Thời kỳ tăng trởng nhanh

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quốc tế- chính sách công nghiệp của Nhật Bản và Trung Quốc (Trang 31 - 34)

2.1.2.1. Khuôn khổ chính sách công nghiệp.

Năm 1960, nền kinh tế Nhật Bản đang ở trung tâm của quá trình tăng tr- ởng nhanh đồng thời đã mang nhiều đặc trng của nền kinh tế phát triển, tỷ lệ thất nghiệp thấp, giá cả ổn định và linh hoạt, cơ cấu công nghiệp hiện đại, tầm quan trọng của xuất khẩu sản phẩm công nghiệp nặng tăng và thặng d thờng xuyên trong tài khoản vãng lai. Để tăng cờng lợi ích từ thơng mại hơn nữa và cũng để thực hiện các cam kết quốc tế sau khi đã gia nhập vào IMF năm 1952, GATT năm 1955, Chính phủ Nhật Bản đã thông báo kế hoạch tự do hoá thơng mại, ngoại hối và tự do hoá thị trờng vốn. Sự thay đổi trong môi trờng thể chế đã tác động đến CSCN trong thời kỳ này. Tự do hoá thơng mại có nghĩa là Chính phủ mất đi quyền lực của mình trong việc phân phối hàng nhập khẩu, trong khi tự do hoá thị trờng vốn dẫn đến sự mất đi quyền lực đối với việc xét duyệt nhập khẩu công nghệ, liên doanh với các hãng nớc ngoài và xây dựng nhà máy mới, mà việc xây dựng đó lại là hậu quả của biện pháp kiểm soát nhập khẩu công nghệ. Tóm lại, tự do hoá đã loại trừ động cơ của Chính phủ trong việc can thiệp vào hoạt động công nghiệp và việc phân bổ nguồn lực bằng cách sử dụng hệ thống giá cả đợc mở rộng ngay cả cho thơng mại và đầu t trực tiếp nớc ngoài. Mặt khác trong thời kỳ này, sự phát triển của khu vực t nhân từ đầu những năm 1950 khiến khu vực này trở thành nền tảng của nền

kinh tế. Nói chung, khu vực này có xu hớng ra các quyết định độc lập và luôn sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Khi đó sự can thiệp của Chính phủ chỉ đạt đợc thông qua việc làm cho nó tin tởng và chấp thuận. Vì vậy, thời kỳ này Chính phủ Nhật Bản cố gắng can thiệp tối đa bằng các “ hớng dẫn hành chính ” bởi việc sử dụng các đạo luật cụ thể là không thể thực hiện đợc nếu chúng trái với xu hớng phát triển theo hớng thị trờng của nền kinh tế.

Nh vậy, CSCN trong thời kỳ này, một mặt góp phần thực thi chính sách tự do hoá thơng mại và thị trờng vốn đồng thời thận trọng từng bớc giám sát đảm bảo quá trình tự do hoá không gây tổn hại cho nhiều ngành. Mặt khác, nó hớng đến việc xây dựng một hệ thống công nghiệp tồn tại trong quá trình tự do hoá. Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ Nhật Bản đã triển khai nhiều biện pháp khác nhau, trong đó tiêu biểu là việc thiết kế “ trật tự công nghiệp mới ” và những biện pháp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm tăng c- ờng chuyên môn hoá trong hợp tác sản xuất.

2.1.2.2. Nội dung và những đánh giá về chính sách công nghiệp.

Với chủ trơng chuyển đổi sang nền kinh tế mở, Chính phủ Nhật Bản đặc biệt chú ý tạo ra “ trật tự công nghiệp mới ” có khả năng đơng đầu với những thách thức của sự chuyển đổi đó. Quá trình tạo lập “ trật tự công nghiệp mới “ đặt trọng tâm vào việc hiện đại hoá nền công nghiệp Nhật Bản nói chung, từ các hãng lớn đến các hãng có quy mô vừa và nhỏ. Nó bao gồm những vấn đề: mở rộng sự can thiệp của Chính phủ vào hoạt động của các hãng, điều chỉnh cạnh tranh của thị trờng nội địa và những vấn đề này đ… ợc đ- a vào trong “ Luật các ngành đặc biệt, năm 1963 ”. Các ngành đặc biệt trong luật này là các ngành ô tô, thép và hoá dầu. Các ngành này sẽ đợc u tiên thông qua các khích lệ về thuế, cung cấp tài chính. Luật này dựa trên luận điểm cho rằng các công ty của Nhật có quy mô quá nhỏ nên thị trờng bị xé nhỏ và xảy ra tình trạng cạnh tranh quá mức, vì vậy cần phải điều chỉnh cạnh tranh của thị trờng trong nớc về mức hiệu quả đồng thời tăng cờng khả năng cạnh tranh quốc tế. Tuy nhiên, luận điểm này đã gây nên tranh cãi trong Hội đồng lập pháp. Ngời ta cho rằng “cạnh tranh quá mức” là một khái niệm không rõ ràng

và quy mô nhỏ không phải là một trờng hợp bất lợi trong cạnh tranh. Những doanh nghiệp có quy mô nhỏ mặc dù không có lợi thế kinh tế về qui mô nhng nó lại có những u thế riêng của mình nhất là khả năng hoạt động hiệu quả nhờ sự linh hoạt và chi phí quản lý thấp. Bên cạnh việc gây nên tranh cãi, luật này còn không nhận đợc sự ủng hộ của giới doanh nghiệp. Họ lo ngại luật này sẽ tăng cờng sự can thiệp của Chính phủ đối với các quyết định của khu vực t nhân, đồng thời họ cho rằng việc thiết lập trật tự công nghiệp mới phải trên cơ sở quá trình “tự thích ứng” của các ngành công nghiệp. Vì vậy, cuối cùng luật này đã không đợc thông qua.

Trong thời kỳ này, Chính phủ Nhật Bản còn đa ra các biện pháp khuyến khích các nhà sản xuất chuyên môn hoá thông qua tập trung hoá sản xuất và ủng hộ sự hợp tác và liên kết các hãng để đạt đợc huyền thoại “kinh tế quy mô” cũng nh việc nâng cao sức cạnh tranh quốc tế. Đối tợng mà CSCN này h- ớng vào là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ nh các doanh nghiệp của ngành chế tạo máy. Cơ sở của chính sách là: mỗi quốc gia có lợi thế so sánh nhất định trong việc sản xuất ra loại sản phẩm đặc thù của ngành vì nền công nghiệp mỗi nớc có những độc đáo của riêng mình. Bên cạnh đó, theo nh Uỷ ban T vấn Cơ cấu ngành của Nhật Bản nhận định trong thời kỳ này chất lợng và giá cả của sản phẩm Nhật Bản còn cha đủ sức cạnh tranh quốc tế. Điều này đợc biện giải bởi ba lý do:

+ Thứ nhất là quy mô của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều thuộc loại nhỏ so với tiêu chuẩn quốc tế.

+ Thứ hai là năng suất lao động thấp của số lợng lớn công nhân trong các ngành nghề phi sản xuất có liên quan đã khiến giá cả của phần lớn các chủng loại máy nội địa cao hơn so với mặt bằng quốc tế.

+ Thứ ba là mặc dù đã có những biện pháp nhất định đẩy mạnh R&D cũng nh ứng dụng công nghệ mới vào việc sản xuất các sản phẩm, thế nhng vẫn cần có những biện pháp mới ứng dụng những công nghệ tiên tiến để tạo ra những u thế đặc biệt cho các sản phẩm của Nhật Bản trong cạnh tranh quốc tế nhất là các loại máy lớn, chính xác và có nhiều tính năng tốt.

Trên cơ sở đó, Chính phủ đã đa ra một số biện pháp nh: khuyến khích R&D, đa ra các tiêu chuẩn công nghiệp thống nhất, phối hợp sự lựa chọn sản phẩm để tăng cờng chuyên môn hóa và các u đãi thuế, tài chính để khuyến khích hợp tác, liên kết. Tuy nhiên, các biện pháp này không có vai trò rõ rệt bởi các hiệp hội công nghiệp có khả năng ảnh hởng mạnh đến các chính sách của Chính phủ và sự tự chủ của các hãng đã tăng lên đáng kể trong thời kỳ này. Mặt khác, Chính phủ còn đa ra các thoả thuận về tập trung hóa sản xuất thông qua hiệp hội công nghiệp của ngành chế tạo máy. Tuy nhiên, các thoả thuận này tỏ ra không có hiệu lực vì không có yếu tố bắt buộc cũng nh bất kỳ sự trừng phạt nào đợc nêu ra trong thoả thuận này.[134, 15].

Tóm lại, mặc dù mục tiêu của CSCN đã đạt đợc trong cuối những năm 60, nền kinh tế Nhật Bản ổn định, tăng trởng rất nhanh, xuất khẩu đạt 2,4 tỷ USD trong năm 72 gấp 6 lần so với năm 1960, nhng xét trên khía cạnh ảnh h- ởng của chính sách khó có thể nói là những thành công trên là kết quả của CSCN. Vì nh trên đã phân tích, các CSCN đã giảm dần vai trò của mình cùng với sự phát triển của một nền kinh tế thị trờng mở và đặc biệt là sự tăng trởng của khu vực t nhân. Do đó, động lực của sự phát triển kinh tế Nhật Bản thời kỳ này chính là một môi trờng thị trờng cạnh tranh mạnh mẽ cùng với sự vận hành trơn chu của hệ thống giá cả trong một nền kinh tế thị trờng phát triển. Ngoài ra, CSCN trong những năm 1960 đã tập trung quá nhiều vào nền kinh tế quy mô cũng nh việc đối phó với tình trạng cạnh tranh quá mức mà quên đi chức năng trung tâm của mình là phát triển ngành nhằm sửa chữa những trục trặc của thị trờng. Điều này chỉ xuất hiện trong thời kỳ sau khi có sự cảnh báo của tình trạng ô nhiễm và sự thống trị của các độc quyền đa phơng.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quốc tế- chính sách công nghiệp của Nhật Bản và Trung Quốc (Trang 31 - 34)