Thời kỳ sau khủng hoảng dầu mỏ (1973) cho đến trớc

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quốc tế- chính sách công nghiệp của Nhật Bản và Trung Quốc (Trang 34 - 37)

Bớc vào thập kỷ 70s, nền kinh tế Nhật Bản đã gặp phải những vấn đề nảy sinh từ quá trình tăng trởng nhanh của thời kỳ trớc. Giới hạn của sự tăng trởng thể hiện qua: tình trạng gia tăng ô nhiễm môi trờng và những vấn đề xã hội, việc đạt thặng d liên tục và giá trị lớn đã dẫn đến sự mâu thuẫn trong thơng

mại giữa Nhật với các nớc khác mà đặc biệt là Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, kinh tế Nhật Bản bộc lộ nhiều yếu kém và dễ tổn thơng, đó là việc quá phụ thộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ bên ngoài và sự mất cân đối trong cơ cấu công nghiệp. Trớc bối cảnh nh vậy, mục tiêu và nội dung của CSCN đã thay đổi đáng kể. Trọng tâm của CSCN đặt vào các chính sách hỗ trợ các ngành suy giảm và phát triển các ngành mới nhằm tăng cờng khả năng tự điều chỉnh của cơ cấu công nghiệp. Các ngành mới trong thời kỳ này đợc lựa chọn trên cơ sở những ngành có nhiều hàm lợng chất xám hoặc những ngành công nghệ cao.

Về vấn đề thiết kế cơ cấu công nghiệp sử dụng nhiều hàm lợng chất xám, trong những năm 70 và 80, Chính phủ Nhật Bản đã đa ra “ tầm nhìn ” nh là một phơng pháp để Chính phủ cung cấp thông tin cho các hãng t nhân về khuynh hớng vận động của cơ cấu ngành. Mục tiêu “ tầm nhìn ” hớng tới là phát triển cơ cấu công nghiệp sử dụng nhiều hàm lợng chất xám và nó đã định hớng cho hành vi của các hãng, thúc đẩy các hãng vận động theo hớng đó. Trong đó, nội dung của “ tầm nhìn ” phản ánh mong muốn tập trung vào các ngành sử dụng nhiều hàm lợng chất xám, thay thế cho trọng tâm trớc đây dành cho công nghiệp nặng và hoá chất. Điều này đợc giải thích trên hai khía cạnh. Về lý thuyết, việc phát triển những ngành này sẽ tiết kiệm năng lợng, không gây ô nhiễm môi trờng và tạo ra những lợi thế cạnh tranh mới góp phần nâng cao thành tựu kinh tế, xã hội. Còn trên phơng diện thực tế, đó là một quá trình tự nhiên, khi vào cuối những năm 60, sự tăng trởng của những ngành công nghiệp nặng và hoá chất đã gặp giới hạn của kinh tế quy mô, còn những ngành lắp ráp và chế tạo máy móc, thiết bị điện tử , những ngành sử dụng nhiều lao…

động có tri thức nói chung, đã phát triển rất nhanh. Các công cụ mà Chính phủ sử dụng để thực hiện nội dung này chủ yếu là những khoản trợ cấp cho R&D, u đãi về thuế và tài chính dựa trên luật khuyến khích các ngành chế tạo máy và thông tin. Nói chung, các ngành này đã phát triển tơng đối nhanh chóng từ năm 1975 trở đi. Nếu lấy năm 1975 là mốc, chỉ số 100 thì đến năm 1982 chỉ số sản lợng bình quân của các ngành lắp ráp, chế tạo nh sản xuất máy tính, vi

mạch, ngời máy, máy bay, sản xuất máy công cụ điều khiển bằng số, ngành phân phối, xử lý thông tin đã tăng lên 213,7 và tạo ra sự thay đổi trong cơ…

cấu xuất khẩu của Nhật Bản. [158, 15]. Tuy nhiên, ngời ta thấy rằng chỉ một số ít trờng hợp CSCN tác động tới sự tăng trởng này vì trên thực tế số lợng các ngành đợc chính sách này hớng đích là rất nhỏ, bao gồm các ngành máy tính, vi mạch, sản xuất máy bay, năng lợng và xử lý thông tin. Tại sao không có nhiều ngành đợc coi là ngành quan trọng đối với việc khuyến khích theo khái niệm về một cơ cấu ngành sử dụng nhiều chất xám ?. Một sự lý giải là vào thời kỳ này các hãng hàng đầu của Nhật Bản đã tích luỹ đợc nguồn vốn và các nguồn lực quản lý to lớn nên không thích sự can thiệp của Chính phủ vào ngành. Nói cách khác, sự phát triển của khu vực t nhân đã thay đổi t tởng của nó đối với các biện pháp của CSCN theo chiều hớng phản ứng ngay cả khi nó đợc thiết kế phù hợp với thị trờng. Mặc dù vậy, có thể nói CSCN trong thời gian này đã đem lại những hiệu quả nhất định, đặc biệt trong lĩnh vực trợ cấp cho R&D những công nghệ cao và việc hớng sự phát triển của nền kinh tế đối với ngành dịch vụ. Điều này phù hợp với lý thuyết chính sách công nghiệp đợc đa ra ở chơng 1 và nó không thể bị coi là trái với cơ chế thị trờng.

Về việc điều chỉnh các ngành suy giảm, sau khi nền kinh tế Nhật Bản phải đơng đầu với sự giảm sút tăng trởng đầu những năm 70, ngành công nghiệp đã bị suy thoái kéo dài tập trung vào các ngành vật liệu cơ bản nh tinh chế nhôm, tơ nhân tạo, dệt, đóng tàu Để giải quyết tình hình này, Chính phủ…

Nhật Bản phải tiến hành điều chỉnh thông qua luật ổn định công nghiệp. Luật này đợc đánh giá là có dấu hiệu tích cực trong phạm vi thời gian thực hiện khi đạt đợc 95% các mục tiêu điều chỉnh [184, 15]. Tuy nhiên, hoạt động liên doanh để khắc phục sự suy giảm đã hình thành các Carten và nó gây trở ngại đối với việc điều chỉnh hiệu quả trong ngành. Vì vậy, vào năm 1983 Chính phủ đã ban hành thêm Luật hoàn thiện cơ cấu. Luật này đã giảm dần các biện pháp hạn chế cạnh tranh và khích lệ cải cách cơ cấu thị trờng và sự phát triển công nghệ. Vì vậy, nó ngay lập tức đã có hiệu quả đem lại khả năng hồi phục nhanh chóng của các ngành.

Các phân tích ở trên cho thấy CSCN trong thời kỳ sau khủng hoảng dầu mỏ đến trớc năm 1990 có những dấu hiệu tích cực.Trớc hết, đó là bởi vì các chính sách này đợc thực hiện trong một số nhỏ các ngành và đặt trọng tâm vào R&D, sự điều tiết ô nhiễm, việc tăng cờng hỗ trợ các ngành suy giảm cho…

nên nó là những chính sách phù hợp, ngay cả khi xem xét theo quan điểm lý thuyết về giới hạn CSCN đã đợc đa ra ở chơng 1. Mặt khác, nhằm nâng cao sức cạnh tranh quốc tế, các CSCN đã làm xuất hiện hành vi độc quyền thông qua việc tăng cờng tập trung hoá ngành. Do đó, CSCN đã làm méo mó sự phân bổ nguồn lực một cách khá hiệu quả. Từ sau năm 1990, nền kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái kinh tế kéo dài, đặc biệt diễn ra một cuộc “ khủng hoảng cơ cấu ” trong các ngành công nghiệp Nhật Bản. Một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng, suy thoái của Nhật Bản đợc một số nhà nghiên cứu đề cập đó là các CSCN đợc thực thi ở thời kỳ trớc đó. Ví dụ nh việc Chính phủ cố gắng trợ giúp những ngành công nghiệp truyền thống (dệt, hoá dầu, than, đóng tàu ) mặc dù những ngành này không có lợi thế…

cạnh tranh nữa khiến có những méo mó trong hệ thống giá cả và những khiếm khuyết trong hệ thống công nghiệp của Nhật Bản hay việc khuyến khích đầu t ra nớc ngoài đã làm cho các ngành công nghiệp trong nớc sau này trở nên “trống rỗng”. Tuy nhiên, dù thế nào chăng nữa, các CSCN trong thời kỳ này đã tạo ra những điều kiện thuận lợi đối với quá trình tăng trởng, ổn định, tiến bộ của nền kinh tế Nhật Bản trên cơ sở can thiệp vào những lĩnh vực có xuất hiện trục trặc của thị trờng.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quốc tế- chính sách công nghiệp của Nhật Bản và Trung Quốc (Trang 34 - 37)