Những đóng góp lớn về nội dung

Một phần của tài liệu ĐÓNG GÓP CỦA PHÓNG SỰVÀ TIỂU PHẨM NGÔ TẤT TỐ ĐỐI VỚI VĂN HỌC VIỆT NAM 1930 - 1945 (Trang 69 - 70)

- Gây cười bằng cách kết hợp cả hai yếu tố trên: cũng có khi tiểu phẩm kết hợp cả hai yếu tố trên trong quá trình xây dựng cốt truyện, loại kết cấu này như một xung đột kị ch,

3.1.Những đóng góp lớn về nội dung

Giai đoạn văn học 1935-1940 là giai đoạn có nhiều bước tiến quan trọng trong sự phát triển cc thể loại văn học Việt Nam. Với sự phát triển và hoàn thiện về văn xuôi nghệ thuật, các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn đã xuất hiện từ các giai đoạn trước đã thực sự trưởng thành. Ngoài ra giai đoạn này còn xuất hiện các thể loại văn xuôi khác như tuỳ bút, bút kí… Đặc biệt sự xuất hiện và lớn mạnh của hai thể loại phóng sự và tiểu phẩm, những thể loại mang hơi hướng văn học hiện đại phương Tây rõ nét, đã góp phần to lớn vào việc hiện đại hoá văn học. Một điều đáng phấn khởi là Ngô Tất Tố vốn xuất thân là một nhà Hán học tiêu biểu, lại nhanh chóng hoà nhập vào những thể văn hiện đại và có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của văn học nước nhà. Về phóng sự như chương hai đã nói, Ngô Tất Tố đem đến cho phóng sự Viêt Nam một cái nhìn hoàn thiện, rất nhân bản, có giá trị như một tập tư liệu về văn hoá lịch sử của xã hội Việt Nam thời bấy giờ. Ngô Tất Tố còn một mảng sáng tác đồ sộđó chính là hàng ngan Tiểu phẩm được đăng báo. Chúng ta có thể mạnh dạn nói rằng ở thể loại này không ai qua được Ngô Tất Tố. Có thể xem ông như nhà viết Tiểu phẩm chuyên nghiệp, một người nghệ sĩ lành nghề khó ai có thể bì kịp. Sự xuất hiện của nhà văn Ngô Tất Tố trên các báo, ở các chuyên mục “Nói mà chơi”, “Thực hay bỡn”, “Mỗi ngày một chuyện”… đã khiến cho thể loại Tiểu phẩm vốn đã gần với văn học hoàn toàn trở thành một thể loại văn học. Sau đây là những đóng góp có giá trị về nội dung tiểu phẩm Ngô Tất Tố.

Một phần của tài liệu ĐÓNG GÓP CỦA PHÓNG SỰVÀ TIỂU PHẨM NGÔ TẤT TỐ ĐỐI VỚI VĂN HỌC VIỆT NAM 1930 - 1945 (Trang 69 - 70)