Cảm hứng thế sự, đời tư, suy ngẫm về con người và đất nước trong thời bình

Một phần của tài liệu THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN DUY (Trang 47 - 48)

CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO TRONG THƠ NGUYỄN DUY 2.1 Về khái niệm cảm hứng

2.2.2. Cảm hứng thế sự, đời tư, suy ngẫm về con người và đất nước trong thời bình

thời bình

Trong thơ trữ tình công dân sau 1975 cảm hứng ngợi ca lắng dần nhường chỗ

cho những cảm nhận xót xa về số phận nhân dân, số phận con người và cái giá phải trả cho chiến thắng. Các nhà thơ Việt Nam đã “bộc lộ rõ ý thức cá nhân “cái tôi” như

bừng tỉnh, “cái tôi” ý thức về mình, về những vấn đề phong phú của cuộc đời” [69, tr.367]. Sau bước ngoặt lịch sử năm 1975, niềm vui đất nước được thống nhất, Bắc Nam sum họp; sự sống hồi sinh từ cái chết, tình yêu, hạnh phúc có được từ những mất mát, đau thương; những được- mất, riêng- chung, thiện- ác, những thăng trầm

của thế sự, đổi thay của lòng người, tình đời...trong hoàn cảnh xã hội mới đều trở

thành mạch nguồn cảm hứng sáng tác cho các nhà thơ. Vận động trong một không khí mới, điều kiện và những đòi hỏi mới, cảm hứng thế sự là cảm hứng chủ đạo của thơ nói riêng và của văn học Việt Nam nói chung trong giai đoạn này.

Cảm hứng thế sựở đây theo chúng tôi hiểu là khuynh hướng viết về những vấn

đề của đời sống thế tục. Bao gồm những vấn đề đang diễn ra và đang tồn tại trong dòng đời, mạch sống của con người. Từ những mâu thuẫn nảy sinh trong đời sống thực tại, từ những câu chuyện về cái xấu, cái ác, cái thánh thiện đến tất cả những chuyện nhỏ nhặt diễn ra trong cuộc sống đời thường... Cảm hứng thế sự thể hiện chủ

yếu ở tâm trạng nhà thơ về trách nhiệm của con người sau những năm tháng chiến tranh và sự bộc bạch những suy tư, trăn trở trước thế sự biến đổi thăng trầm.

Bàn về văn học sau chiến tranh, Vũ Văn Sỹ cho rằng: “Vẫn trên cơ sở nâng cao trách nhiệm xã hội của nhà thơ nhưng thái độ thẩm mĩ của người cầm bút đối với những giá trị tinh thần của cộng đồng, đối với các quan hệ thế sự và đặc biệt là đối với các giá trị cá nhân, bản ngã có sự điều chỉnh rõ rệt. Các nhà thơ đã ý thức đặt lên hàng đầu thế giới nội cảm, sự trải nghiệm cuộc đời để khơi dậy nguồn cảm hứng nghệ thuật”. “Hướng ngòi bút vào các vấn đề xã hội, nhà thơ đặt lên hàng đầu những suy nghĩ cá nhân và bộc lộ chính kiến của riêng mình một cách trầm tư suy cảm”. “Sự trăn trở trong ý thức tự phát cá nhân, dần dần chuyển hóa vào ý thức nghệ thuật” [91, tr.100].

Thơ Nguyễn Duy cũng vậy. Những nghĩ suy về quê hương, đất nước, con người là nguồn cảm hứng sáng tạo xuyên suốt thơ ông .

2.2.2.1. Với khát vọng dân chủ, ý thức tôn trọng sự thật, thơ đã không ngần ngại chạm đến những vấn đề cốt lõi của thực tại. Thơ đã trình bày những “điều trông

Một phần của tài liệu THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN DUY (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)