ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN DUY

Một phần của tài liệu THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN DUY (Trang 69 - 71)

Hình thức văn học, nói như Trần Đình Sử là hình thức chiếm lĩnh cuộc sống, tức là hình thức nhìn và cảm nhận cuộc sống của chủ thể sáng tạo. Hình thức của một tác phẩm nghệ thuật không đơn giản chỉ là những thủ pháp, phương tiện, chất liệu mà là những thủ pháp, chất liệu mang tính quan niệm, là hình thức mang tính nội dung.

Ẩn sau mỗi hình thức văn học ấy, mỗi nhà văn, nhà thơ là một thế giới riêng kín đáo mà người đọc cần phải khám phá, giải mã để tìm được con mắt xanh đồng điệu. Đến với thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Duy là đến với hình thức nhìn và cảm nhận đời sống của tác giả được thể hiện qua nhiều phương tiện của hình thức, trong đó có phần

đóng góp của thể loại, ngôn ngữ và giọng điệu. Điều này cũng đã được Lưu Hiệp khẳng định trong Văn Tâm Điêu Long: “Người ta tính tình thế nào thì có một lối văn tương ứng”.

Trong sự nghiệp thơ ca của mình, Nguyễn Duy có tất cả 13 tập thơ. Chiếm tỷ

lệ cao trong sự nghiệp thơ Nguyễn Duy, lục bát là thể loại đã khẳng định những đóng góp lớn của ông vào nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Đồng thời, đó cũng là đóng góp lớn của Nguyễn Duy về mặt thể loại, như đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu hiện nay. Vì vậy, luận văn tập trung khảo sát thể thơ lục bát, xem đây là một chọn lựa làm nên đặc trưng nghệ thuật mang tính thể loại của Nguyễn Duy mặc dù trong quá trình sáng tác ông đã sử dụng đa dạng các thể thơ như: 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ, lục bát, tự do...

3.1. Thể thơ lục bát

Trong sáng tạo thơ ca, đi tìm thể thơ phù hợp với tâm trạng, sở trường và cảm hứng là điều không thể thiếu đối với mọi thi nhân. Nói như Lê Tiến Dũng: “Khi nhà thơ lưa chọn một thể nào đó để sáng tác cũng có nghĩa là lựa chọn một khả năng diễn đạt phù hợp với điệu thức tâm hồn mình, phù hợp với cảm xúc cần bộc lộ” [16, tr. 122]. Còn nhà nghiên cứu Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức thì cho rằng: “Nhờ có hình thức thơ thích hợp nên trạng thái cảm xúc và lối cấu tứ của nhà thơ mới phong phú và đa dạng hơn” [82, tr.83].

Trong các thể thơ truyền thống của dân tộc, thơ lục bát chiếm một vị trí quan trọng. Nhịp điệu và cấu tạo thơ lục bát mang những nét độc đáo, đặc biệt của nền thơ

Việt Nam: “Trên nền của thanh bằng, câu thơ lục bát có âm hưởng trữ tình rất ngân vang khi dìu dặt tha thiết, khi trong sáng tươi vui” [14, tr.292]. Thơ lục bát giàu nhạc

điệu, uyển chuyển nên dễ chuyên chở những tình cảm sâu lắng, mượt mà. Tuy nhiên cái khó khăn là ở chỗ nó quá quen thuộc, quá chỉn chu, trong khi đó tư duy con người ngày một hiện đại, nhu cầu thẩm mỹ- nghệ thuật của công chúng ngày càng nâng cao và đa dạng. Từ đó vấn đề đặt ra là sử dụng lục bát làm sao để chuyển tải được tư duy sáng tạo, phù hợp với công chúng hiện đại. Vẫn biết không phải người làm thơ nào cũng tìm thấy chính mình trên con đường đã có quá nhiều dấu chân, Nguyễn Duy ý thức sâu sắc điều này và chấp nhận “dấn thân” vào thể thơ lục bát, biến lục bát thành “thương hiệu” của mình và ông đã thành công, có thể nói là thành công hơn bất cứ

nhà thơ đương đại nào. Trong luận án tiến sĩ Những đặc điểm cơ bản của thơ Việt Nam sau 1975, Phạm Quốc Ca đã nhận định về thể thơ lục bát như sau: “Đọc những bài thơ lục bát hôm nay ta thấy nổi bật lên vẻ đẹp mới mẻ về nhiều phương diện. Nhà thơ tài hoa bậc nhất ở thể lục bát đương đại là Nguyễn Duy. Ông đã sử dụng thể lục bát với một sự biến hóa đáng khâm phục” [ 10, tr.153].

So với các nhà thơ trước đó đã gặt hái nhiều thành công ở thể thơ lục bát, số

bài lục bát trong sáng tác của Nguyễn Duy chiếm tỉ lệ rất cao và những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ ông phần lớn được viết bằng thể thơ này. Để có cái nhìn tổng thể

hơn, chúng tôi sẽ đối chiếu tần suất sử dụng các thể loại thơ qua 2 bảng thống kê dưới

đây. Bảng 3.1.Bảng thống kê so sánh tỉ lệ thơ lục bát ( Dựa theo tài liệu số 105 ) T T Tên tác phẩm Tổng số bài Số bài lục bát Tỷ lệ % (lục bát) Tên người sưu tầm, biên soạn Nhà xuất bản Năm xuất bản 1 Thơ Tản Đà 119 20 17 Nguyễn Nghiệp Văn học, 1982 2 Tố Hữu tác phẩm 167 27 16 Hà Minh Đức giới thiệu Văn học, 1979 3 Tuyển tập Huy Cận, I 169 27 16 Xuân Diệu,

Một phần của tài liệu THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN DUY (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)