Kiến nghị đối với nhà nước:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty Giấy Bãi Bằng (Trang 73 - 84)

- Quỹ lương của công ty chia làm hai phần: Quỹ lương cơ bản và quỹ lương bổ xung. Công ty kiểm soát mức lương của người lao động dựa trên mức lương cơ bản. Quỹ lương bổ xung được tính trên cơ sở phần mức tối thiểu tăng thêm do tăng năng suất, hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch. Như vậy, nếu công ty làm ăn có hiệu quả, kết quả sản xuất kinh doanh tốt, thì quỹ lương bổ xung sẽ lớn, điều này có lợi cho người lao động. Tuy nhiên, nhà nước còn khống chế hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương tối thiểu đối với công ty. Vì vậy, phần mức tối thiểu tăng thêm còn bị hạn chế. Nhà nước không nên hạn chế hệ số mức điều chỉnh tăng thêm tiền lương tối thiểu mà nên xây dựng mối quan hệ cân đối giữa tiền lương và chỉ tiêu saản xuất kinh doanh.

- Về thang bảng lương: trong mỗi thang lương chia quá nhiều nhóm lương và hệ số lương của các nhóm lại trùng lắp nhau. Nhà nước cần nghiên cứu rút gọn. Ngoài ra, số bảng lương còn quá nhiều và số bậc của một số bảng lương lại quá ít làm cho độ giãn cách lớn.

- Về các chức danh nghề trong thang bảng lương của công ty theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP của chính phủ vẫn chưa thể hiện cụ thể các chức danh nghề và công việc theo ngành. Như vậy nên cần có sự nhất quán giữa các chức danh nghề trong thang bảng lương với các chức danh nghề được quy định tại danh mục các nghề nặng nhọc. độc hại, nguy hiểm nhằm tạo điều

kiện thuận lợi cho công ty trong việc thực hiện chế độ cho người lao động và thực hiện viết sổ bảo hiểm y tế được đảm bảo công bằng, chính xác.

- Về quan hệ tiền lương giữa các loại lao động: Do không có sự phân biệt về thời gian nâng lương theo mức độ dãn cách bậc, mà độ giãn cách bậc tiền lương của công nhân cao hơn nhiều sao với bậc lương chuyên môn nghiệp vụ. Vì vậy thời gian nâng bậc cho công nhân trực tiếp sản xuất với lao động chuyên môn nghiệp vụ có sự bất hợp lý. Và điều đó ít tạo ra sự kích thích cho lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Do vậy Nhà nước nên để doanh nghiệp có quyền tự chủ xây dựng thang bảng lương của doanh nghiệp.

- Hơn nữa, việc điều chỉnh lương tối thiều chung thời gian vừa qua đều thấp hơn so với mức trượt giá của các loại hàng hoá thiết yếu, điều đó làm cho mức thu nhập của người lao động trên thực tế vẫn không được cải thiện, và thời gian điều chỉnh mức lương tối thiểu quá dài không phù hợp với tốc độ tăng thu nhập quốc dân. Nhà nước cần nghiên cứu đưa ra mức tiền lương tối thiểu và thời gian điều chỉnh mức lương tối thiểu thích hợp.

KẾT LUẬN

Tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp là một vấn đề hết sức cần thiết. Trong tương lai tạo động lực cho người lao động sẽ trở thành một xu hướng tất yếu.Qua quá trình tìm hiểu và phân tích thực trạng công tác tạo động lực tại công ty Giấy Bãi Bằng( công ty mẹ- Tổng công ty Giấy Việt Nam), có thể thấy rằng tồn tại và hạn chế trong công tác tạo động lực cho người lao động hiện nay chủ yếu là ở khâu thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động (tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi xã hội, bản thân công việc, môi trường làm việc…). Chính sách phúc lợi, đào tạo phát triển tại công ty đã được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, ở các chính sách khác như: tiền lương, tiền thưởng, môi trường làm việc, bản thân công việc thì vẫn còn những hạn chế. Vì vậy có thể nói các chính sách đó vẫn chưa thực sự phát huy là một công cụ tạo động lực cho người lao động trực tiếp sản xuất tại công ty Giấy Bãi Bằng. Những hạn chế này nằm ở cả phía người lao động, cả phía doanh nghiệp và cả phía Nhà nước. Như vậy, đề công tác tạo động lực thực sự phát huy tác dụng tạo động lực cho người lao động đặc biệt là cho lao động trực tiếp sản xuất trực tiếp của công ty , tạo thuận lợi cho cả người lao động và cả công ty, thì cần có sự phối hợp giữa cả ba phía: Người lao động, doanh nghiệp và Nhà nước. Hi vọng với các giải pháp đưa ra ở trên: Giải pháp cải tiến thiết kế công việc, phân tích công việc và đánh giá thực hiện công việc; giải pháp hoàn thiện chính sách tiền lương; hoàn thiện chính sách thưởng, và các giải pháp khác có thể giúp công ty trong việc hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động. Nâng cao hơn nữa năng suất lao động, khai thác và phát huy được hết khả năng của người lao động, góp phần vào quá trình phát triển công ty

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ths. Nguyễn Vân Điềm và PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân (2004), Giáo trình quản trị nhân lực, NXB Lao động- Xã hội, Hà Nội.

2. Bùi Anh Tuấn (2003), Giáo trình hành vi tổ chức, NXB Thống kê, Hà Nội.

3. Nguyễn Hữu Thân(2006), Quản trị nhân sự, NXB Thống Kê, Hà Nội. 4. Nguyễn Hữu Thân (2000), Quản trị nhân sự theo quan điểm tổng thể,

NXB Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Trang web http://www.business.gov.vn

PHỤ LỤC

Nội dung bảng hỏi

Để phục vụ cho việc chuyên đề thực tập của sinh viên, đây là bảng hỏi có nội dung nghiên cứu về các vấn đề có liên quan tới động lực làm việc và tạo động lực làm việc cho người lao động. Và với thiện chí có thể đưa ra một số kiến nghị trên quan điểm cá nhân để nâng cao động lực làm việc cho lao động trực tiếp sản xuất của công ty. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của các anh(chị) đề chuyên đề được hoàn thành tốt. Mong các anh(chị) trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào câu trả lời.

Xin chân thành cảm ơn!

1. Xin anh(chị) cho biết anh(chị) đang làm ở bộ phận nào? 2. Số năm công tác của anh(chị)

3. Công việc anh(chị) đang làm có phù hợp với ngành nghề anh (chị) được đào tạo không?

a. Phù hợp

b. Tương đối phù hợp c. Không phù hợp

4. Anh(chị) có cảm thấy hài lòng với công việc đang làm hay không? a. Hài lòng

b. Không hài lòng c. Bình thường d. Ý kiến khác

5. Theo anh(chị) mức lương hiện tại có phù hợp với đóng góp của anh(chị) không?

a. Rất phù hợp b. Phù hợp

d. Ý kiến khác

6. Xin anh(chị) cho biết thu nhập hiện tại của anh(chị) đã đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của anh(chị) chưa?

a. Đã đáp ứng b. Chưa đáp ứng c. Ý kiến khác

7. Theo anh(chị) chính sách thưởng hiện nay của công ty có đảm bảo tính công bằng không?

a. Rất đảm bảo công bằng b. Đảm bảo công bằng c. Chưa đảm bảo d. Ý kiến khác

8. Hoạt động phúc lợi xã hội và dịch vụ của công ty có tạo động lực làm việc cho anh(chị) không?

a. Có b. Không

Nếu “Có” xin anh(chị) trả lời tiếp câu sau:

9. Hoạt động phúc lợi và dịch vụ của công ty tạo động lực làm việc cho anh(chị) vì anh(chị) thấy:

a. Tạo điều kiện thuận lợi cho công việc b. Nâng cao thu nhập

c. Thấy được sự quan tâm của lãnh đạo công ty d. Ý kiến khác

Nếu “ Không” xin anh(chị) trả lời tiếp câu sau:

10. Hoạt động phúc lợi xã hội và dịch vụ của công ty không tạo động lực làm việc cho anh(chị) vì:

b. Anh(chị) cho rằng các yếu tố khác mới tạo động lực làm việc. c. Ý kiến khác

11. Xin anh( chị) cho biết anh(chị) cảm thấy điều kiện làm việc của công ty như thế nào?

a. Rất tốt b. Tốt

c. Bình thường d. Không tốt

12. Theo anh(chị) môi trường làm việc ở công ty có tạo điều kiện cho anh chị thăng tiến và phát triển nghề nghiệp không?

a. Có

b. Không rõ c. Không

13. Anh(chị) cho rằng mối quan hệ trong tập thể lao động của anh(chị)là: a. Rất tốt

b. Tốt

c. Bình thường d. Xấu

14. Anh(chị) cho rằng mối quan hệ giữa lãnh đạo trực tiếp và anh(chị) là: a. Rất tốt

b. Tốt

c. Bình thường d. Xấu

e. Ý kiến khác

15. Trong điều kiện hiện nay của công ty anh(chị) có muốn chuyển sang công việc khác trong công ty phù hợp với khả năng cuả anh chị hay anh (chị) muốn chuyển sang công ty khác?

a. Muốn chuyển sang công việc khác b. Muốn chuyển sang công ty khác c. Tiếp tục làm ở vị trí cũ

d. Không biết

16. Xin anh(chị) cho biết cần làm gì để nâng cao động lực làm việc hiện nay của anh( chị)?

Bảng hỏi được phát cho 100 lao động thuộc các bộ phận: Nhà máy điện, nhà máy hóa chất, và nhà máy giấy( phân xưởng bột, phân xưởng giấy, phân xưởng xeo).

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU...1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC VÀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP...4

1.1. Động lực, tạo động lực cho người lao động ...4

1.1.1. Khái niệm động lực:...4

1.1.2. Tạo động lực cho người lao động:...5

1.2. Sự cần thiết của việc tạo động lực:...8

1.3. Các học thuyết về tạo động lực:...9

1.3.1 Học thuyết về nhu cầu của A. Maslow:...9

1.3.2. Học thuyết công bằng của J. Adam...10

1.3.3. Học thuyết kỳ vọng cùa V. Vroom...10

1.4 Các nhân tố tác động tới động lực làm việc của người lao động...11

1.4.1 Môi trường bên ngoài doanh nghiệp...11

1.4.2. Môi trường bên trong doanh nghiệp:...12

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG... 14

2.1. Một số đặc điểm chung công ty Giấy Bãi Bằng( công ty mẹ- Tổng công ty Giấy Việt Nam)...14

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển...14

2.1.2. Chức năng- nhiệm vụ...16

2.1.3 Kết quả sản xuất kinh doanh trong 5 năm...24

2.2 Phân tích thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty Giấy Bãi Bằng( công ty mẹ- Tổng công ty Giấy Việt

Nam)...30

2.2.1. Chính sách thù lao lao động tài chính:...30

2.2.1.1. Chính sách tiền lương:...30

2.2.1.2. Chính sách tiền thưởng:...41

2.2.1.3. Chính sách phúc lợi xã hội...45

2.2.2. Chính sách phi tài chính...50

2.2.2.1. Môi trường văn hóa doanh nghiệp:...50

2.2.2.2. Bản thân công việc:...53

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG...58

3.1 Mục tiêu phát triển của công ty...58

3.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động...58

3.2.1. Cải tiến công tác thiết kế công việc, phân tích công việc và đánh giá thực hiện công việc...58

3.2.2. Hoàn thiện chính sách tiền lương...66

3.2.3 Hoàn thiện chính sách thưởng:...70

3.2.4. Các chính sách khác:...72

3.2.5. Kiến nghị đối với nhà nước:...73

KẾT LUẬN... 75

DANH MỤC BẢNG BIỂU

LỜI NÓI ĐẦU...1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC VÀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP...4

1.1. Động lực, tạo động lực cho người lao động ...4

1.1.1. Khái niệm động lực:...4

1.1.2. Tạo động lực cho người lao động:...5

1.2. Sự cần thiết của việc tạo động lực:...8

1.3. Các học thuyết về tạo động lực:...9

1.3.1 Học thuyết về nhu cầu của A. Maslow:...9

1.3.2. Học thuyết công bằng của J. Adam...10

1.3.3. Học thuyết kỳ vọng cùa V. Vroom...10

1.4 Các nhân tố tác động tới động lực làm việc của người lao động...11

1.4.1 Môi trường bên ngoài doanh nghiệp...11

1.4.2. Môi trường bên trong doanh nghiệp:...12

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG... 14

2.1. Một số đặc điểm chung công ty Giấy Bãi Bằng( công ty mẹ- Tổng công ty Giấy Việt Nam)...14

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển...14

2.1.2. Chức năng- nhiệm vụ...16

2.1.3 Kết quả sản xuất kinh doanh trong 5 năm...24

2.2 Phân tích thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty Giấy Bãi Bằng( công ty mẹ- Tổng công ty Giấy Việt

Nam)...30

2.2.1. Chính sách thù lao lao động tài chính:...30

2.2.1.1. Chính sách tiền lương:...30

2.2.1.2. Chính sách tiền thưởng:...41

2.2.1.3. Chính sách phúc lợi xã hội...45

2.2.2. Chính sách phi tài chính...50

2.2.2.1. Môi trường văn hóa doanh nghiệp:...50

2.2.2.2. Bản thân công việc:...53

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG...58

3.1 Mục tiêu phát triển của công ty...58

3.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động...58

3.2.1. Cải tiến công tác thiết kế công việc, phân tích công việc và đánh giá thực hiện công việc...58

3.2.2. Hoàn thiện chính sách tiền lương...66

3.2.3 Hoàn thiện chính sách thưởng:...70

3.2.4. Các chính sách khác:...72

3.2.5. Kiến nghị đối với nhà nước:...73

KẾT LUẬN... 75

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty Giấy Bãi Bằng (Trang 73 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w