Chính sách công nghiệp Trung Quốc từ khi cải cách kinh tế cho đến nay.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quốc tế- chính sách công nghiệp của Nhật Bản và Trung Quốc (Trang 37 - 44)

nay.

Trung Quốc là một minh chứng cho sự tiếp diễn của sự thần kỳ Đông á. Từ khi cải cách kinh tế vào năm 1978 cho đến nay, Trung Quốc đã đạt mức tăng trởng khoảng 9%, chiếm 2/3 tổng mức tăng trởng của các nớc thu nhập thấp trên thế giới. Xét theo mức bình quân đầu ngời, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc đã tăng khoảng 8% một năm, tăng hơn 4 lần sau hai

thập kỷ. [372, 20]. Nh vậy, thành tựu kinh tế của Trung Quốc đã tơng đơng với thành tựu của 8 nền kinh tế tăng trởng cao ban đầu là Hồng Kông, Inđônêxia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaixia, Singapore, Đài Loan và Thái Lan. Tuy nhiên, Trung Quốc có dân đông gấp 3 lần so với tất cả các nền kinh tế đó cộng lại và điều này khiến cho việc đạt đợc những thành tựu trên càng đáng khâm phục. Phần này phân tích CSCN Trung Quốc nhằm xác định vai trò của chính sách này đối với sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Sự phân tích sẽ đặt trọng tâm của CSCN vào các chính sách u tiên phát triển ngành thuộc khu vực công nghiệp. Để thuận lợi cho việc xác định những định hớng và công cụ của CSCN Trung Quốc, ta sẽ gắn mục tiêu, nội dung của CSCN với sự điều chỉnh chiến lợc vai trò Nhà nớc ở Trung Quốc trong thời kỳ bắt đầu cải cách kinh tế (năm 1978) cho đến nay. Do đó, ta chia CSCN của Trung Quốc làm hai giai đoạn: giai đoạn một diễn ra trong 15 năm, từ năm 1978 đến năm 1992, CSCN đợc thực hiện trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi; còn giai đoạn hai đợc bắt đầu từ 1992 và đến nay vẫn còn tiếp diễn, CSCN trong nền kinh tế thị trờng.

2.2.1. Giai đoạn kế hoạch hóa từ năm 1978 đến 1992.

2.2.1.1. Bối cảnh và mục tiêu của chính sách công nghiệp.

Giai đoạn một đợc bắt đầu từ cuối những năm 70 với các điều kiện khá đặc biệt. Những điều kiện này đã dẫn tới quá trình cải cách kinh tế ở Trung Quốc đồng thời nó cũng tạo ra một khuôn khổ nhất định cho CSCN.

Về phơng diện trong nớc, do sai lầm từ các cuộc “Đại nhảy vọt” và “Đại cách mạng Văn hoá ” từ thời kỳ trớc, nền kinh tế Trung Quốc chịu những thiệt hại nghiêm trọng về mọi mặt. Mặc dù sau đó, nền kinh tế đã dần ổn định và đi vào quĩ đạo phát triển nhng khoảng cách chênh lệch trình độ phát triển giữa Trung Quốc với các nớc phát triển trên thế giới ngày càng xa. Bên cạnh đó, những dấu hiệu của sự phát triển không lành mạnh của nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp đã bộc lộ rõ rệt. Khu vực doanh nghiệp Nhà nớc đợc coi là thành phần cơ bản chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân làm ăn không hiệu quả,

thậm chí nhiều doanh nghiệp bị lỗ. Trong lĩnh vực công nghiệp, mô hình công nghiệp hoá theo kiểu Liên Xô đã rơi vào tình trạng khủng hoảng bởi tính chắp vá, không đồng bộ và không thoát khỏi vòng luẩn quẩn “ thiếu đầu vào dẫn đến thiếu đầu ra, do đó lại thiếu đầu vào ”. Hơn thế nữa, do ảnh h… ởng bởi nền kinh tế “ đóng ”, việc thiếu thốn nguyên vật liệu, kỹ thuật tiên tiến cùng với môi trờng bao cấp đã khiến nền công nghiệp lúc này có sức cạnh tranh rất thấp.

Về phơng diện quốc tế, có hai nhân tố chủ yếu tác động đến CSCN Trung Quốc:

- Thứ nhất, dới tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, nền kinh tế thế giới đang chuyển sang một thời kỳ mới, thời kỳ toàn cầu hoá kinh tế. Quá trình này tạo ra sức ép phát triển kinh tế trên cơ sở tự do hoá đối với mọi quốc gia. Nó mang đến các cơ hội cũng nh những thách thức cực lớn đối với các nớc đang phát triển nh Trung Quốc. Vì vậy, các quốc gia cần phải có chính sách thích nghi với quá trình này.

- Thứ hai, sự phát triển của các nền kinh tế trong khu vực thời kỳ này đợc nhận định là kết quả của mô hình chính sách công nghiệp, điều này đã trở thành động lực cổ vũ Trung Quốc thực hiện CSCN, đồng thời, nó cung cấp những bài học kinh nghiệm cho công tác hoạch định và thực thi CSCN của Trung Quốc.

Dới sự tác động của các nhân tố kể trên, mục tiêu của các chính sách kinh tế nói chung và CSCN của Trung Quốc trong giai đoạn này là đẩy nhanh tốc độ tăng trởng, cải thiện mức sống, khắc phục tình trạng thiếu cung, chuyển dịch cơ cấu ngành theo hớng công nghiệp hoá đất nớc. Dới đây CSCN của Trung Quốc đợc phân tích với nội dung chủ yếu là các biện pháp chính sách thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp nhẹ bên cạnh vẫn duy trì chính sách bảo hộ với những ngành tập trung nhiều vốn và kỹ thuật cao.

2.2.1.2. Nội dung của chính sách công nghiệp.

Năm 1978, Trung Quốc thực hiện những bớc đi đầu tiên của mình đối với công cuộc cải cách kinh tế. Cải cách đợc thực hiện đầu tiên ở nông thôn

sau đó lan rộng sang các khu vực khác. Trong lĩnh vực công nghiệp, CSCN đã thực hiện chiến lợc u tiên phát triển công nghiệp nhẹ. Các ngành đợc lựa chọn để u đãi là những ngành công nghiệp sợi, dệt may, điện tử dân dụng, chế biến nông sản Các biện pháp đ… ợc Chính phủ sử dụng chủ yếu trong những năm đầu cải cách là các biện pháp kiểm soát trực tiếp về số lợng và giá cả, các biện pháp phân bổ vốn, kỹ thuật và ngoại hối thông qua các công cụ nh hạn ngạch, quản lý giấy phép, quản lý danh mục hàng hoá đặc biệt, trợ cấp, thuế, thuế quan... [388, 12]. Nhờ các u đãi trên, cùng với quá trình cải cách đã có sự gia tăng mạnh mẽ đầu t vào các ngành này từ nguồn vốn ngoài ngân sách, chủ yếu là vốn tự đầu t và vốn của nớc ngoài. [127, 9]. Điều này đợc lý giải bởi hai khía cạnh: thứ nhất, vai trò của Nhà nớc đối với việc định hớng đầu t; thứ hai, trong qua trình cải cách, các doanh nghiệp ngày càng có quyền tự chủ hơn về tài chính nên có khả năng tự quyết định đầu t. Tuy nhiên, động lực tăng trởng của các ngành kể trên cũng nh của nền kinh tế trong thời kỳ này đến từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mới thành lập, chủ yếu là các doanh nghiệp “tập thể” ở nông thôn đợc gọi tên là “ xí nghiệp hơng trấn ”. [377, 20]. Về cơ bản, các XNHT do chính quyền địa phơng thành lập nhng hoạt động trên các nguyên tắc của thị trờng. ở góc độ này, chính quyền địa phơng đóng vai trò nh là một tập đoàn điều hành các xí nghiệp trong khu vực mình. Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện rất nhiều chính sách hỗ trợ, u đãi để khuyến khích loại hình doanh nghiệp này. Ví dụ nh chính phủ đã hạ thấp các mức thuế áp dụng cho tất cả các XNHT, miễn thuế 3 năm đầu cho các xí nghiệp mới thành lập, hạ thấp thuế xuất nhập khẩu, điều chỉnh tỷ giá nhân dân tệ, thu hẹp phạm vi quản lý giấy phép và tạo ra môi tr… ờng kinh tế vĩ mô thuận lợi. Trong giai đoạn này đã bùng nổ phong trào hình thành và phát triển các XNHT. Các XNHT đã tăng lên cả về số lợng lẫn tiềm lực, đến năm 1992, đã có gần 7 triệu XNHT hoạt động trong công nghiệp, đạt tốc độ tăng giá trị sản lợng so với năm1978 là 25%. [94, 9]. Nói chung, các XNHT đã góp phần tạo ra động lực mới cho quá trình tăng trởng kinh tế ở Trung Quốc thông qua sự đóng góp

trong tỷ trọng GDP và khả năng tạo ra việc làm. Đồng thời, chúng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hay quá trình công nghiệp hoá với những bớc đi nhanh, vững chắc. Sự phát triển mạnh mẽ của các XNHT là kết quả của việc phát huy đợc lợi thế so sánh của Trung Quốc trong khoảng thời gian đầu thực hiện “ chính sách mở cửa “ và việc sản xuất những hàng tiêu dùng đã…

tận dụng đợc các “ khoảng trống ” của một thị trờng nội địa rộng lớn. Tuy vậy, mặc dù không phải là nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển của các XNHT nhng rõ ràng CSCN trong thời kỳ này đã có ảnh hởng nhất định mang tính tích cực đối với sự phát triển của các XNHT. Sự can thiệp của Nhà nớc là phù hợp với bối cảnh của Trung Quốc trong điều kiện của một nền kinh tế đang chuyển đổi với sự thiếu thốn về mặt thể chế nh quyền bảo đảm tài sản, thị trờng vốn, các thể chế thuế khoá và ngân sách. (theo Qian, 1998 ). [384, 20].

Cùng với các XNHT, sự phát triển của các ĐKKT của Trung Quốc trong thời kỳ này cũng là một nhân tố quan trọng đóng góp vào thành tích tăng trởng của cả nớc. ĐKKT là khu vực mà Chính phủ Trung Quốc thử nghiệm chính sách theo định hớng vừa hớng ngoại vừa hớng nội trên các nguyên tắc của thị trờng. Nó tợng trng cho một nền kinh tế thu nhỏ có quy chế hoạt động tự do, linh hoạt. Nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất đặc biệt là các doanh nghiệp trong những ngành xuất khẩu, các

đkkt sử dụng các chính sách u đãi nh chính sách thuế, đất đai và các giấy phép xuất nhập khẩu và các khuyến khích sử dụng nguyên liệu trong nớc…

Nhờ vậy, các ĐKKT thu hút đợc một lợng vốn lớn đầu t từ khu vực t nhân và quan trọng hơn cả là đầu t nớc ngoài mà đi kèm theo nó là vốn, kỹ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lý...Do đó, các doanh nghiệp hoạt động ở đây đã tăng trởng rất nhanh và trở thành những hãng lớn, có sức cạnh tranh quốc tế. Từ những phân tích về ĐKKT nh trên, có thể thấy rằng các ĐKKT đã đợc thành lập nhằm tạo ra môi trờng thuận lợi chung để phát triển tất cả các ngành hoạt động kinh doanh trong đó. Nh vậy, nhìn từ giác độ ngành, rõ ràng ĐKKT

không phải là một CSCN thực thụ bởi vì CSCN chỉ bao gồm các biện pháp, chính sách thúc đẩy những ngành đợc lựa chọn. Tuy nhiên, nếu nhìn từ góc độ khác cũng phải thấy rằng các ngành công nghiệp đợc lựa chọn trong thời kỳ này mà đợc tổ chức sản xuất kinh doanh ở trong các ĐKKT thì đã có điều kiện phát triển hết sức nhanh chóng. Vì vậy, ở một khía cạnh nhất định, CSCN đã có vai trò nhất định đối với sự tăng trởng của các ngành dệt may và điện tử. [110, 9].

Bên cạnh việc thúc đẩy những ngành công nghiệp nhẹ, ngành sử dụng nhiều lao động, CSCN trong thời kỳ này vẫn duy trì các chính sách bảo hộ đối với các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp hoá chất nh: gang thép, hoá dầu, than và xu h… ớng này càng gia tăng từ năm 1985 khi một số ngành cơ bản gặp khó khăn nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc tập trung vào những ngành không có lợi thế so sánh này đã không có hiệu quả nh mong muốn và cơ cấu ngành của Trung Quốc cha có những thay đổi rõ rệt. (Bảng 2.2)

Tóm lại, qua những phân tích trên có thể thấy CSCN của Trung Quốc trong giai đoạn này chỉ đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển của các ngành nói riêng và nền kinh tế nói chung. CSCN cũng đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy các ngành truyền thống nh dệt may, ngành mũi nhọn nh điện tử phát triển nhng trên thực tế sự phát triển của những ngành này nh đã phân tích không phải là kết quả của CSCN. Điều này cũng phản ánh CSCN của Trung Quốc trong giai đoạn này là kém rõ ràng trong việc lựa chọn và thúc đẩy những ngành phát triển. Mặt khác, những phân tích trên còn cho thấy CSCN trong giai đoạn này đã có những thất bại đáng kể. Đầu những năm 90, sự gia tăng đầu t quá mức vào các ngành công nghiệp nhẹ, các ngành sử dụng nhiều lao động đã khiến nhiều ngành d thừa công suất, trình độ kỹ thuật, công nghệ không đợc cải tiến và gây mất cân đối cơ cấu công nghiệp, cơ cấu ngành cũng nh dẫn đến sự phân hoá giữa các vùng. Vì vậy, những méo mó trong hệ thống giá cả do CSCN gây ra đã không có hiệu quả và CSCN cần phải đợc điều chỉnh.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quốc tế- chính sách công nghiệp của Nhật Bản và Trung Quốc (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w