Các nhân tố trong nớc

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quốc tế- chính sách công nghiệp của Nhật Bản và Trung Quốc (Trang 54 - 61)

3.1.2.1. Nền tảng kinh tế vĩ mô.

Xét theo hầu hết các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và các chỉ tiêu xã hội, Việt Nam đã đạt đợc những thành tựu hết sức nổi bật đối với một nền kinh tế đang chuyển đổi. Từ sau khi đổi mới, tốc độ tăng trởng GDP trung bình hàng năm của Việt Nam là trên 7%, mức thâm hụt ngân sách thấp và tỷ lệ lạm phát chỉ ở một con số, tỷ lệ tích lũy, đầu t của Việt Nam tăng lên hai lần. Sự tăng trởng trên còn là kết quả của các yếu tố nớc ngoài. Trong thời kỳ này, ngoại thơng đợc mở rộng nhanh chóng và trở nên đa dạng. Trong thời gian từ năm 1991 đến 1997, kim ngạch ngoại thơng bình quân tăng khoảng 20%/ năm và đóng góp một phần rất quan trọng vào tốc độ tăng trởng kinh tế. Bên cạnh đó, nền kinh tế đã thu hút một khối lợng lớn các nguồn vốn nớc ngoài để phát triển kinh tế, quan trọng nhất là các nguồn vốn từ FDI và ODA. Cho đến năm 1997, nguồn vốn nớc ngoài đã chiếm 1/3 tổng vốn đầu t xã hội. Cùng với quá trình phát triển kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong đó, công nghiệp, dịch vụ ngày càng đóng vai trò chủ đạo đối với quá trình phát triển kinh tế. (Bảng 3.1). Sự chuyển dịch cơ cấu ngành dẫn đến sự hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, chuyên môn hóa thúc đẩy phát triển kinh tế của cả nớc.

Đơn vị: %

1986 1990 1995 2000 2001 2002 Nông nghiệp 38,06 38,74 27,18 24,53 23 23,0 Công nghiệp 28,88 22,67 28,76 36,73 38 38,5 Dịch vụ 33,06 38,59 44,06 38,74 39 38,5 Nguồn: - Niên giám thống kê năm 1989, 1994, 2001. Nxb Thống kê, năm 1990-2002.

- Niên giám thống kê, Nxb Thống kê, năm 2002.

Mặc dù đạt đợc những thành tựu kể trên nhng Việt Nam vẫn gặp phải nhiều khó khăn và thách thức nghiêm trọng: Việt Nam vẫn là một trong những nớc có mức thu nhập bình quân thấp nhất trên thế giới với 400USD (năm 2000). Nền kinh tế Việt Nam đang nằm ở giữa giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trờng. Vì vậy, các thể chế quan trọng nh hệ thống pháp lý, ngân hàng, các thị trờng vốn, lao động, bất động sản và tài sản trí tuệ còn cha phát triển đầy đủ. Môi trờng kinh doanh ở Việt Nam cha hấp dẫn vì cha có tính cạnh tranh cao, hiệu quả của nền kinh tế còn thấp. Các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn hoạt động thiếu hiệu quả và không đủ khả năng cạnh tranh quốc tế. Chất lợng đầu t còn thấp, hệ thống cơ sở hạ tầng cứng và mềm còn nhiều yếu kém, các thủ tục hành chính còn rờm rà Bộ máy hành chính còn…

quan liêu, kỹ năng chuyên môn cha đủ và vẫn đang hoạt động trong một môi trờng thiếu sự nhất quán và minh bạch Những xu h… ớng nội tại trong bản thân nền kinh tế đã cho thấy năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam là rất thấp và cha có triển vọng cải thiện nhanh. (xem bảng 3.2). [64, 24].

Bảng 3.2. Xếp hạng năng lực cạnh tranh trong 60 nớc chọn lọc.

Nớc 1996 1998 2000 Hàn Quốc 21 22 26 Thái Lan 18 30 27 Malaysia 9 16 32 ấn Độ 45 53 45 Trung Quốc 29 32 46 Việt Nam 49 48 52

Nguồn: Trích World Competitiveness Report and EIU, 2000.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế Việt Nam trong thời gian qua.

Nh đã đề cập ở trên, sự phát triển các ngành của Việt Nam trong thời gian qua đã có những dấu hiệu tích cực, xu thế chuyển dịch theo hớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung, cơ cấu kinh tế nông, lâm, ng nghiệp có những bớc phát triển quan trọng đảm bảo đợc an ninh lơng thực đồng thời tạo tiền đề cơ bản cho sự phát triển kinh tế của đất n- ớc. Các sản phẩm xuất khẩu ở khu vực nông nghiệp có sức cạnh tranh khá nh gạo, cà phê, hạt điều đã có chỗ đứng trên thị tr… ờng quốc tế. Ngành thủy, hải sản có xu hớng phát triển ổn định với tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng.

Trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, qua hơn 10 năm đổi mới, tốc độ tăng trởng của khu vực này đã tăng rất nhanh. Bảng 3.3 cho thấy tăng trởng của khu vực II trong các năm 1986-1990 là 4,7%, 1991-1995 là 12% và 1996- 2000 là 10,6%. Về cơ cấu công nghiệp, có sự biến đổi theo hớng tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo và giảm dần tỷ trọng công nghiệp khai thác. [27]. Trong đó, sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến, các ngành sử dụng nhiều lao động nh: dệt may, da giày, điện tử, chế biến nông lâm hải sản…

đã đóng góp một phần rất quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu, giải quyết việc làm và qua đó đẩy mạnh tốc độ tăng trởng kinh tế. Bên cạnh đó, có sự gia tăng mạnh mẽ của các ngành quan trọng nh: điện, sắt thép, phân bón, dầu thô, xi măng, than, đờng, các sản phẩm lắp ráp... ( Bảng 3.4 ) [74, 24]. Đây là những ngành thuộc nhóm ngành thay thế nhập khẩu nên đã tạo cơ sở quan trọng cho sự phát triển của các ngành khác. Ngoài ra, trong thời gian qua, cơ cấu công nghiệp theo vùng bớc đầu đã có sự điều chỉnh theo hớng khai thác thế mạnh từng vùng, hình thành các vùng phát triển trọng điểm. Các vùng sâu, vùng xa cũng có những tiến bộ đáng khích lệ, nhờ vào các chơng trình hỗ trợ đầu t của Chính phủ.

Khu vực dịch vụ, thơng mại có sự phát triển mạnh, sự đóng góp của khu vực này trong GDP ngày càng quan trọng, không kém gì so với khu vực công nghiệp. Nền kinh tế đã bắt đầu hình thành và phát triển một số ngành quan trọng nh ngành bu điện, viễn thông và công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, các

ngành du lịch, kinh doanh khách sạn tiếp tục khẳng định vị trí của chúng…

trong sự phát triển kinh tế của đất nớc.

Bảng 3.3. Tăng trởng và cơ cấu các ngành khu vực II từ năm 1986-2000.

Đơn vị tính: % Năm 1986 1991 1995 2000 86-90 91-95 96-2000 Tăng trởng GDP 10,9 5,8 9,5 6,7 5,2 8,2 6,9 KVII 19,4 7,7 13,6 10,1 4,7 12 10,6 CN khai thác mỏ 12,6 26 13,5 4,5 39,4 17,6 11,7 CN chế biến 11,5 5,6 13,6 13,2 1,8 10,3 11,4 Sx, pp điện, nớc 5,8 -4,5 18,5 10,5 6,8 10,1 12,4 Xây dựng -- 5,2 12,7 7,5 2,3 12,7 7,2 Cơ cấu GDP 100 100 100 100 100 100 100 KV II 28,9 23,8 28,8 36,6 25,4 27,5 33,1 CN khai thác mỏ 1,84 5,4 4,81 9,5 2,62 5,01 7,31 CN chế biến 22,4 13,1 15,0 18,7 18,0 14,7 17,0 Sx, pp điện, nớc 1,84 1,3 2,05 2,9 1,52 1,56 2,77 Xây dựng 2,84 4,0 6,90 5,5 3,18 6,27 5,96

Nguồn: Tổng cục thống kê: Kinh tế Việt Nam trong những năm đổi mới, Hà Nội 2001.

Song nhìn chung, sự phát triển các ngành kinh tế trong thời gian qua vẫn còn tồn tại những hạn chế sau:

- Các ngành sản xuất trong nông nghiệp vẫn cơ bản phát triển theo chiều rộng, năng suất lao động và hiệu quả thấp. Sản phẩm hàng hoá tuy đa dạng nh- ng manh mún, có tính thời vụ và cha tơng thích với nhu cầu thị trờng. Chất l- ợng nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu hiện vẫn còn kém sức cạnh tranh trên thị trờng thế giới. Bên cạnh đó, sự phát triển một số ngành dịch vụ cha thích ứng với quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trờng nh các ngành trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, còn thiếu sức cạnh tranh nh lĩnh vực bu chính viễn thông và rất hạn chế đối với các ngành t vấn pháp lý, quản lý doanh nghiệp. [105, 4].

- Cơ cấu công nghiệp của Việt Nam còn rất đáng ngại, sự thay đổi của công nghiệp chế biến, chế tạo theo hớng xuất khẩu cha đủ mạnh để làm chuyển biến cơ cấu ngoại thơng tạo động lực cho sự phát triển.

Bảng 3.4 cho thấy đa số các ngành tăng trởng nhanh là những ngành đòi hỏi vốn đầu t lớn và có xu hớng tiêu dùng trên thị trờng nội địa nh thép, mía đ- ờng, xi măng. Trong khi đó, loại ngành công nghiệp có tỷ lệ xuất khẩu cao và

sử dụng nhiều lao động nh dệt - may, một trong số ít những ngành có sức cạnh tranh khả dĩ trên thị trờng quốc tế, có tốc độ phát triển vào mức trung bình thấp. Các ngành điện - điện tử và một số ngành cơ khí (chế tạo ô tô, xe máy) những ngành đại diện cho triển vọng phát triển, có hàm lợng công nghệ - kỹ thuật và lao động cao từ cha đủ sức cạnh tranh quốc tế. Các ngành công nghiệp đóng vai trò then chốt với nền kinh tế là các ngành công nghiệp nặng sản xuất máy móc, các ngành công nghiệp hoá chất nh hoá dầu, lọc dầu, phân đạm ch… a phát triển và chiếm tỷ trọng thấp trong tổng giá trị sản lợng công nghiệp.

Bảng 3.4. Tốc độ tăng trởng của các sản phẩm công nghiệp chủ yếu (1990-2000). Đơn vị: % 1995/1990 1999/1995 1999/1990 2000/1999 Nhóm sản phẩm hớng nội Thép 465,3 260,4 1.211,9 17,2 Xi măng 230,0 178,1 409,7 27,3 Gạch 198,3 116,5 231,0 24,5 Giấy bìa 274,1 156,5 428,9 10,2 Dầu thực phẩm 133,1 266,3 354,5 --- Đờng tinh luyện 344,4 158,1 544,4 24,2 Bia 465,0 139,3 648,0 6,5 Xe máy lắp ráp 154,9 --- 65,4 Ti vi lắp ráp 546,1 86,0 469,5 13,0 Xà phòng 234,5 179,1 420,0 19,1 Nhóm sản phẩm hớng nội Dầu thô 282,2 196,8 555,5 6,9

Quần áo may sẵn 137,5 177,4 243,9 15,1

Giày dép da 176,1 --- ---

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam: động thái và thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam 10 năm đổi mới ( 1986- 1995); Niên giám thống kê 1999; Tình hình kinh tế xã hội năm 2000).

Sự phát triển của các ngành công nghiệp còn đợc biểu hiện rõ rệt qua cơ cấu xuất khẩu. Qua hơn 10 năm thực hiện đổi mới, cơ cấu xuất khẩu gần nh không thay đổi, chủ yếu vẫn xuất khẩu các sản phẩm “ thô ” (khoáng sản, nông lâm, hải sản ) nh dầu thô, than, gạo, cà phê còn các sản phẩm có triển vọng cho việc nâng cấp công nghệ kỹ thuật và tạo ra năng lực cạnh tranh quốc tế hiện vẫn cha hoặc chỉ tham gia không đáng kể. Tuy nhiên, có thể thấy các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam có chất lợng rất thấp, cha đợc chế biến với công nghệ cao, các hàng dệt may, điện tử sử dụng nguyên liệu…

ngoại nhập và trình độ chỉ ở mức gia công lắp ráp. (Bảng 3.5). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.5: Tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu của một số sản phẩm chính (1998 - 2001)

1998 1999 2000 2001

Tổng kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) 9.145,9 9.338,6 11.520,2 14.308

Dầu thô 15,4 13,2 18,2 25,0

Than đá 1,2 1,1 0,8 0,4

Dệt may 14,7 14,5 15,2 12,7

Giày dép 10,5 10,7 12,1 9,8

Hàng điện tử, máy vi tính và linh kiện 5,1 5,1 5,5

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ 1,3 1,2 1,5 1,6

Gạo 9,5 11,0 9,0 4,7

Cà phê + Cao su + Hạt tiêu + Hạt điều 9,6 9,7 8,5 6,5

Rau quả 0,7 0,6 0,9 1,4

Thuỷ sản 8,5 8,8 8,3 1,3

Nguồn: Tổng cục Thống kê: Tình hình kinh tế - xã hội năm 2001.

Thực trạng phát triển kinh tế nói chung và phát triển các ngành nói riêng trong thời gian qua đã phản ánh phần nào việc thực hiện CSCN ở Việt Nam. Nói chung, các chính sách đã tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất định cho sự phát triển của các ngành mà chủ yếu là các ngành công nghiệp của Việt Nam. Tuy nhiên, những yếu kém trong những phân tích trên còn cho thấy có nhiều bất cập trong việc thực hiện CSCN. Các chính sách bảo hộ tỏ ra không rõ ràng. Phơng châm bảo hộ có chọn lọc, có thời hạn vẫn chỉ dừng lại ở nguyên tắc chung. Việc u tiên phát triển các ngành then chốt, các ngành xuất khẩu không đạt hiệu quả đã khiến Việt Nam hiện vẫn cha có những ngành mũi nhọn tạo đà cho sự phát triển kinh tế. Các chính sách thúc đẩy công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, những ngành sản xuất các sản phẩm chủ yếu cho tiêu dùng và xuất khẩu, cha đủ mạnh, cha có trọng tâm để các ngành này đạt đợc tốc độ tăng trởng cao và có sức cạnh tranh quốc tế. Bên cạnh đó, các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ không đợc thực hiện bài bản cũng nh tầm quan trọng của chúng không đợc đánh giá đúng mức đã khiến lực lợng này không đáp ứng đợc các yêu cầu phát triển của bản thân cũng nh phối hợp cùng các hãng lớn phát huy toàn bộ tiềm lực của nền kinh tế. Các chính sách u đãi không hợp lý đối với các ngành thay thế nhập khẩu đã dẫn đến sự gia tăng sản lợng quá mức, tình trạng đầu t tràn lan, không qui hoạch nh các ngành mía đờng, thép, xi măng mà hậu quả của nó là gây ra…

lãng phí đầu t, mất cân đối cơ cấu ngành và nền kinh tế không thể phát triển bền vững. Ngoài ra, các công cụ bảo hộ nh các biện pháp kiểm soát giá, các

hàng rào thuế và phi thuế đã gây ra sự méo mó trong hệ thống giá cả, hạn chế cạnh tranh và phát triển nền kinh tế thị trờng. Mặt khác, sự lạc hậu và chênh lệch lớn về trình độ công nghệ của nhiều ngành cũng nh các khu vực kinh tế cho thấy sự thiếu thốn các chính sách hỗ trợ và ứng dụng R&D, các biện pháp chuyển giao công nghệ đồng thời các chính sách này không gắn liền với sản xuất cũng nh không đáp ứng đợc các yêu cầu của sản xuất. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực đáp ứng cho yêu cầu phát triển các ngành công nghệ cao cũng còn thiếu, hạn chế về trình độ cũng nh trong việc chủ động tiếp nhận chuyển giao công nghệ của nớc ngoài.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quốc tế- chính sách công nghiệp của Nhật Bản và Trung Quốc (Trang 54 - 61)