Kết cấu của tiểu phẩm

Một phần của tài liệu ĐÓNG GÓP CỦA PHÓNG SỰVÀ TIỂU PHẨM NGÔ TẤT TỐ ĐỐI VỚI VĂN HỌC VIỆT NAM 1930 - 1945 (Trang 34 - 35)

- Gây cười bằng cách kết hợp cả hai yếu tố trên: cũng có khi tiểu phẩm kết hợp cả hai yếu tố trên trong quá trình xây dựng cốt truyện, loại kết cấu này như một xung đột kị ch,

1.3.4.2. Kết cấu của tiểu phẩm

Kết cấu của tiểu phẩm khá đơn giản nhưng mạch lạc, độc đáo, giàu sức thuyết phục. Một tác phẩm tiểu phẩm thường có ba phần: Vào đề, diễn giải và kết luận. Phần vào đề có tính chất gợi mở vấn đề cần bàn, cần đề cập trong tiểu phẩm sang sự chú ý tò mò cho người đọc. Ví dụ tiểu phẩm “Mạ lại tin tức” cuả Ngô Tất Tố, phần vào đề ông viết “Coi cái đầu đề này mà ai đoán được ở dưới mình nói cái gì, thì mình dầu kiết thì kiết, cũng xin thiết một chầu hát.

Đố vậy mà chơi chứ cái đầu đề mình đặt rắc rối như vậy, thánh đoán cũng chẳng ra. Thôi mình nói toẹt ngay đi kẻo độc giả sốt ruột”. Đúng như Ngô Tất Tốđã nói phần vào đề

cuả ông sốt ruột thật, ông cố tình kéo dài tạo sự tò mò cho người đọc khiến cho lượng thông tin sắp được tác giả trình bày thật hấp dẫn.

Phần diễn giải dẫn dắt người đọc đi vào nội dung chính của vấn đề, tạo nút căng thẳng và cởi nút, hoặc tạo tình huống rồi giải đáp tình huống đó. Trong “Mạ lại tin tức”, Ngô Tất Tố dẫn dắt người đọc đi từ chỗ giải thích chữ “mạ”, sau đó đến cắt nghĩa cụm từ “mạ lại tin tức”, dẫn đến nội dung chính của vấn đề cần phản ánh. Đó là hiện tượng “ở Hà Thành mới có một vài tờ báo mạ lại tin tức”, với thủđoạn như:

Giả sửđầu tháng Novembre ở Gia Định có bắt được một ngươì cộng sản chi đó, có báo

đăng cái tin ấy mà họ trót đã không biết, thì họ lờ đi luôn đến cuối tháng ấy mới đăng. Chứ

họ không đăng vào hôm sau mang tiếng là trích đăng cuả bạn đồng nghiệp. Khi đăng họ chỉ đổi lại ngày tháng , đại khái đăng vào ngày 26 novembre thì ở trên họ đề là “Saigon 23 Novembre”, độc giả coi thấy cái đát ấy tưởng là việc mới xảy ra, tưởng là tin tức của báo họ nhanh lắm [58, tr.51]

Phần kết luận cần khái quát vấn đề đang bàn, (đưa ra lời bình nếu cần thiết- theo chủđề ). Lời bình có khi là lời cuả tác giả có khi là lời của nhân vật (nếu có). Tiểu phẩm “Mạ lại tin tức” của Ngô Tất Tố, Vừa đưa ra kết luận lại kèm theo lời bình rất sâu sắc

“Đó là tin mạ lại, mạ lại như vậy thì mới sang xác rồi, đánh lừa độc giả thiệt dễ như bỡn. Than ôi, thì buổi điêu ngoa các bà các cô sắm đồ, phân biệt đồ thật đồ mạđã khó thay, mà

đến độc giảđọc báo phân biệt được tin “mạ” lại càng khó nữa. Than ôi.”[58, tr.52].

Cũng như các thể loại khác, kết cấu của Tiểu phẩm cũng khá linh hoạt, có kết cấu cốt truyện, có kết cấu sự kiện, ty thuộc vào mục đích và lượng thông tin cần cung cấp mà các tác giả sẽ chọn cho mình một loại kết cấu phù hợp.

Một phần của tài liệu ĐÓNG GÓP CỦA PHÓNG SỰVÀ TIỂU PHẨM NGÔ TẤT TỐ ĐỐI VỚI VĂN HỌC VIỆT NAM 1930 - 1945 (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)