Bên cạnh những tình cảm dành cho những người lính những đồng chí,

Một phần của tài liệu THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN DUY (Trang 41 - 44)

CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO TRONG THƠ NGUYỄN DUY 2.1 Về khái niệm cảm hứng

2.2.1.2. Bên cạnh những tình cảm dành cho những người lính những đồng chí,

đồng đội vào sinh ra tử với nhau, tâm hồn thơ Nguyễn Duy còn dành một mảng lớn yêu thương để ghi tạc những cảm xúc thiêng liêng của tình quân dân một thời lửa

đạn. Trưởng thành trong không khí sôi động của những năm tháng chống Mỹ cứu nước, khi mà hơn bao giờ hết, vẻ đẹp của nhân dân tỏa sáng rạng rỡ trong từng chiến công, nên các nhà thơ thời kì này đều có những câu thơ viết về họ thật sâu sắc và cảm

động. Với Thanh Thảo, là sự thú nhận chân thành: “Dẫu ai được ngàn lần tái sinh cũng không sao hiểu hết/ Tấm lưng trần kia mang nặng những gì” (Những người đi tới biển). Với Nguyễn Đức Mậu là sự khái quát sâu sắc: “Từ chiếc khố vỏ cây đến nâu sồng áo vải/ Từ mảnh đất đến mênh mông bờ cõi/ Nhân dân mình đưa đất nước lên ngôi” (Khúc hát cội nguồn). Với Bùi Minh Quốc, nhân dân là người “đang gieo trong lửa đạn lầy bùn/ Hạnh phúc lớn của những ngày đánh Mỹ” (Những người tôi chưa kịp biết tên)...Và bằng cuộc hành trình trong “thời gian đằng đẵng, không gian mênh mông”, Nguyễn Khoa Điềm đã đưa ra một định nghĩa mang tầm thời đại: “Đất nước này là đất nước của nhân dân” (Mặt đường khát vọng). Còn Nguyễn Duy, ngay từ những năm 1968- 1970, khi còn là một cậu lính non choẹt, tư tưởng trọng dân dường nhưđã có sẵn trong căn cốt của ông: “Một đời không thể nào quên/ Lòng dân- chiếc mộc vững bền che ta”, để sau này đúc kết thành triết lý nhân sinh: “Ta là dân – vậy thì ta tồn tại”. Nguyễn Duy không chỉ ca ngợi vẻ đẹp diệu kì, sức sống mãnh liệt của nhân dân, mà còn có những cảm nhận sâu sắc về họ. Văn học của ta đã có nhiều

bài nói về cây tre, nhưng bài thơ “Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy vẫn để lại cho người đọc những ấn tượng sâu sắc. Ông miêu tả cây tre bằng lối nói của riêng mình.

Đó là loài cây “Thân gầy guộc, lá mong manh” nhưng “Rễ siêng không ngại đất nghèo” và “Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành”. Điều cảm động nhất trong bài thơ là hình ảnh cây tre- bà mẹ. Nguyễn Duy nhận thấy trong dáng dấp cây tre một bà mẹ

chịu thương chịu khó:

“Vươn mình trong gió tre đu

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành... Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con”

Lột tả cây tre bao bọc búp măng non nhưng cũng lột tả bà mẹ. Mẹ gầy guộc mảnh mai trong gian khổ, nhưng thật giàu tình thương và đức hy sinh. Đọc đến đây, có ai không nghĩ đến mẹ mình, mẹ những người khác, những “bà mẹ nắng cháy lưng, địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô”( Tố Hữu). Cây tre tượng trưng bà mẹ Việt Nam kiên cường, tận tụy cũng là hình ảnh của thế hệ trước buộc bụng thắt lưng để bao bọc gây dựng thế hệ sau và truyền chất kiên cường cho nó. Dòng nhựa trong lành và cái gai góc cứng cỏi đã nảy sinh những mầm sống bất diệt. Một thế hệ anh hùng sẽ nối tiếp cha ông trong lịch sử vẻ vang. Những búp măng non sớm mang “dáng thẳng thân tròn của tre” trỗi dậy, “nhọn như chông, lạ thường”. Nhà thơ miêu tả cây tre nhưng ẩn

đằng sau đó là hình ảnh con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Với những suy nghĩ

tài hoa và đầy sáng tạo như vậy, Nguyễn Duy đã xây dựng được hình ảnh quê hương,

đất nước, con người qua biểu tượng trực tiếp về cây tre. Đó cũng là một trong số rất ít những bài thơ được giải của Tuần báo Văn nghệ năm 1973 không viết trực tiếp về đề

tài chiến đấu.

Trong thế giới cảm xúc của mình, Nguyễn Duy luôn hướng trái tim mình về

nơi luôn ấm áp tình thương yêu của những bà mẹ Việt Nam dành cho chiến sĩ cách mạng ngày ấy. Những người mẹ anh hùng đã hiến dâng cho Tổ quốc tất cả máu thịt và trái tim của mình. Cho đi mà không đòi hỏi được đáp đền, những bà mẹ Việt Nam là những vòng tay yêu thương rộng mở, sẵn sàng ôm vào lòng mình mọi bất trắc, gian nguy để dành nguyên vẹn sự bình yên và hạnh phúc cho đàn con. Trong cuộc đời

chiến sĩ của mình, Nguyễn Duy đã được đón nhận những vòng tay yêu thương ấy biết bao lần. Đó là hình ảnh người mẹ đón anh chiến sĩ trong gió đêm với tấm lòng rộng mở:

“Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé

ven đồng chiêm Bà mẹđón tôi trong gió đêm:

- Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ

Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chảđủ Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm”

( Hơi ấm ổ rơm )

Cũng “ngôi nhà tranh” với một bà mẹ như những bà mẹ trong thơ Tố Hữu, trong thơ Thâm Tâm, như trăm ngàn bà mẹ trên đất nước ta, những bà mẹ nghèo mà giàu lòng thương yêu các anh bộ đội. Nguyễn Duy sáng tạo, mới mẻ khi ông phát triển tứ thơ không tỏa theo chiều rộng mà đi vào chiều sâu. Tứ thơ lắng đọng lung linh: “Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm”. Câu thơ đã làm khởi sắc cả bài thơ. Câu thơ vừa nói được cái ấm áp của tình dân vừa nói được sự keo sơn gắn bó giữa nhân dân và chiến sĩ. Rồi từ bát nước ngô của bà mẹ Cam Lộ, nhà thơ nhận ra được “cái ngon của đồng”.

Con về giữa buổi nắng nôi Quà đồng chỉ có thế thôi, gọi là... Nghẹn ngào mẹ nói chẳng ra

Nghẹn ngào chiến sĩ nhận quà ngô non”

( Bát nước ngô của mẹ Việt ở Cam Lộ )

Có thể thấy, trên chặng đường hành quân nhiều gian truân, vất vả, mỗi căn nhà in bóng hình mẹ là một nơi chốn bình yên. Mẹ và chiến sĩ, mối quan hệ cá- nước

muôn đời, tình quân dân sắt son bền vững. Thơ viết về mẹ, những bà mẹ Việt Nam suốt dọc đường đất nước tuy không chiếm nhiều trong mạch thơ Nguyễn Duy nhưng lại tạo được điểm nhấn tích cực. Cái chân chất cùng cái nhạy cảm nhẹ nhàng, lòng biết ơn thành kính khiến thơ Nguyễn Duy khi viết về mẹ sâu lắng, thiết tha.

Trong cảm thức sáng tác của Nguyễn Duy khi viết về con người và thiên nhiên, chúng ta khó có thể tìm thấy những vẻ đẹp hoành tráng mà thường bắt gặp những vẻ đẹp đơn sơ giản dị, nhưng qua đó toát lên tinh thần yêu nước, sự lạc quan, lòng bao dung, vị tha...những nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam. Có lẽ vì thế mà chùm thơ đầu tay được giải của Nguyễn Duy đã lọt vào “cặp mắt xanh” của nhà phê bình Hoài Thanh. Ông viết: “Thơ Nguyễn Duy đưa ta về một thế giới quen thuộc... Nguyễn Duy đặc biệt thấm thía cái cao đẹp của những con người, những cuộc đời cần cù, gian khổ, không tuổi, không tên...Đọc thơ Nguyễn Duy thấy anh thường hay cảm xúc, suy nghĩ trước những chuyện lớn, chuyện nhỏ quanh mình. Cái điều ở những người khác thường chỉ là thoáng qua thì ở anh, nó lắng sâu và dường như dừng lại”[129, tr.5]

Biêlinxki đã từng phát biểu: “ đâu có cuộc sống là ở đó có thơ ca”. Nhưng trong quá trình sáng tạo, trước mắt nhà văn là hiện thực đời sống, nhà văn chối bỏ cái gì, chọn cái gì để thể hiện và thể hiện theo cách nào của mình. Có được điều đó ở

mức độ này hay mức độ khác là do quan điểm nhân sinh, quan điểm nghệ thuật, ý thức thẩm mỹ của nhà văn. Tính năng động của chủ thể sáng tạo biểu hiện ở chỗ nhà văn không phải là người chụp ảnh hiện thực mà là người miêu tả hiện thực theo phương pháp điển hình hóa: “Văn học nghệ thuật có thể chỉ qua một hạt sương mà phản chiếu lại cái huy hoàng lộng lẫy của cảnh mặt trời mọc, một hạt cát mà gợi lên cái mênh mông của đại dương. Giữ lại cái gì, bớt đi cái gì nghệ thuật bắt đầu từ đó” (Lê Đình Kỵ). Từ thực tế như thế của văn học nghệ thuật, soi rọi vào quá trình sáng tạo của Nguyễn Duy thấy rõ ông là một nhà thơ có quan điểm nhân sinh, quan điểm nghệ thuật cụ thể và đặc sắc. Chính vì thế mà thơ của ông tuy không đậm chất sử thi khi viết về quê hương, đất nước, con người thời chống Mỹ nhưng vẫn có ý nghĩa tích cực đối với đời sống văn học Việt Nam từ những năm đầu thập niên 70 thế kỷ XX.

2.2.1.3. Cảm hứng yêu thương còn thấm đậm trong thơ Nguyễn Duy thời kì này khi viết về những đau thương, mất mát do chiến tranh gây ra. So với những nhà

Một phần của tài liệu THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN DUY (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)