đủ thì giờ xoay xoả”. Tác giả cứđưa ra vấn đề rồi lại dùng lập luận giả thiết để giải quyết vấn đề, từ từ bản chất của vấn đề được hiện lên. Và cuối cùng ông muốn vạch trần cho mọi người biết cái mánh khoé của ông Lục trong việc ứng cử vào viện dân biểu cũng như lí do vì sao mà ông luôn được bầu. Ngô Tất Tốđánh đau, đối tượng bị ông đả kích chắc là rất căm thù ông, thế nhưng ông hoàn toàn nói sự thật khiến họ không thể chối bỏ được, lập luận ông đưa ra chặt chẽ, có căn cứ khiến người đọc tin phục.

Cũng bằng khả năng phán đoàn, lập luận này ông lần lượt vạch mặt bọn thực dân, với các chính sách thâm độc. Bọn quan lại tay sai, bồi bút, với những thủđoạn tuyên truyền, lừa

Một phần của tài liệu ĐÓNG GÓP CỦA PHÓNG SỰVÀ TIỂU PHẨM NGÔ TẤT TỐ ĐỐI VỚI VĂN HỌC VIỆT NAM 1930 - 1945 (Trang 97 - 104)