“Thơ hóa” ngôn ngữ đời thường

Một phần của tài liệu THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN DUY (Trang 91 - 96)

41 134 3,26 từ/bài Nxb Tác phẩm mới,

3.2.3. “Thơ hóa” ngôn ngữ đời thường

Trước đây người ta vẫn quan niệm rằng, từ ngữ dùng trong thơ ca phải là từ, ngữ bóng bẩy, có tính hoa mỹ, cho nên những từ khẩu ngữ thường bị coi rẻ và bị loại ra khỏi thơ ca. Không kể trong thơ ca truyền thống, ngay trong Thơ mới, các yếu tố

khẩu ngữ hầu như không tìm được chỗ để xuất hiện. Tuy nhiên trước thực tế phong phú và ngày càng mở rộng, các từ ngữ bóng bẩy không thể diễn tả nhiều góc độ, nhiều phương diện khác nhau của sự vật, hiện tượng mà nhà thơ cần khám phá, bộc bạch trực quan sinh động. Do vậy, sự xuất hiện các yếu tố khẩu ngữ và các yếu tố

ngôn ngữ thuộc các phong cách chức năng khác của tiếng Việt ở trong thơ có thể coi như tất yếu.

Song, không phải lúc nào đưa các yếu tố khẩu ngữ tự nhiên vào trong thơ là cũng đạt được hiệu quả. Vấn đề là tùy thuộc vào đối tượng được miêu tả và bút pháp của nhà thơ. Các yếu tố khẩu ngữ, những cách nói có tính chất văn xuôi nếu như được nhà thơ xếp đặt cho đúng chỗ, hợp lí thì nó không hề phá vỡ cấu trúc bài thơ mà trái lại còn có tác dụng lớn trong việc chi tiết hóa, cá thể hóa đối tượng miêu tả. Cũng như một số nhà thơ khác, Nguyễn Duy khi sáng tạo đã ý thức sâu sắc điều này. Trong bài viết “Ca dao vọng về trong thơ Nguyễn Duy”, Phạm Thu Yến cho rằng: thơ

Nguyễn Duy là sự kết hợp giữa “ngôn ngữ đời thường” và ngôn ngữ “đậm màu sắc hiện đại” [152, tr.79]. Chúng ta có thể bắt gặp trong thơ ông hàng loạt các từ: cũ kĩ, cũ càng, cũ xưa, cũ mèm, cũ rích, thẳng cẳng, to đùng, già nua tất, vô nghĩa tuốt, quái quỉ chưa, ối giời ơi, kì diệu quá ta... cũng như những thuật ngữ chuyên môn của các ngành chính trị, kinh tế, khoa học như: tiềm lực, khoáng sản, thềm lục địa, rừng

đại ngàn, con mắt lờ đờ thủy tinh thể, lớp da biếng lười cảm giác, bội thực, ngộ độc, máu nhiễm trùng, quá độ... Những từ ngữ như thế thật chẳng thơ một chút nào, nhưng cái hay là ông đã đặt nó đúng chỗ tạo cho câu thơ giọng điệu cụ thể, sắc thái biểu cảm rõ ràng. Người đọc tìm thấy ở đó sự gần gũi, quen thuộc, giống như cách cảm, cách nghĩ của mình hằng ngày. Nhờ đó, mà bài thơ trở nên chân thật, dễ cảm, tạo được ấn tượng nơi người đọc.

Khi đánh giá ngôn ngữ thơ Nguyễn Duy từ tập thơ “Về” trở lại đây, nhiều nhà nghiên cứu phê bình đã rất chú ý đến sự cập nhật loại ngôn ngữ có tính chất “cơm bụi”, vỉa hè” trong thơ ông và cho rằng đây là một đột biến mới lạ, thể hiện khuynh hướng “cơm bụi hóa” thơ. Thực ra đây không phải là sự chuyển biến bất ngờ, mà chỉ

là sự nối dài khuynh hướng đưa ngôn ngữ thơ trở về gần với ngôn ngữ đời thường vốn đã xuất hiện trong thơ Nguyễn Duy từ những giai đoạn đầu của hành trình sáng tạo. Chỉ có điều, trước đây, các yếu tố của ngôn ngữ đời thường xuất hiện trong thơ

ông thường là những từ hô gọi: em ơi, ai ơi, người ơi, tre ơi, lúa ơi, …; những thán từ: chao, ơ hay, ơ kìa,…; những từ đưa đẩy: là thế đấy, đã đành, cho dù, …; phương ngữ của nhiều miền đất: xả láng, hà tiện, siêng, ước chi, không răng … hoặc sự vận dụng rất nhuần nhuyễn thành ngữ, ca dao: “Năm qua đi, tháng qua đi / Tre già măng mọc có gì lạ đâu” (Tre Việt Nam), và có nhiều khi là nguyên vẹn những đối thoại đời

thường: “- Răng mà khóc, con ơi” (Bà mẹ Triệu Phong), “Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ” (Hơi ấm ổ rơm)…thì giờ đây, ông đưa thơ về gần với cuộc sống đời thường hơn bằng việc cập nhật rất nhiều những từ ngữ mang tính chất “bụi bặm”, “vỉa hè” như : “loài Thánh ngoẻo lâu rồi” (Thắp nhang và khấn), “Đếch tiên nga đâu đếch

Thượng đếđâu” (Mirage), “ngứa nghề hát ngọng nghẹo thôi” (Xẩm ngọng), “vu vơ

động cỡn tâm thần tâm linh” (Bao cấp thơ), “yêu siêu cỡ đó trước sau mấy người”

(Kính thưa Thị Màu), “vô tư thế chấp đời người” (Vô tư), “Ta nhớ ta còn cắm những món nợ lớn” (Nhớ nhà), “cực kỳ, cực nhớ, cực thèm, cực ngon, cực nhẹ” (Cơm bụi ca)… Những từ ngữ, thuật ngữ mới mang hơi thở hiện đại như: “Sida giác quan, ung thư toàn thân”(Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ), “để anh hóa giá bảy màu giấc ” (Thách thức), “Hối lộ nụ hôn quà biếu cuộc tình” (Ngọt ngào)… Và có nhiều câu thơ của ông như là sự lắp ghép ngôn ngữ đời thường bởi như còn giữ nguyên sự

thô nháp, bỗ bã của thứ ngôn ngữ nơi vỉa hè, chợ búa:

“Mùi quí phái dan díu mùi lam lũ ô nhiễm Tai hăng hái thẩm định giọng tứ chiếng

bài ca gà hợp xướng vịt giao hưởng nồi chảo… tôm ngo ngoe cá ngáp ngáp kêu gọi

đùi bê hồng hừng hực run rẩy khói

Đại hạ giá món mũi lưỡi ế

mẹt lòng thiu tặng thum thủm cho ruồi Lon chai xị hũ đủ nồng độ cảm xúc

đủ hòa tan bát ngát thiên đường…

Hàng mã siêu nhiên tiền âm ti tín phiếu siêu ngoại tệ siêu dẫn siêu bền sợi khói nhang mong manh…

Giường bụi vãng lai chợđài thọ Chí Phèo yêu Thị Nở

Phản hàng thịt tênh hênh nhằng nhịt vết dao nhờn nhợn mỡ…”

(Liền anh đi chợ)

cũng như những câu thơ “đóng dấu” thời điểm hình thành nền kinh tế thị trường có

đủ mọi thứ mới lạ, quái đản đang nháo nhào hỗn độn và quay tít trước mắt:

tri giác hồi này cũng uốn éo hình sin” (Hoa hậu vườn nhà ta)

“Veo véo từ trường nhiễu sinh học

khoan nhặt vô thường ríu rít tít mù loảng xoảng” (Khiêu vũ)

“Một mùa em lạnh toát rắn lột

vảy tróc da vết tình ái nhàu nhèo” (Vết thời gian)

Và nhiều khi để ghi được tiếng dội của thời khắc mới lạ này ông phải gồng lên trong suy nghĩ và cả trong các con chữ “rất khó nhuyễn, khó thơ, khó thở” [104] như:

láng coóng, lêu lỏng, léng phéng, ộp oạp, oằn oại, nườm nượp….

Với loại ngôn ngữ trên, thơ Nguyễn Duy không chỉ nằm trong khuynh hướng chung “đưa ngôn ngữ thơ trở về gần với ngôn ngữ đời sống” (Trần Đăng Suyền) [117, tr.116], gần với tiếng nói hàng ngày tự nhiên, bình dị, sinh động của thơ Việt Nam hiện đại mà ông còn đưa thơ về gần hơn nữa với một lớp người vốn chiếm số

lượng không nhỏ trong thời buổi hiện tại đang lấm mình trong cuộc mưu sinh bên lề

công cuộc đô thị hóa, công nghiệp hóa. Họ là những nông dân ở vùng quê nghèo khó lên thành phố thử vận may, những cư dân ở đô thị nhưng không chen chân vào ngạch công chức, trong đó có không ít những cử nhân, tú tài thất cơ lỡ vận. Ngôn ngữ của họ không hoàn toàn thuần nhất mà mang tính hỗn hợp: vừa quê mùa vừa phố thị, vừa hài hước, ngang tàng ngổ ngáo vừa uyên thâm. Nếu Lê Đạt một đời khổ công săn tìm “bóng chữ”, “vân chữ” thì Nguyễn Duy đã nhặt nhạnh chính thứ ngôn ngữ đời thường ấy để viết nên những trang thơ, như chính ông từng tâm sự: “Với tôi, làm thơ

là sự góp nhặt ngôn ngữ thường bởi vì một trong những tiêu chuẩn của ngôn ngữ văn học là phải tự nhiên” [152, tr.82].

Tuy nhiên với loại ngôn ngữ sinh động này nếu nhà thơ không khéo léo trong việc dụng chữ, lời thơ sẽ trở nên nôm na dễ dãi, thậm chí trở nên suồng sã khó lòng chấp nhận được. Nhiều câu thơ tình của Bùi Chí Vinh đã từng bị phê phán chính vì

đã không vượt qua được thử thách này khi gọi “em” là “điếu thuốc lá, những chiếc ghế, miếng cá kho, cao su, dây thun, cái li, cọng hành, kẹo ngọt, cà rem, dế…”. Đôi khi, nhà thơ này còn dùng những từ khá phản cảm, gây cảm giác không đẹp như: cao bồi, cắn, lồi, khó chơi, thất tiết, thất tình, cởi quần. Hào quang của tình yêu rớt xuống, sự linh thiêng hóa của tình yêu đã bị tan biến bởi lối nói suồng sã. Đến nỗi có

nhà phê bình phải kêu lên : Người ta đưa cả chổi cùn rế rách vào thơ. Còn ngôn ngữ

thơ Nguyễn Duy, có thể nói đã vượt qua được rào cản ấy.

Nếu IU.V.Rozdextvenxki trong Những bài giảng về ngôn ngữ học đại cương

cho rằng: “Đặc thù của ngôn từ thơ ca là tính gợi truyền cảm xúc” [108, tr.88] thì Nguyễn Duy thực sự đã “thơ hóa” được ngôn ngữ “cơm bụi”. Đối với loại ngôn ngữ

này, ông đã làm người đọc có lúc phải ngỡ ngàng vì nhà thơ đã thổi vào tính “cực bụi” của nó những cảm xúc “cực nghiêm” nhưng cũng thật mãnh liệt, chân thành. Đó là sự giật mình sực tỉnh giữa cuộc vui: “Mải ham hố chén u mê / hư vô chặn mất lối về như chơi” (Chút thu vàng), là những đớn đau dằn vặt vì sự bất lực của bản thân mình: “Sọ dừa gặp vấn đề trì trệ / tri thức nhồi vào tri thức cứ phòi ra” (Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ), là thái độ gay gắt phơi bày mặt trái của xã hội nước ta thời kỳ quá

độ: “miếng quá độ nuốt vội vàng sống sít / mất vệ sinh bội thực tự hào / Sự thật hôn mê - ngộ độc ca ngợi / bệnh và tật bao nhiêu năm ủ lại / biết thế nhưng mà biết làm thế nào” (Nhìn từ xa … Tổ quốc). Và nhiều khi ngôn ngữ ông sử dụng “đắc địa” đến mức dường như khó có từ nào có thể thay thế được. Chẳng hạn như từ “quá trời” trong câu: “mùa đông đi để lại rùng mình / em để lại tôi quá trời sương muối” (Vết thời gian), nếu thay từ “quá trời” bằng các từ khác như: “quá nhiều, một trời, cả

trời”…thì làm sao diễn tả được tiếng kêu bàng hoàng, thảng thốt, đau đớn của người

đàn ông thất tình. Hoặc trong câu: “đòn du côn tóe máu tâm hồn” (Vợ ơi…) thật khó có thể thay thế các từ “du côn”, “tóe máu” bằng các từ khác mà vẫn diễn tả được sự

phẫn uất lẫn cảm giác choáng váng, đau đớn, tơi tả, kiệt sức của nhà thơ khi phải nếm một “đòn” quá nặng của cuộc đời.

Như vậy, với việc “thơ hóa” ngôn ngữ “cơm bụi” ấy, Nguyễn Duy đã tạo nên một sự “lạ hóa” ngay ở những ngôn từ rất đổi đời thường, đem đến cho người đọc những bất ngờ thú vị, đồng thời rút ngắn hơn nữa khoảng cách giữa thơ ca và cuộc

đời, bởi vì đó là thứ ngôn ngữ của sốđông, nên đã thật sựđặt vị trí của người sử dụng nó “chìm nổi giữa đám đông” (Bao cấp thơ). Cách tái tạo từ này của ông mặc dù đã khiến thơ bớt đi sự óng ả nuột nà nhưng bù lại, lại đậm đà hơi thở chúng sinh và nói một cách hình tượng như Chu Văn Sơn là ông đã đem đến cho người đọc cảm giác “đang được hưởng thứ gió tươi trên đồng đất, chứ không phải thứ gió lọc qua máy

điều hòa, được chén thứ thực phẩm tươi sống trên sông hồ, chứ không phải bảo quản trong tủ lạnh” [114, tr.50]. Có lẽ tất cả tài năng điều khiển ngôn ngữ của Nguyễn Duy kết tụ ở phương thức tái tạo ngôn ngữđộc đáo này. Ởđây, vừa có sự mộc mạc giản dị

lại vừa có sự khóe léo, tinh tế, nhạy cảm, vừa có sự tự nhiên ngẫu hứng lại vừa có sự

chắt lọc công phu. Ông “đã thổi hồn của thế hệ mình vào đó, đã đưa được hơi thở

chúng sinh thì hiện tại vào đó” [114, tr.52]. Tuy nhiên, không phải lúc nào Nguyễn Duy cũng thành công trong vai trò của nhà “luyện thơ” giàu kinh nghiệm bởi vì đã

đôi lúc thơ ông trở nên nôm na dễ dãi tạo nên một sự phản cảm đáng tiếc: “Rơm rạ ơi ta trở về đây / ráng chiều cháy cái màu rơm rạ cháy / đồng hí hoáy cố nhân đi cấy / mông nứt đôi nhẫn nại chổng lên trời” (Về đồng). Với những câu thơ này, Nguyễn Duy đã khiến cho một số nhà nghiên cứu lo ngại rằng ông đang “làm mờ ranh giới thể loại” (Vũ Văn Sỹ) [124, tr.73] giữa thơ và văn xuôi, giữa thơ trữ tình và thơ trào phúng; cũng như sự xuất hiện một số câu thơ mang dấu hiệu của phương thức “cắt dán”- một phương thức được xem là tiêu biểu cho trào lưu văn học hậu hiện đại:

“Ngẫu nhiên người loạng quạng ngẫu vương/ ta ngẫu hứng nhau phút tình cờ ấm ớ”

(Giọt trời) khiến người đọc rất khó hiểu. Tuy nhiên, đó chỉ là một vài hạt sạn trong những trang thơ của ông, việc nhặt nhạnh “bụi chữ” của chúng sinh để luyện thành thơ và sự “khiêu vũ” điệu nghệ với từ ngữ của Nguyễn Duy vẫn là một hướng đi riêng của ông, tạo nên những hiệu quả thẩm mỹ mới mẻ, độc đáo, không lẫn vào ai

được.

Một phần của tài liệu THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN DUY (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)