Với khát vọng dânch ủ, ý thức tôn trọng sự thật, thơ đã không ngần ngại chạm đến những vấn đề cốt lõi của thực tại Thơđã trình bày những “điề u trông

Một phần của tài liệu THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN DUY (Trang 48 - 52)

CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO TRONG THƠ NGUYỄN DUY 2.1 Về khái niệm cảm hứng

2.2.2.1. Với khát vọng dânch ủ, ý thức tôn trọng sự thật, thơ đã không ngần ngại chạm đến những vấn đề cốt lõi của thực tại Thơđã trình bày những “điề u trông

thấy”, đề cập tới những vấn đề gan ruột và chạm vào những hiện tượng bất bình thường của cuộc đời, của số phận dân tộc và nhân dân: cái ác biến hình lởn vởn quanh ta, tai ách đến bất thần không báo trước. Số phận đồng loại, những người thân và thực trạng xã hội với những thông tin nhức buốt về những tiêu cực, khiếm khuyết và băng hoại của môi trường, hoàn cảnh và nhân cách. Có thể nói lương tâm và trách nhiệm công dân của cái tôi trữ tình xã hội- đời thường được xác định từ những cảm

hứng về thời thế, lịch sử, con người đã hướng đến một đạo đức xã hội mang tính thời sự, một nghĩa vụ đối với đồng loại thông qua những chiêm nghiệm, suy ngẫm về

nhân sinh. Bởi vì như Lê Ngọc Trà đã nói: “Trong một ý nghĩa giản dị, văn học là buồn vui đời người, là sự chiêm nghiệm về những gì được mất, là hồi ức về quá khứ, sự không thỏa mãn với hiện tại và dự cảm về tương lai, là trầm tư về lẽ tồn vong của con người trong mối quan hệ với xã hội, tự nhiên và vũ trụ.” [34, tr.162]

Khi nhận xét về thơ sau 1975, Mã Giang Lân viết: “Phần được của thơ hôm nay là đụng đến nỗi đau nhân thế. Cái đau đớn nhất là nghèo đói. Và từ đấy là nhân cách đảo điên, là xót xa của nhân dân và chính người cầm bút” [70]. Trong cuộc đời, chúng ta hằng mong ước làm sao cho cuộc sống đẹp như thơ và thơ đẹp như cuộc sống. Thực tế phát triển của thơ ca đã chứng minh rằng sức sống của thơ là ở chỗ nói lên được hiện thực và ước mơ của nhân dân. Thơ từ cuộc sống mà có nhưng cũng vì cuộc sống mà phát triển. Thơ là hình ảnh và nhịp điệu của cuộc sống. Nhà thơ là người phải sống hết mình đối với cuộc sống và luôn luôn mẫn cảm về sinh hoạt vật chất, tinh thần để rồi từ đó nói lên tiếng nói của cuộc sống đã có, đang có và sẽ có. Chế Lan Viên từng quan niệm thơ “là cái cân nhỏ xíu lại cân đời”, cân đời mình, đời người để rồi mình và người cùng sống với nhau tốt hơn lên, cao đẹp hơn lên. Nguyễn Duy cũng thế, trong quá trình sáng tạo ông luôn luôn gắn bó với cuộc sống:

“Tôi nhập cuộc giữa dòng nước xiết Dù tới đâu dù dạt bến nào

Thấy hạt cát có cái gì bất diệt.”

( Dòng sông mẹ - 1986)

Trong gần bốn mươi năm sáng tác, Nguyễn Duy không phải không có lúc tự

mâu thuẫn phủ nhận những quan niệm của mình trước đó. Khi nhìn lại sáng tác của mình trước những năm tám mươi, đã có lúc nhà thơ tự kiểm điểm: “Có một thời ta mê hát đồng ca / chân thành và say đắm” (Nhìn từ xa...Tổ quốc) và “Ta quàu quạu học đòi triết gia táo bón / những câu thơ nhăn nhó nhọc nhằn / quên rằng sự sống rất hồn nhiên” (Cô bé nhà bên). Nhưng ở ông không có sự đau đớn tự lột xác “Sang bờ

nghệ thuật của ông luôn nhất quán xoay quanh một tâm điểm- đó là triết lí nhân sinh:

“Ta là dân – vậy thì ta tồn tại”.

Thơ là kết quả của sự “nhập tâm” đời sống, trí tuệ, tài năng của nhân dân, nhập tâm được bao nhiêu là nhờ ở cuộc đời của mình gắn bó với nhân dân mình. Nhập tâm từ tâm hồn tình cảm, đến dáng đi, giọng nói, tiếng khóc, tiếng cười. Nhập tâm

đến mức độ nào đó thì thơ ấy thành hình. Tố Hữu nói: “Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy” [54, tr.36-37]. Nguyễn Duy cũng ý thức sâu sắc vấn đề này. Vì vậy, cảm hứng để Nguyễn Duy sáng tác khi đất nước bước vào thời bình, nhất là từ những năm 1980 trở đi bắt nguồn từ chính những cảnh đời thật, rất bình thường và cụ thể. Đó là sự đói nghèo, bất công, gian xảo, sự lập lờ, nhập nhoạng giữa cái giả và cái thật, cái dở- cái hay, cái tốt- cái xấu:

“Lời nói thật thà có thể bị buộc tội

Lời nịnh hót dối lừa có thể được tuyên dương

Đạo đức giả có thể thành dịch tả

Lòng tốt lơ ngơ có thể lạc đường”

“Lúc này ta làm thơ cho nhau

Đưa đẩy mà chi mấy lời ngọt lạt Ta ca hát quá nhiều về tiềm lực Tiềm lực còn ngủ yên...”

( Đánh thức tiềm lực )

Trong bài thơ, ông nhắc lại nhiều lần điều mà một số người không muốn nghe: “Ta ca hát quá nhiều về tiềm lực/ Tiềm lực còn ngủ yên” hay nỗi nhức nhối trước cảnh:

“Xứ sở phì nhiêu sao thật lắm ăn mày... ...Xứ sở nhân tình

sao thật lắm thương binh đi kiếm ăn đủ kiểu ? ...Xứ sở từ bi sao thật lắm thứ ma

...Xứ sở thông minh

sao thật lắm trẻ con thất học”

Nhà thơ thể hiện niềm trăn trở của mình trước thực tế cuộc sống, khi mà những cái xấu xa, đói nghèo vẫn còn đang tồn tại. Ông không ngần ngại, thẳng thắn và mạnh mẽ chỉ ra nguyên nhân của tình trạng đó:

“Tiềm lực còn ngủ yên

trong quả tim mắc bệnh đập cầm chừng ...trong bộ óc mang khối u tự mãn ...trong lớp da biếng lười cảm giác”

(Đánh thức tiềm lực)

Ông vui niềm vui chung, buồn nỗi buồn chung nên không thể chấp nhận sự

bàng quan trước thực tế:

“Tôi vốn sợ những gì nguội lạnh Nào biết em có nghĩ giống tôi không”

(Gửi lại Long Hưng)

Vốn hay quan sát và suy ngẫm, ông đã mang hơi thở của thành phố vào thơ của mình, một thành phố với nhiều góc khuất tăm tối, một thành phố dường như đang cố

che dấu những điều đau lòng bên trong mình bằng những hào nhoáng, tưng bừng giả

tạo:

“Cả thành phố như nổ

tiếng pháo rền vang xa có một lão bị gậy khóc khàn trên sân ga. Cả thành phố như cháy lập lòe ánh hỏa châu có một bà bới rác nằm co ro gầm cầu. Cả thành phố như khói khét lẹt mịt mờ mây có một em điếm ế đón giao thừa gốc cây...” ( Pháo tết )

Nếu là người bình thường, trong thời khắc giao thoa năm cũ và năm mới, chắc chỉ thấy được “cả trần gian tí tởn / đón xuân sang tưng bừng”, chứ làm sao thấy

được những nỗi xót xa, tủi nhục ấy hoặc có thấy cũng chỉ biết vậy, chứ không đủ

kiên nhẫn để “làm thơ rưng rưng” như Nguyễn Duy.

Từ đó ông mạnh dạn đánh thức phần trách nhiệm của mỗi con người đối với cuộc sống:

“Năng động lên nào

Từ mỗi tế bào từ mỗi giác quan”

( Đánh thức tiềm lực)

Bài thơ Đánh thức tiềm lực được Nguyễn Duy ấp ủ và viết từ năm 1980-1982, Nhìn từ xa...Tổ quốc viết năm 1988, khi ra đời đã gây xôn xao dư luận, khen cũng nhiều mà chê cũng không ít. Nhưng đó là cái nhìn của một thời, khi người ta còn gán cho nghệ thuật những quan điểm, tư tưởng chính trị. Hơn nữa, đây là những bài thơ đã toát lên được linh hồn của đời sống, nói được nghĩ suy- tâm trạng của nhiều người trước thực tế. Người xưa nói không đổ huyết vào trong thơ thì làm gì có thơ hay. Có thể nói rằng phải có được một tình cảm tha thiết vô cùng đối với đất nước thì ông mới viết nên những dòng tâm huyết như vậy. Tiếng nói chân thành ấy là sự thức tỉnh chính mình và thức tỉnh mọi người, góp phần vào sự nghiệp đổi mới của Đảng, trong

đó có sựđổi mới tư duy sáng tạo văn học trong những thập niên qua của đất nước.

Một phần của tài liệu THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN DUY (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)