Vạch trần bản chất xấu xa của các thế lực trong xã hội thực dân phong kiến

Một phần của tài liệu ĐÓNG GÓP CỦA PHÓNG SỰVÀ TIỂU PHẨM NGÔ TẤT TỐ ĐỐI VỚI VĂN HỌC VIỆT NAM 1930 - 1945 (Trang 70 - 89)

- Gây cười bằng cách kết hợp cả hai yếu tố trên: cũng có khi tiểu phẩm kết hợp cả hai yếu tố trên trong quá trình xây dựng cốt truyện, loại kết cấu này như một xung đột kị ch,

3.1.1. Vạch trần bản chất xấu xa của các thế lực trong xã hội thực dân phong kiến

kiến

Ngô Tất Tố tuy chưa thực sự là một người sớm đi theo cách mạng và thời gian ông đến với cách mạng cũng chưa phải là nhiều, nhưng trong con người ông có tố chất của một người cách mạng, luôn đấu tranh không mệt mỏi vì quyền lợi của nhân dân, của giai cấp vô sản. Hà Minh Đức nhận xét: “Điều nổi bật trong Tiểu phẩm báo chí của Ngô Tất Tố là tinh thần đấu tranh mạnh mẽ cho công bằng xã hội cho quyền sống của con người. Phẩm chất

ấy thể hiện trong các bài viết tạo nên linh hồn và dũng khí của ngòi bút” [33, tr.445]. Phan Cư Đệ cũng đồng tình cho rằng: “Ngô Tất Tố chuyên sử dụng một loại văn Tiểu Phẩm để

vạch những chuyện chướng tai gai mắt, những chuyện bất công ngang trái trong xã hội .”[33, tr.433]. Với mục đích chiến đấu đó, trong các tiểu phẩm của mình, ông lên án tất cả những thế lực, những tổ chức, những con người chạy theo lợi ích cá nhân vị kỉ, có âm mưu, dã tâm bóc lột, làm giàu trên mồ hôi nước mắt của nông dân. Toàn bộ tiểu phẩm của Ngô Tất Tố làm thành một bức tranh rộng lớn và chân thực về xã hội thực dân phong kiến Việt Nam những năm trước cách mạng tháng Tám với những chân dung biếm hoạ sinh động, sâu sắc. Đối tượng phê phán đả kích của ông là bọn thực dân, bọn quan, tư sản phong kiến, bọn tay sai bồi bút, bọn tư sản, bọn làm giàu bất chính…

Đả kích bn thc dân cướp nước:

Vào những năm 1930-1945, tình hình báo chí, và những sáng tác văn học đều bị kiểm duyệt rất gắt gao, bị cắt xén, xoá bỏ, phạt tiền, phạt tù, đình bản…Thực dân Pháp một mặt tìm đủ mọi cách để hạn chế, gây khó khăn hoặc ra lệnh đóng cửa các tờ báo có đăng những bài mang tính chất cổ động làm thức tỉnh ý thức dân tộc và lòng yêu nước của nhân dân ta. Mặt khác chúng tăng cường nâng đỡ, tạo điều kiện về mọi mặt đặc biệt về kinh tế. Chúng sẵn sàng bỏ ra số tiền rất lớn để mua chuộc nhà báo và các nhà xuất bản chịu hợp tác và làm công cụ tuyên truyền cho chúng. Trước sự kìm hãm về tinh thần, sự cám dỗ về vật chất, đã không ít các cây bút, các nhà báo, chủ báo làm tay sai cho thực dân Pháp, quay lưng lại với dân tộc. Một số khác tuy không theo Pháp nhưng không dám ra mặt đấu tranh, chống đối, không dám thể hiện thái độ căm thù, bất hợp tác, không dám bộc lộ tình yêu nước của mình. Riêng Ngô Tất Tố vẫn kiên định, vẫn hiện ngang dùng Tiểu phẩm để công kích, phê phán, chê bai một cách mạnh mẽ. Có thể nói dù trong hoàn cảnh nào ông cũng không khuất phục, thậm chí đối tượng bị ông đem ra mỉa mai, đả kích chính là nhưng tên thực dân cướp nước. Ngô Tất Tố cũng lường trước được hậu quả và đã có lần ông bị cầm tù bốn tháng, bị

trục xuất khỏi các thành phố lớn, nhưng ông không hề run sợ. Viết tiểu phẩm, ơng làm đúng như Lỗ Tấn đã nói: “Văn Tiểu phẩm muốn tồn tại thì phải là mũi dao nhọn, là khẩu súng có thể cùng người đọc mở một con đường sống bằng máu” [Dẫn theo 33, tr.427].

Mũi dao nhọn, khẩu súng ấy Ngô Tất Tố chĩa thẳng vào kẻ thù của dân tộc là thực dân Pháp đang đè đầu cưỡi cổ mà bóc lột nhân dân ta. Hễ có cơ hội là Ngô Tất Tố lột trần sự thật trong các bài Tiểu phẩm của mình, đăng trên báo một cách công khai cũng không cần nói bóng gió. Phan Cư Đệ cho rằng ngòi bút của “Ngô Tất Tố đã tấn công vào chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên một số vấn đề cơ bản, đã vạch trần những chính sách ngu dân, mị dân và mọi thủ đoạn thâm độc nhằm làm cho thanh niên rơi vào tâm lí tự ti dân tộc hoặc dần dần sa vào con đường truỵ lạc.” [33, tr.437]

Trước hết Ngô Tất Tố phơi bày bản chất dối trá, giả nhân nghĩa của những tên thực dân nhân danh mẫu quốc. Nhân bài báo của tờ “Pháp Việt tạp chí”, bàn về chính sách cai trị toàn quyền Brévie rằng : “Ngài không dám như vua Henri IV mong cho một người dân quê nghèo nhất nước Pháp có thể làm thịt một con gà trong ngày chủ nhật, mà chỉ mong cho một người dân quê nghèo nhất xứĐông Dương cũng có một bát gạo thứ hai…” Ngô Tất Tố liền tiếp lời:

Lời nói thiết tha thành thực ấy, dân chúng tôi rất lấy làm cảm động, nhưng không khỏi làm sửng sốt cho các nhà tư bản thực dân bên thượng quốc, hàng ngày ngấp nghé dòm sang. Vì

Đông Dương xưa nay vẫn có tiếng là một thuộc địa giàu có nhất của nước Pháp. Chẳng thế

mà luôn đứng đầu trong các việc đóng góp với mẫu quốc về quân phí, về quốc trái về lạc quyên. Lại những con số xuất cảng, nhập cảng hàng năm cộng nên con số kếch xù (…). Lại những cảnh tượng rực rỡ xa hoa trong các nơi thành thị, những công sở, những biệt thự, những lâu đài kiến trúc, kinh phí hàng năm kể vạn kể triệu. Thế mà cái chính sách của quan thủ hiến Đông Dương chỉ mong cho lũ dân nghèo có bt gạo thứ hai thì cũng hẹp hòi lắm ru?...” [60, tr.342]

Đúng là giọng điệu của Ngô Tất Tố, và cũng chỉ có Ngô Tất Tố mới có thể viết được những câu văn thẳng thắn đến vậy. Ông nổi tiếng là người nhìn xa, trông rộng, với con mắt tinh tường. Ông biết bọn thực dân Pháp qua đây không phải với thiện chí, thiện tâm gì. Nhiều người ở bổn quốc vốn là những tay bồi bếp, những kẻ không công ăn việc làm nhưng sang Đông Dương cũng vênh vang lên mặt và vơ vết cho đầy túi tham. Chúng biến nước ta thành thuộc địa, khai thác tài nguyên khoáng sản của ta, bóc lột sức lao động của nhân dân ta để làm giàu cho chúng vậy mà còn giở giọng giả nhân giả nghĩa “mong cho một người

dân nghèo nhất xứ Đông Dương cũng có bát gạo thứ hai”. Ngô Tất Tố không ngần ngại phanh phui, phân tích để phơi bày ra xem tấm lòng nhân đạo đó sâu được bao nhiêu hay chỉ là “chiêu bài” đánh lừa người dân An Nam hãy tiếp tục cam chịu, nhẫn nhục và cống hiến cho chúng.

Văn Tiểu phẩm của Ngô Tất Tố còn là một phòng triển lãm những bức chân dung được phác thảo theo kiểu biếm hoạ của giai cấp thống trị và những kiểu người điển hình trong xã hội cũ.

Ngô Tất Tố đối với bọn thực dân khi thì ông gọi một cách chung chung “ông Tây”, khi thì gọi thẳng những tên cá nhân cụ thể của chúng. Đối với người dân nghèo họ thường không thể nhớ đến những cái tên cụ thể mà thường họ chỉ có thể gọi đó là ông Tây. Trong Tiểu phẩm của mình, Ngô Tất Tố vẫn thường nhắc đến những hình tượng ông Tây “mũi lõ”, “mắt xanh” là sự khiếp sợ của dân lành “Chỉ một cái danh từ ông Tây cũng đủ làm cho dân quê chúng tôi rùng mình khiếp đảm mà tưởng tượng tới sự nóng nảy mạnh hơn của một ông sen đầm” [Dẫn theo 33, tr.446] nhưng lại là niềm tự hào của những me Tây, chuyện “ Tây Hoẻn” là một minh chứng. Chuyện rất hóm hỉnh và thú vị khi tác giả vạch trần văn hoá hạ cấp của những tên lính thực dân trong sinh hoạt hàng ngày. Ngoài súng đạn, lưỡi lê và sự thô bạo những người lính Tây còn cặp kè với những hạng gái được gọi là “me tây”, và Ngô Tất Tố đã khéo léo phê phán cả hai loại người này “Một anh Tây lính mũi lõ râu xồm, mình cao bụng phệ dắt chiếc xe đạp đi bên cạnh một người đàn bà phấn son sặc sỡ, quần áo lam, giày cao gót, chiếc ô xanh biếc, chiếu xuống bộ mặt phấn bị mồ hôi loang lỗ, bộ răng trắng nhom nhem khấp khyễnh như rã rụa, với bộp môi cong mỗi khi cười nói” [54, tr.127]. Một sự thực không thể tránh đó là bọn Tây qua khiến cho nước An Nam ngày cang nhiều những loại me Tây. Nhìn thì có vẻ như những chuyện cá nhân nhưng thực chất cũng là một vấn đề chính trị xã hội. Nó khiến con người Việt Nam đặc biệt là những người phụ nữ, có khả năng sinh ra những đứa con xinh xắn, học hành thành tài, vậy mà bộ phận này đang ngày càng bị tha hoá, biến chất, bị mờ mắt trước đồng tiền, thành một trào lưu chạy theo lối sống đua đòi. Đây là suy nghĩ của cô Tây Hoẻn, đại diện cho những suy nghĩ chung của những me Tây trong xã hội “Rồi tôi sẽ dắt díu cho lũ trẻ làng ta ra ngoài ấy, dạy dỗ cho tiếng Tây thông thạo, phấn son vào, ăn mặc vào rồi mối manh cho khéo, bùa thuốc cho linh, thay quyền cha mẹ chúng mà gã bán cho Tây, thì phải biết là kha” [59 tr.130]. Ởđây, Ngô Tất Tốđã đặt ra một vấn đề mang tính xã hội, nếu ai cũng suy nghĩ như thế này thì xã hội sẽ ra sa? Đạo đức và văn hoá người Việt sẽ ra sao?

Như trên đã nói, trong những trường hợp cần thiết, ông còn gọi thẳng tên những cá nhân cụ thể, đả kích trực tiếp mà không hề e dè, sợ sệt. Nào là Tholance đại nhân, thủ hiến Bắc kì Pagès, lao công đại sứ Godart, nhân viên sở thương chính Dauret…

Ngô Tất Tố phê phán tính chất bất nhất của Pagès trong việc trục xuất các nhà báo Diệp Văn Kì và Bùi Thế Mỹ bằng một câu hỏi sâu sắc “Thế ông thống đốc Pagès năm nay phản

đối ông thống đốc Pagès năm ngoái à?”. Hỏi nhưng nhằm khẳng định, mỉa mai, nhằm vạch rõ sự thiếu nhất quán trong việc giải quyết vấn đề của một viên thống đốc.

Trong Tiểu phẩm “Ơng thống sứ với trận mưa hôm nọ”, Ngô Tất Tốđã dùng lối miêu tả độc đáo, kể chuyện xưa để so sánh với chuyện nay, qua so sánh, bản chất của hiện tượng được thể hiện một cách rõ ràng trên trang giấy

Các bạn nghĩ coi, quan nhỏ mọn như Trịnh Hoằng còn làm náo động lòng trời huống chi Tholance đại nhân, một vị thủ hiến Bắc kì đại diện cho cả hai chính phủ Nam triều và Pháp quốc, sựở, sựđi của ngài há chẳng phải xoay được mệnh trời hay sao?

Dù trong lúc nhậm xứ này, ngài không thèm làm những việc như Trịnh Hoằng đã làm, nhưng cái chánh tích của ngài cũng có nhiều điều đáng ghi chép: ngài đã chửi cái báo quốc văn mà ông Robin thầy ngài đã khen- làm cho các báo quốc văn nhất tề không dám đăng lời diễn thuyết của ngài. Chính ngài đã làm giàu cho một tiệm kim hoàn trong khi ái nữ của ngài được thành gia thất và chính ngài đã trích bạc vạn ở tỉnh Bắc kì để nuôi nhà ông Lê Thăng cái nhà chưa có ích gì cho dân Bắc kì” [59, tr.89-90].

Ngô Tất Tố thích nói thẳng, nói thực, không hề úp mở. Với cách nói nhẹ nhàng, tưởng như đang kể công nhưng thưc chất là luận tội, tội nặng nhất là lấy công quỹ dùng vào việc riêng. Tuy là người đại diện cho cả hai chíng phủ, Nam triều và Pháp quốc nhưng chưa làm một điều gì có ích cho dân. Chính vì vậy mà khi ông ra đi trời đã đổ một trận mưa nhưng không phải “mưa theo xe” như Trịnh Hoằng, mà là mưa để rửa hết vết nhơ nhuốc mà ông Tholance trong thời gian làm việc ở đây đã để lại. Một trận mưa trả lại bầu không khí sạch sẽ cho dân lành. Người đọc ngày nay khi đọc xong câu chuyện này thường có chung một thắc mắc, với sự kiểm duyệt gắt gao, thực dân Pháp sẵng sàng bỏ tù, thậm chí giết chết, tại sao Ngô Tất Tố có thể phê phán một cách thẳng thắn như vậy. Đó chính là dũng khí của một người mang cốt cách của người cách mạng. Tuy còn nhiều điều hạn chế trong cách nghĩ, đặc biệt ở tư tưởng cải lương, cho rằng chỉ cần người trí thức là có thể cải tạo được xã hội, nhưng chúng ta vẫn có thể nhận ra Ngô Tất Tố sinh ra là để cho cách mạng và trong thực tế đến 1945 ông đã thực sự gia nhập cách mạng.

Ngô Tất Tố còn chỉ ra cách làm việc vô lý, coi thường luật pháp của bọn thực dân thông qua hành động của tên nhân viên sở Thương chính, ông Dauret. sự xấu xa, độc ác của hắn hiện rõ trên trang giấy của Ngô Tất Tố:

Ơng Dauret có đem một bọn tuỳ tùng đến làng Ngãi Châu để khám muối lậu. Nhưng cái làng vô lễ không biết chiều ý nhân viên nhà Đoan, trong khi ông này đến khám họ dám không có một hột muối lậu nào cả

Chừng đã cáu về tội đã làm cho mình phải lặn ngòi ngoi nước tới nơi mà không kiếm được chút tang vật gì xin bắt phạt họ để lấy hoa hồng. Ong Dauret liền sai lũ người tuỳ tùng phóng hoảđốt ngôi đền của làng ấy. [58, tr.258-259]

Giọng văn châm biếm sâu cay, vạch trần sự cậy quyền cậy thế, sự lộng hành của lũ cướp nước. Ẩn sau câu chữ là thái độ tình cảm, là sự căm thù tột độ của Ngô Tất Tố

Không chỉ đi vào lột trần bản chất, sự xấu xa, sự đê tiện của bọn thực dân, mà sâu xa hơn, Ngô Tất Tố còn vạch rõ thủ đoạn thâm độc của chúng trong việc cai trị nước An Nam nhỏ bé nhưng lại là vùng đất “bờ xôi ruộng mật” này.

Một trong những hạn chế của văn học hiện thực phê phán là không trực tiếp đánh thẳng vào bọn thực dân cướp nước, kẻ thù số một của dân tộc. Trong những điều kiện mới của Mặt trận Dân chủ, Ngô Tất Tố đã phần nào khắc phục được những hạn chế trên. Ông trực tiếp lên án những luận điệu tuyên truyền lừa bịp của bộ máy tuyên truyền thực dân cũng như của lũ bồi bút Quỳnh, Vĩnh về cái gọi là “công ơn khai hoá văn minh của nước đại Pháp đối với dân An Nam” ông viết : chẳng ai dùng đến chữ “đánh chiếm”, người ta bảo đó là công cuộc rất nhân đạo của mấy nước văn minh, vì thiên chức mà khai hoá cho các dân tộc dã man … hễ mà mở miệng trước là lũ dân bị chinh phục, mấy ông văn minh không bao giờ

quên cái giọng chứa chan nhân nghĩa ấy. Tôi đang thành tâm kính phục cái nhân đạo của mấy ông đó mà muốn tin rằng ở trên đời này chỉ có cuộc khai hoá không bao giờ có cuộc

đánh chiếm. Thế nhưng tôi vẫn còn phân vân và tự hỏi thầm: nếu quả như vậy thì ra cái trận Au châu đại chiến 1914 cũng do mấy ông Nhật nhĩ nam định khai hoá cho nước Pháp à?” [60, tr.366-367].

Không phải ai cũng sáng suốt để nhìn thấu tâm gan kẻ thù như Ngô Tất Tố. Ông không muốn chỉ riêng mình nhìn thấy mà còn muốn cho mọi người cùng thấy. Chính vì thế ông đã chọn thể loại ngắn gọn, giàu tính chiến đấu này để đấu tranh chống lại sự bịp bơm, thủđoạn nham hiểm của thực dân Pháp.

Trước hết Ngô Tất Tố vạch ra cho mọi người thấy, những thủ đoạn khai thác thuộc địa của thực dân Pháp về kinh tế, chúng bóc lột nhân dân ta đến xương tuỷ, chúng ăn sung, mặc sướng trên mồ hôi, nước mắt và máu của nhân dân ta “những quan lại công chức hàng năm có biết bao gia đình khi nheo nhóc kéo sang, chẳng bao lâu đã phởn phơ kéo về, hành lí kĩu kịt lại biết bao những tài chủ, nghiệp chủ và điền chủ cùng những danh công, đại thương, lập nên những công ty vĩđại, những cổ phần, những thương phiếu trên thị trường quốc tế có một địa vị cao quý” [60, tr.335-336].

Ngô Tất Tố khẳng định công cuộc khai hoá thực chất là làm giàu cho chính quốc và tất cả những lời hứa hẹn của thực dân Pháp đều là những lời hứa hão huyền, nhằm ru ngủ những người dân nhẹ dạ cả tin. Trên thực tế, một mặt chúng thi hành các thủ đoạn vơ vét,

Một phần của tài liệu ĐÓNG GÓP CỦA PHÓNG SỰVÀ TIỂU PHẨM NGÔ TẤT TỐ ĐỐI VỚI VĂN HỌC VIỆT NAM 1930 - 1945 (Trang 70 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)