41 134 3,26 từ/bài Nxb Tác phẩm mới,
3.3. Giọng điệu thơ Nguyễn Duy
Giọng điệu là một yếu tố cơ bản tạo nên phong cách nghệ thuật của nhà thơ, nó mang đậm tính chủ quan, cho phép ta nhận ra nét riêng, điệu hồn riêng của nhà thơ. Một nhà thơ tài năng bao giờ cũng tạo được một giọng điệu riêng, không trộn lẫn. Các tác giả Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa giọng điệu là: “Thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn qui định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân, sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [39, tr.112].
Ở nước ngoài, nghiên cứu giọng điệu nghệ thuật là vấn đề không mới. M.Bakhtin đã
M.Bakhtin, giọng điệu bao giờ cũng thể hiện thái độ, lập trường của chủ thể và bao giờ cũng gắn với cảm hứng chủ đạo và kiểu sáng tác. Đặc biệt, ông còn nêu lên vấn
đề loại hình hóa giọng điệu, đặt giọng điệu trong bối cảnh văn hóa [6]. Theo đó, nghiên cứu giọng điệu có xu hướng mở rộng chứ không dừng lại ở một nhà văn cụ
thể. M.B.Khrapchenko trong “Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học” cũng bàn kỹ đến vấn đề giọng điệu. Theo ông, một nghệ sĩ tài năng bao giờ
cũng tạo ra một giọng điệu độc đáo. Còn G.N.Pôxpêlôp thì thừa nhận cảm hứng có vai trò chi phối giọng điệu tác phẩm. Các nhà nghiên cứu hàng đầu ở nước ta cũng
đều thừa nhận sự tương ứng giữa cảm hứng với giọng điệu. Trần Đình Sử khẳng
định: “Giọng điệu tác phẩm phụ thuộc vào cảm hứng chủ đạo”, Hoàng Ngọc Hiến thì quả quyết: “Cảm hứng nào giọng điệu ấy nhưng cũng có thể ngược lại, giọng điệu
định hướng hình thành cảm hứng” [48, tr.136]. Còn Nguyễn Đăng Điệp quan niệm giọng điệu mang tính thời đại, ở mỗi thời đại có một loại hình giọng điệu đặc trưng: “Mỗi một thời đại, nhìn chung, có một giọng điệu riêng, thể hiện cách thức chiếm lĩnh hiện thực và lí giải hiện thực riêng. Gắn với điều này là quan niệm nghệ thuật của thời đại ấy” [30, tr.104-105].
Diễn ra trong sự tương tác hai chiều, giọng điệu cá nhân nhà văn, nhà thơ một mặt chịu sự ảnh hưởng và chi phối của giọng điệu thời đại, mặt khác giọng điệu cá nhân lại góp phần làm phong phú cho giọng điệu thời đại đó. Nếu trong một tác phẩm văn học, nhịp điệu là là xương cốt vận hành của giọng điệu, nhịp điệu tiết chế để
giọng điệu thể hiện một cách trung thực lập trường, thái độ, cảm xúc của nhà thơ, thì giọng điệu chính là “linh hồn”, là cái “thần khí” của tứ thơ đã được thăng hoa qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Được hình thành từ yếu tố nền tảng là cá tính sáng tạo của tác giả, mang tính chủ quan và thường trùng khít, tương hợp với ý đồ
của người sáng tác, giọng điệu thơ trữ tình chi phối đến các yếu tố hình thức qua các phương diện: sự lựa chọn thể loại, xây dựng nhịp điệu tác phẩm, khả năng điều phối các thủ pháp kỹ thuật ( sử dụng hình ảnh, gieo vần, dùng từ...), kết cấu tác phẩm và
đặc biệt là việc tổ chức, bài trí điểm nhìn nghệ thuật trong tác phẩm thi ca. Đúng như
một môi trường giọng điệu nhất định, trong phạm vi của một thái độ cảm xúc nhất
định đối với đối tượng sáng tác, đối với những mặt khác nhau của nó” [66, tr.167]. Về cơ bản, giọng bộc lộ tình cảm chủ quan của nhà văn, thái độ và cách đánh giá của nhà văn về sự vật, hoàn cảnh và con người, nên tìm hiểu “giọng” của nhà văn, nhà thơ qua tác phẩm sẽ giúp mọi người “hiểu đầy đủ hơn mặt chủ quan trong nội dung của nghệ thuật, khắc phục cách xem xét tác phẩm chỉ trên bình diện tư tưởng” [ 140, tr.154]. Tìm hiểu thơ Nguyễn Duy, chúng tôi thấy nổi bật trong thơ ông ba giọng
điệu chính: giọng kể chuyện tâm tình, giọng tếu táo hài hước và giọng chiêm nghiệm, suy tư.