4 Tuyển tập Nguyễn Bính 89 3
3.2.1. Sử dụng thành công biện pháp tu từ so sánh và ẩn dụ
So sánh là phương thức biểu đạt bằng ngôn từ một cách hình tượng dựa trên cơ
sở đối chiếu hai hiện tượng có những dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật đặc
điểm, thuộc tính của hiện tượng này qua đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng kia. So sánh tạo nên sức mạnh nhận thức và phát hiện. Nhận thức ở đây được hiểu là những hiểu biết mới, những cách nhìn mới về sự vật, hiện tượng thông qua thao tác liên tưởng, đối chiếu giữa chúng với nhau. Cho nên, vẫn cùng là so sánh, nhưng ở mỗi nhà thơ cách biểu hiện, cách khai thác lại có những dạng vẻ khác nhau.
Đọc những bài thơ của Nguyễn Duy, ta thấy ông hay dùng biện pháp nghệ
thuật này nhưng với lối diễn đạt khá mới lạ. Ví như ở bài Mưa trong nắng nắng trong mưa, ông viết:“Mắt em trong đến ngây thơ / trong như nắng giữa mịt mù mưa
giăng”. Ở câu thứ nhất, người đọc đang hình dung nhân vật “em” có đôi mắt với ánh nhìn trong trẻo, ngây thơ chợt phải khựng lại, suy tư trước cách so sánh của tác giả ở
câu thứ hai: “trong như nắng giữa mịt mù mưa giăng”. “Trong như nắng” thì có thể
hình dung được cụ thể “độ trong” của mắt, nhưng khi nói “nắng giữa mịt mù mưa giăng” tính chất của nó lại khác: nhòe ướt và không phải là không biết ưu tư, trăn trở. Còn trong bài “Âm thanh bàn tay”, Nguyễn Duy cũng có cách so sánh khá bất ngờ:
“Tôi lớn lên với ruộng với đồng
Nghe giao hưởng khác nào nghe xay thóc Em dạy nhạc cho tôi khác nào đi vỡ đất”
Hình ảnh được đem ra so sánh thật và giản dị đến ngỡ ngàng. Dường như nó đi theo cái chiều ngược lại của lối so sánh thông thường. Nhưng chính vì thế mà nó
đọng lại trong tâm trí người đọc bởi sự chân thành trong cảm xúc, suy nghĩ của cái tôi trữ tình.
Bước chân vào cuộc chiến đấu, những người lính đã phải đối mặt với bao chông gai thử thách, khó khăn gian khổ và cũng từng ít nhất một lần bị cơn sốt rét rừng hành hạ, dày vò tàn phá cơ thể, Nguyễn Duy đã cảm sâu sắc điều này khi viết:
“Oái ăm sốt rét rừng già
Trong lòng gió bấc ngoài da gió lào”
(Người đang yêu)
Bằng hình ảnh so sánh “gió bấc” và “gió lào”, nhà thơđã nói được đầy đủ nhất cái cảm giác oái ăm, khổ sở mà người lính phải chịu đựng khi phải trải qua “từng cơn
ớn lạnh”, phải chịu đựng cái “sốt” đến “run người vầng trán ướt mồ hôi” (Chính Hữu) của những cơn sốt rét nơi rừng già.
Lối ví von so sánh tạo liên tưởng này ta còn gặp khá nhiều trong thơ Nguyễn Duy : “được yêu như thể ca dao, thực hư như thể con đường trong mơ, chìa ra như
thể thừa ra bên đường...” đã tạo ra nét riêng độc đáo cho thơ ông.
Nguyễn Duy cũng hay dùng biện pháp ẩn dụ để tạo nên những hết hợp từ lạ
như: “mưa dùng dằng”( Sông Thao), “lục bình trôi mộng du”( Trăng sông Tiền),
“tiếng chuông chùa đi thủng thỉnh” (Gửi Huế), “râm ran gió kể chuyện”, “trăng non nghe nghé” (Võng trăng)...khiến các sự vật, hiện tượng được nhân hóa trở nên sống
động, có hồn. Phương thức này còn được ông sử dụng để bổ sung thêm những nét nghĩa mới cho những từ vốn trở nên quá quen thuộc như cây tre: “Lưng trần phơi nắng phơi sương/ có manh áo cộc tre nhường cho con” (Tre việt Nam), cây ngô:
“Cây ngô đứng nắng vẹo hông/ cho con bát nước mát lòng mẹ ơi!” (Bát nước ngô), tắc kè: “đêm trăn trở đố nhau bao giờ về thành phố/ con tắc kè nghe, nhanh nhảu nói: sắp về! (Nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố)...thể hiện một trí tưởng tượng phong phú, nhạy cảm, tinh tế của hồn thơ Nguyễn Duy.
Một đặc điểm nổi bật khác trong nghệ thuật sử dụng từ của ông là dùng tính từ
và động từ theo nghĩa chuyển đổi cảm giác tạo nên những ẩn dụ từ vựng và phép nhân hóa mới lạ. Ta đều biết, âm thanh là một khía cạnh không cảm nhận được bằng mắt nhưng nhà thơ đã phủ lên hồn cốt của nó những hình hài và kích thước cụ thể
bằng ngôn ngữ tạo hình sống động: “Nhẹ nhàng tiếng bóng xiêu xiêu em ngồi chải tóc muối tiêu dịu dàng... Dịu dàng vang tiếng mắt cười bỏ qua sấm chớp một thời xa xăm” (Dịu và nhẹ)
“Bóng” là hình, “bóng xiêu xiêu” lại càng tượng hình. Nhưng “nhẹ nhàng tiếng bóng” thì rõ là âm thanh. Mắt có cười song không có mắt cười thành tiếng để nghe thấy “dịu dàng”. Bằng nghệ thuật lồng ghép hình và thanh vào câu thơ, Nguyễn Duy
đã tạo nên sức gợi cảm sâu xa cho hình ảnh.
Cũng với phương thức này ông đã giúp người đọc nhìn thấy “tiếng chim lộng lẫy” giữa rừng xanh Trường Sơn, “luồng âm thanh chói đỏ” của tiếng kèn xung trận,
“lời vàng tươi hoa cải” của tiếng hát thiếu nữ trong hoài niệm của người lính nơi đồi trọc, màu “trong leo lẻo”, “loang lổ”, “trắng tinh” của thời gian...và giúp người đọc nghe được tiếng “trái bưởi vàng đung đưa cành”, “tiếng bạc xóa cánh đồng lăn nước giá”, âm thanh “giòn tan” của giọt nước mắt người đang yêu và cảm nhận được cảm giác “mòn đêm” của người lính trên “võng bạt chon von”, sự “loay hoay bạc bạc dần” của sợi tóc, cái “thườn thượt”, “lướt khướt quan tòa” của thời gian...
Có thể thấy với cách sử dụng tài tình biện pháp tu từ so sánh và ẩn dụ, Nguyễn Duy đã tạo ra một thứ ngôn ngữ sinh động để dựng lên trước mắt người đọc những tình, những cảnh, những chi tiết ở hình thái trực tiếp và gợi cảm.