Phản ánh thực trạng xã hội với sự xuống cấp về đạo đức, lối sống

Một phần của tài liệu ĐÓNG GÓP CỦA PHÓNG SỰVÀ TIỂU PHẨM NGÔ TẤT TỐ ĐỐI VỚI VĂN HỌC VIỆT NAM 1930 - 1945 (Trang 89 - 96)

- Gây cười bằng cách kết hợp cả hai yếu tố trên: cũng có khi tiểu phẩm kết hợp cả hai yếu tố trên trong quá trình xây dựng cốt truyện, loại kết cấu này như một xung đột kị ch,

3.1.2. Phản ánh thực trạng xã hội với sự xuống cấp về đạo đức, lối sống

Tiểu phẩm của Ngô Tất Tố, bên cạnh những vấn đề chính trị lớn lao, cũng đi sâu vào phản ánh cuộc sống đời thường với những thói hư tật xấu, phản ánh kịp thời sự xuống cấp vềđạo đức, lối sống trong xã hội, góp phần cảnh tỉnh, cảnh giác cũng như lay thức lương tri, buộc mỗi người trong xã hội phải quan tâm, suy nghĩ.

Những luồng gió mới từ phương Tây thổi vào xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX, một mặt, mang lại những tư tưởng duy tân, sinh khí mới, mặt khác cũng làm đảo lộn nhiều gi trị trong đời sống con người, nhiều quan hệ xã hội. Đạo đức của con người ngày một đi xuống, mối quan hệ giữa người với người được cân đo, đong đếm bằng giá trị của đồng tiền. Điều này trước Ngô Tất Tố đã không ít những nhà văn, nhà thơ, nhà chính trị phản ánh. Cái hay của Ngô Tất Tố là ông biết chọn thể loại tiểu phẩm, để có thể chuyển tải nội dung phản ánh một cách sâu sắc nhất. Dưới ngòi bút tiểu phẩm của Ngô Tất Tố, xã hội Việt Nam hiện ra thật sống động, muôn hình vạn trạng. Mỗi mẩu chuyện là một góc nhìn, một khm ph. Đó là chân dung những con người bị tha hoá, biến chất vì nhiễm lối sống hiện đại. Đó là những nghịch lí, nghịch gia đình mà các mối quan hệđều bị đảo lộn, luân lí bị coi thường. Tất cả tạo thành một xã hội mà người xấu nhiều hơn người tốt, người hiền bị hiếp đáp, còn kẻ ác thì cứ nhởn nhơ sống. Ngô Tất Tốđã dùng tiểu phẩm phản ánh sự sa đoạ từ trong gia đình đến ngoài xã hội.

Từ xa xưa trong quan niệm của người Việt, gia đình là một nền tảng vững chắc của xã hội, rất được coi trọng, gìn giữ. Thế nhưng từ khi thực dân Pháp sang xâm lược nước ta, ngoài sự đàn áp về chính trị, bóc lột về kinh tế chúng còn thi hành chính sách đầu độc về văn hoá. Với danh nghĩa là khai hoá văn minh cho các nước Đông Dương, chúng đưa vào nước ta những luồng văn hoá mới lố lăng, kệch cỡm, hịng làm mai mot hoặc phá hỏng nền đạo đức vốn có của dân tộc. Mối quan hệ gia đình với những tôn ti trật tự bị đảo lộn.

Qua một số tiểu phẩm như: Một đức con quí, Tục chúc thọ sẽ phải đổi lại, Tìm cho được hạt giống cây Kinh, Cái vạ giàu sang…, Ngô Tất Tố muốn cho người đọc thấy sự lung lay, sự hư hỏng của chữ “Hiếu”. Xã hội thay đổi, ngôi vị cũng thay đổi. Con cái nghiễm nhiên ngồi trên đầu trên cổ cha mẹ. Ở câu chuyện “Một đức con quý”, Ngô Tất Tố viết về một gia đình đương thời, một mẹ, một con. Người mẹ từ khi chồng chết đã ở vậy thờ chồng nuôi con. Nuôi con lớn rồi lại dựng vợ gã chồng cho nó. Thế nhưng người con trai từ sau khi cưới vợ “không biết vợ chồng ông quý tửđó có nhiễm tư tưởng mới hay không, chỉ biết sau khi cưới vợ cho con trật tự nhà ấy liền được xếp đặt đúng mốt gia đình tân thời, nghĩa là bà mẹ liền bị giáng cấp, nhường chỗ cho nàng dâu ngồi lên và ông quý tử của bà nhiều khi còn

báo hiếu vợ bằng cách khinh rẻ mẹ nữa” [59, tr.192]. Đến khi có cháu, bà cụ không được bế cháu, mà còn bị con dân mắng nhiếc tàn tệ. Tủi thân bà đã tự mình mua quan tài rồi tìm đến cái chết. Ngô Tất Tốđau lòng buông một câu mỉa mai “Quý hoá thay ông con ấy. Thật

đã có công làm cho yên lòng những người không có con” [59, tr.193].

Nguyên nhân của lối cư xử bất hiếu đối với cha me, theo Ngô Tất Tố, là do “nhiễm tư

tưởng mới”, để chứng minh cho điều này trong tiểu phẩm “Tục chúc thọ sẽ phải đổi lại”, Ngô Tất Tốđã đi so sánh hai gia đình, một của xưa và một của nay. Trong các gia đình xưa, những gia đình nào có cha mẹ già “đều là gia đình có phúc”, những người cha, người mẹ già ấy “chẳng những làm cho vui đẹp cửa nhà, còn có bóng mát che chở cho kẻ dưới”. Còn “trong đời văn minh tiến bộ như bây giờ, nhà có cha mẹ già chưa hẳn đã là phúc cả” [59, tr.198]. Rồi ông đưa ra một dẫn chứng về một gia đình mới, có cha mẹ ngoài 70, ông cụ vừa mất được một tháng “trong dịp đau đớn, một cậu con trai và hai bà con gái nhất định đòi mẹ phải chia gia tài. Các con còn dọa bà cụ: nếu không chịu chia sẽ làm lôi thôi cho mà xem” [59, tr.199]. Ngô Tất Tố sau mỗi câu chuyện bao giờ cũng có lời bình sâu sắc, vừa mỉa mai khinh bỉ, vừa đả kích. Trong trường hợp này, ông bình: “Nay mai Tết đến, ai vào những nhà kiểu ấy mà chúc cho cha mẹ họ sống lâu mạnh khoẻ, có khi họ sẽ gạo muối tống quái. Vậy thế cái tục chúc thọ có thể sẽ phải đổi lại. Đổi chữ “thọ” ra chữ “yểu” là nhà có phúc” [59, tr.199].

Đồng tiền chính là tác nhân quan trọng, nó đã làm lu mờ chữ “hiếu” của những kẻ làm con. Xung quanh chuyện chia gia tài, đã có biết bao chuyện thương tâm xảy ra. Chỉ vì thương đứa con út, nên khi chia gia tài ông già T trong câu chuyện “Tìm cho được hạt giống cây Kinh”, đã thêm cho đứa con út một toà nhà gác.“Ông trưởng nam biết được tin ấy liền lập tức vác dao đến cổng người em gọi em ra đó để chém. May có hàng xóm can người em mới sống sót được” [59, tr.203]. Vì chút gia tài mà anh em có thể trở mặt thành nghịch thù. Ngô Tất Tố muốn vạch mặt những kẻ vì tiền mà dám giết cả người thân, thậm chí đó là cha đẻ của mình. Chẳng hạn như trong câu chuyện “Cái vạ giàu sang”, sự giàu có của cha làm nổi lòng tham ở đứa con bất hiếu, một người cha ở Nam Định đã bị con mình mưu sát. Ngô Tất Tố bất bình: “khốn nạn, người ta xông pha tên đạn, dầu dãi nắng sương, đem hết trí khôn sức khoẻ gây dựng cơ nghiệp, làm nên giàu sang, ai cũng mong rằng hưởng hết đời mình rồi sẽ để lại cho con. Nào có ngờ đâu lúc đã giàu sang thân mình lại thành kẻ thâm thù của con cái. Than ôi, giặc cướp ở ngoài còn khó giữ thay, giặc cướp trong nhà thì giữ

Những gì Ngô Tất Tố bày trên trang giấy chính là thực trạng đạo đức của xã hội Việt Nam thời buổi Tây, Ta lẫn lộn. Những con người đó, những sự việc đó không phải chỉ là nhưng cá nhân riêng lẻ mà là mot hiện tượng, một trào lưu. Ta thấy cả một xã hội đang đi xuống trong tiểu phẩm của Ngô Tất Tố. Nói về việc con cái vì tiền mà bất hiếu với cha mẹ, Ngô Tất Tố kết luận: “trong quý quốc ta ngày nay, những bậc hiền nữ, hiền nam như thế có lẽ không hiếm” [59, tr.199]. Kể về chuyện cây Kinh trong sách “Tục Tề Hài chí” giúp cho anh em đoàn tụ và hiểu được mối quan hệ ruột rà máu thịt. Ngô Tất Tố ao ước “Phải nước An Nam ngày nay cũng nhiều nhà đáng có cây đó” [59, tr.202]. Như vậy, việc con cái đối đãi tệ bạc đối với cha mẹđã trở thành một tệ nạn xã hội chứ không còn đơn thuần là chuyện riêng của một gia đình nào cả.

Trong những gia đình mà các bậc cha mẹ là những người cổ xưa, những người tuân thủ theo nề nếp gia giáo phong kiến, m còn điên đảo phức tạp thế, huống hồ những gia đình mà cả vợ cả chồng đều là những con người được sinh ra và lớn lên trong một xã hội hỗn loạn, tân thời. Ở những gia đình này, nề nếp bị phá hỏng ngay từ mối quan hệ vợ chồng.

Hoàng Văn Ấm dan díu với nhân tình, giết vợ chỉ vì tiền trong câu chuyện “Nên có cả

nữ oai”. Rồi chuyện những bà vợ của các ông bác sĩ tham biện, lục sự, thông phán… đánh bạc vì không có việc gì làm trong “Chuyện hàng ngày”. Là những chân dung người chồng người vợ trong thời hiện đại. Ngô Tất Tố cho chúng ta thấy thời nay, khó có thể tìm ra được những người đàn ông “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” và những người phụ nữ có đầy đủ “công, dung, ngôn, hạnh”,… Thay vào đó là những hạng chồng tiểu nhân bỉ ổi, những hạng vợ lăng loàn, bài bạc… Chính vì thế, chuyện gia đình tan vỡ, chuyện li hôn diễn ra ngày một nhiều. Theo Ngô Tất Tố, ngày xưa chuyện vợ chồng bỏ nhau rất đơn giản nhưng ít khi xảy ra. Còn ngày nay, vợ chồng muốn li hôn phải trải qua nhiều khâu đoạn làm thủ tục rất phức tạp, vậy mà “thiên hạ vẫn còn bỏ nhau oanh oách, thậm chí con cái hàng lũ, người ta cũng cứ tuyệt tình với nhau. Cho hay nếu giản dị như phép đồng tiền, chiếc đũa ngày xưa, có lẽ khắp xã hội này không còn cặp vợ chồng nào nguyên vẹn” [59, tr.205].

Từ chỗ vợ chồng coi thường nhau, con cái rẻ khinh cha mẹ, dẫn đến những mối quan hệ gia đình khác cũng bị ảnh hưởng. Đó là mối quan hệ giữa mẹ chồng- nàng dâu, giữa ông bà nhạc và con rể. Trong xã hội lúc bấy giờ không thiếu gì cảnh mẹ chồng khắc nghiệt với nàng dâu. Nhưng đặc biệt lạ lung l ở thế kỉ XX có cảnh nàng dâu ức hiếp mẹ chồng (“Một

đứa con quí”), cảnh chàng rể tác yêu, tác quái đối với bố mẹ vợ (“Nhưng ông Ba Vì hoành hành”, “Có thế mới là trời”). Trong câu chuyện “Những ông Ba Vì hoành hành”, Ngô Tất

Tốđã liệt kê một số dẫn chứng về hành động dã man của những ông con rể “Tuần lễ trước, ông Nguyễn Văn Khiết ở huyện An Thi đã bị con rể đánh cho vỡ đầu và còn lăng mạ ông nữa (…). Hôm mới đây, bà Nguyễn Thị Ngắn ở tỉnh Phú Thọ, cũng bị chàng rểđốc suất gia nhân đánh cho nhiều vết thương” [59, tr.209]. Đó là những ông bà nhạc ở quê, còn những ông bà nhạc ở thị thành thì lại chịu nạn con rể “đào mỏ”, mà đào mỏ ngay tối tân hôn mới là đáng sợ.

Gia đình là tế bào của xã hội, là nền tảng của xã hội. Vậy mà trong nhiều gia đình An Nam bây giờ hình như không còn tôn ti trật tự, không còn luân thường đạo lí. Tình trạng ny tất kéo theo sự xuống cấp về văn hoá đạo đức của toàn xã hội.

Lớp người hư hỏng đầu tiên phải kể đến thanh niên. Do được sinh ra trong những gia đình thiếu nề nếp. Thêm và đó cuộc sống xã hội hiện đại, tân thời đã lôi kéo họ vào con đường trụy lạc, đánh mất nhân cách của mình. Ngô Tất Tố vẽ ra cho chúng ta thấy những cô gái chỉ trạc mười hai, mười ba tuổi “tóc bỏ ngang lưng, bạo dạn nấp ở dưới nách những chàng trai trẻ tuổi” [59, tr.222]. Và ông ngạc nhiên hỏi: “cớ sao những cô gái đó chưa “tơ” mà đã hư thân thế”? Rồi ông khẳng định: đơn giản “đó là những bậc tài tử”. Ngô Tất Tố chỉ ra nguyên nhân khiến cho các cô gái chưa đủ lớn lại cặp kè với những chàng trai đáng tuổi chú mình “gây ra hạng con gái tài tử ấy cố nhiên là một số nhà viết tiểu thuyết vô lương tâm, nhưng cũng bởi cả hoàn cảnh gia đình nữa” [59, tr.223]. Các nhà tiểu thuyết lãng mạn cứ cho ra đời những tiểu thuyết với nhưng chuyện tình ướt át, đầu độc đầu óc các cô cậu mới lớn. Yêu đương lén lút chưa đủ các cô cậu lại rủ nhau bỏ nhà đi. Cô Ng. Thị Gái vốn là con nhà gia thế, vì yêu một công tử nên bỏ nhà theo chàng trai lên Hà Nội, làm nghề ăn cắp tiền bạc đem về nuôi nhân tình. Chuyện bỏ nhà đi theo trai của cô Ng. Thị Gái quả là đáng trách. Và đây cũng là một hiện tượng phổ biến trong xã hội. Một số bỏ nhà theo trai, một số bỏ nhà theo nghề mại dâm. Đó là hậu quả của viêc tiểu thuyết tình dục xuất bản tràn lan. Tuy nhiên, ở câu chuyện này, Ngô Tất Tố còn muốn nói đến một loại con trai “vô sỉ”. Ông lên án gay gắt loại người này: “Bây giờ trong đời lại có hạng trai nằm dài, chực ả nhân tình móc túi thiên hạ, để cung vào cái miệng ăn và cái miệng hút của mình thì đống nhục của đàn ông cao lên mấy từng nữa” [59, tr.268]. Đó là gã nhân tình đã dụ dỗ cô Ng. Thi Gái, để rồi nghiện hút, phải sống nhờ vào tiền ăn cắp của người yêu. Đến khi người yêu bị bắt thì hắn không thấy đâu. Ngô Tất Tố thể hiện quan điểm một cách rõ ràng đối với hạng đàn ông bám váy phụ nữ này: “Bạn đọc chắc cũng đồng ý với tôi, mà ước cho anh chàng đó

vào nằm nhà đá thay cho cô kia để làm gương cho kẻ chỉ trông vào vợ mà sống.” [59, tr.268].

Thanh niên thời buổi đó như thế! Một số thì sống kí sinh, một số thì phá phách, “quái gở”. Được bạn đọc cung cấp thông tin qua những lá thư gửi toà soạn về những đám thanh niên phá phách, Ngô Tất Tố lập tức chọn lấy những lá thư tiêu biểu viết thành tiểu phẩm “Vôi và Tri cụ còn rộng”, nhằm phê phán những đám thanh niên vô công rồi nghề. Một là những môn đồ của “Sở Khanh”, chuyên đi chọc ghẹo các cô gái một cách vô liêm sỉ. Hai là hạng vô lại, làm cho người khác bị lừa để cười chơi. Cả hai hạng này đều vô giáo dục như nhau. Ngô Tất Tố ngạc nhiên hỏi: “Kì nhỉ, ảnh hưởng vì đâu xã hội Việt Nam lại nẩy ra hạng thanh niên quái gở như vậy?” [59, tr.220]. Đó là một câu hỏi có ý nghĩa khẳng định khẳng định sự tha hoá của con người, cũng như sự xuống cấp vềđạo đức của xã hội đương thời.

Xã hội Việt Nam lúc bấy giờ đâu chỉ có những nam nữ hư hỏng, còn có biết bao nhiêu những điều trái tai, gai mắt. Con người trở nên lười nhác, muốn ăn mà không muốn làm. Chính vì thế sinh ra một hạng ăn mày giả, hiện tượng này khiến cho các nhà nho, các nhà chí sĩ yêu nước thấy mà đau đớn và nhục nhã. Ngô Tất Tố cũng đem hạng người này ra mà đả kích một cách kịch liệt “…ăn mày xứ ta, trừ ra ít người già ốm tàn tật, hầu hết là kẻ lười biếng. Những chuyện thuê con, mượn con, giả mù, giả què của chúng chắc là ngài đã nghe qua, như thế chúng chết sớm ngày nào thân chúng mát mẻ ngày ấy, xã hội đỡ bẩn ngày ấy” [59, tr.248]. Hiện thực xã hội quả đáng buồn, phải cần bao nhiêu ngòi bút giống như Ngô Tất Tố để có thể rửa sạch những ung nhọt thối tha của xã hội, do chế độ thực dân tạo ra. Ngô Tất Tố luôn luôn tỉnh táo phản ánh hiện thực với những thói hư tật xấu nhưng bao giờ ông cũng tìm ra được thủ phạm lớn nhất đó chính là bọn thực dân cướp nước. Văn minh phương Tây không phải là xấu. Tuy nhiên những cái mà thực dân Pháp chủ trương “nhập khẩu” vào nước ta, thường là cặn b, phần lớn nằm trong mục đích cai trị với chính sách ngu dân, huỷ hoại nền văn hoá truyền thống Việt Nam tốt đẹp bao đời của chng. Vào Việt Nam, những thứ ngoại nhập ấy chủ yếu phát huy theo hướng tiêu cực.

Một mối quan hệ xã hội mà từ trước tới nay người Việt hết sức coi trọng, đó là mối quan hệ thầy trò. Thế nhưng trong xã hội thực dân nửa phong kiến, mối quan hệđó đang bị phá vỡ. Người xưa từng nói “Tôn sự trọng đạo”, nhưng trong xã hội thời Ngô Tất Tố lại có kẻ dám bán ruộng của thầy lấy tiền chia nhau! Tội đó là tội bất nghĩa. Ngô Tất Tố trong tiểu phẩm “Đền đã vậy thì tội bất nghĩa thì sao” đã phân tích kĩ về vấn đề này để thấy được sự

xuống cấp vềđạo đức văn hoá của xã hội. Ông đi từ việc khẳng định lại mối quan hệ thấy

Một phần của tài liệu ĐÓNG GÓP CỦA PHÓNG SỰVÀ TIỂU PHẨM NGÔ TẤT TỐ ĐỐI VỚI VĂN HỌC VIỆT NAM 1930 - 1945 (Trang 89 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)