Lịch sử ra đời và phát triển của tiểu phẩm.

Một phần của tài liệu ĐÓNG GÓP CỦA PHÓNG SỰVÀ TIỂU PHẨM NGÔ TẤT TỐ ĐỐI VỚI VĂN HỌC VIỆT NAM 1930 - 1945 (Trang 31 - 32)

- Trên thế gii : Vào khoảng những năm 60-70 của thế kỉ XVIII, với sự xuất hiện của các bài viết của Nôvicốp và Giécxen trên báo chí Nga. Và đầu thế kỉ XIX với sự xuất hiện của những bài viết của cốđạo Guyliêng Giốp Phroa trên báo chí Pháp. Những bài viết của họ là những bài bài ngắn về đề tài văn hóa, chính trị, xã hội với lời văn nhẹ nhàng, duyên dáng, lúc đầu giống như những bài tiểu luận dần dần định hình thành thể loại với những đặc điểm rõ rệt: tính thời sự, tính văn học, hoạt bát. Người ta gọi các bài viết này là Feuilleton, và thể loại tiểu phẩm đã ra đời.

- nước ta, các dạng trào phúng, tiểu phẩm, theo các nhà nghiên cứu, xuất hiện trên báo chí khoảng những năm đầu của thế kỉ XX, ở những tờ báo như: Đông Dương tạp chí, Đông Tây, Duy Tân, Phong Hóa, Vịt dực, Con ong… đã có nhiều bài viết mang tính chất châm biếm, hài hước, in những hình hý hoạ, biếm hoạ…

Tuy nhiên phải đến thời kì Mặt trận Dân chủ (1936-1939), khi báo chí đã tiến bộ và phong tro Cách mạng vơ sản có điều kiện phát triển công khai, thể loại tiểu phẩm mới thực sự phát triển. Ta thấy có sự xuất hiện của các mục: “Mỗi ngày một chuyện”, “Nói mà chơi”, “Thực hay bỡn”, “Câu chuyện ban mai” trên báo chí với những tên tuổi nổi tiếng như: Tam Lang, Thông Reo, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan… Phần lớn các tác phẩm đều có kết cấu gọn nhẹ, súc tích, mang tính trào phúng và bắt kịp với những vấn đề thời sự đương thời như: vạch trần bản chất xấu xa của chếđộ thực dân phong kiến, sựđớn hèn của những kẻ bán nước cầu vinh, thói hám tiền, hám danh vọng, địa vị, những hủ tục lạc

hậu, mê tín dị đoan, thói lố lăng kệch cơm của những kẻ học đòi u hóa, coi thường văn hóa dân tộc… Ở giai đoạn này, thể loại tiểu phẩm thực sựđạt hiệu quả cao về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật, gây được sự hứng thú ở phần lớn công chúng, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của thể loại.

Trên đà đó, tiểu phẩm ngày càng phát triển và hoàn thiện cùng với quá trình phát triển của nền báo chí Việt Nam.

Thời kí chống Mĩ cứu nước, tiểu phẩm phát triển mạnh nhưng chủ yếu là những tiểu phẩm mang tính bút chiến, nội dung nhằm vạch trần bộ mặt thâm hiểm, những thủđoạn xấu xa tàn ác của đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai bán nước. Tiêu biểu cho giai đoạn này là các tên tuổi như: Lê Kim, Lã Vọng, Hoàng Trung Thông, Tú Mỡ…

Chiến tranh chấm dứt, lịch sử dân tộc lật sang trang mới, tiểu phẩm cũng nhanh chóng thay đổi, hòa mình vào sư nghiệp xây dựng đất nước. Những vấn đề cấp bách được đặt ra, các nhà viết tiểu phẩm tiếp cận với những đề tài mới: Những thói hư tật xấu như tệ nạn tham nhũng, cửa quyền, ức hiếp quần chúng và những tệ nạn do chiến tranh để lại như: thói làm ăn chây lười, ỷ lại vào tập thể trong công cuộc xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Giai đoạn này, tiểu phẩm đã làm nhiệm vụ góp phần làm trong sạch xã hội, hướng dẫn quần chúng đi vào xây dựng nếp sống mới.

Thời kì sau 1986, cùng với sựđổi mới của cả nước. tiểu phẩm vươn lên phát triển nở rộ, góp phần to lớn vào việc thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Một phần của tài liệu ĐÓNG GÓP CỦA PHÓNG SỰVÀ TIỂU PHẨM NGÔ TẤT TỐ ĐỐI VỚI VĂN HỌC VIỆT NAM 1930 - 1945 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)