Cách thực hiện

Một phần của tài liệu NHÂN VẬT HỀ TRONG SỰ SÁNG TẠO CỦA SHAKESPEARE (Trang 62 - 70)

Chương 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN PHONG CÁCH HỀ CỦA SHAKESPEARE

3.3.Cách thực hiện

Ý nghĩa văn chương của kịch Shakespeare thường bị mất đi đối với những ai đọc một cách hời hợt. Lời thoại là yếu tố quyết định để tìm hiểu hề

nhưng cũng phải kể hành động, cử chỉ …

Trong cảnh cuối cùng, khi vua Lear nói “Pray you undo that button” (Xin ngài đừng cởi khuy áo). Khuy áo không được mở. Lear nói “Thank you,

sir”. Tám từ tạo nên ba điệu bộ của khoảnh khắc kịch tính. Lời thoại ổn nhưng sức mạnh của chúng toát ra từ những hành động mà chúng dự phần. Có

hai cách để hề bước lên sấn khấu của Shakespeare. Thứ nhất anh ta phục vụ

cho chủ đề kịch. Thứ hai anh trở thành nhân vật chính, một loại hề điển hình. Feste thuộc loại thứ nhất. Anh dùng những hành động ngớ ngẩn và sự nhạy bén để đả kích những người đang sống trong mơ với thái độ của một người bạn lẫn một vị quan tòa và tự nhiên trở thành nhân vật quan trọng trong kịch bởi anh là người khôn ngoan nhất. Hề Shakespeare luôn mang trong mình lời biện hộ kiên trì và quả quyết cho quyền sống con người, bản cáo trạng đanh thép lên án bất công. Đó là tiếng vọng lại từ quá khứ xa xăm đểđáp lại những băn khoăn lo lắng của con người hiện đại. Nếu hề chỉ mang tính mua vui thì khi gián giả bước ra khỏi nhà hát, tiếng cười sẽ tắt. Chỉ khi Shakespeare khiến hề tồn tại trong thế giới tinh thần, hề mới hoàn thành vai trò của mình. Sẽ là nỗi buồn bi thảm nếu người đương thời không hưởng ứng đúng mức những lời hề kêu gọi.

Các tổ chức hành động hề của Shakespeare cũng không theo nguyên tắc nào. Hề không gắn liền với cốt truyện nhưng nếu không có hề, kịch giảm sút ý nghĩa đáng kể. Hành động hề luôn bịđứt quãng và khán giả phải tự thêm vào. Hoạt động nhân vật rất ít nhưng có thể truyền tải dung lượng lớn. Một vở

diễn mà hề Shakespeare tham gia không cần nhiều thành tố khác như trong hề

xiếc. Họ hóa trang đơn giản, làm một trò hề hoặc sử dụng chính cảnh đó để

làm hề. Hiệu quả cười phụ thuộc vào tài năng của hề. Anh có thể làm trò vui nhộn, quăng ném, ngã xuống một cách buốn cười, nói năng hài hước. Anh có thể diễn kịch câm nhưng đầy tính châm biếm. Anh có thể làm ảo thuật, ca hát như sơn ca với những bài hát bất tử. Một số khác có thể kể chuyện tiếu lâm hoặc sử dụng chính bản thân mình, diễn rối bị giật dây. Nhất là cách trang

điểm gương mặt thể hiện tích cách và đặc điểm hề.

Làm chủ hành động của mình một cách thông minh nhất phải kể đến Feste, hề trong gia đình Olivia, gọi là "a set fool" (hềđược công nhận). Đây là

jester được cha Olivia yêu thích. Feste tuyên bố mình ăn mặc như hề nhưng anh không phải là của anh ngốc. Điều này được minh chứng rõ ràng. Feste là người duy nhất không bị lây nhiễm không khí rộn ràng, điên dại và mộng ảo của xứa thần tiên Ilyria. Feste thích hợp với mọi loại chủ nhân, mọi môi trường, mọi tình huống nhưng luôn làm chủ mình. Lời anh nói ra nhọn như

tên. Vilola nhận xét “gã đủ khôn ngoan để sắm vai hề điên và làm những điều

đòi hỏi ít nhiều trí tuệ. Gã quan sát tâm trạng, phẩm cách của người mà gã đùa giễu cùng với thời cơ, và như con diều hâu bổ nhào xuống chộp từng chiếc lông chim lộ ra trước mắt. Đó là công việc khó khăn chẳng kém gì nghệ thuật của bậc hiền tài. Sự điên dại gã phô ra khôn goan và chỉn chu đâu ra đấy, còn người khôn ngoan khi điên dại thì mất trí hoàn toàn” (hồi II, cảnh 1). Anh tranh luận với Maria và Olivia và thể hiện tài năng của mình. Kẻ chết thì không sợ mọi sắc cờ. Trong chiến tranh người ta có thể mạnh dạn thốt lên những điều rồ dại (sự thật), thà làm kẻ dại khôn hơn làm kẻ khôn dại. Hề

chứng minh rằng Olivia là một kẻ ngốc khi khóc thương cho anh trai của mình. Khán giả thích thú khi thấy cái có lí trong cái tưởng như vô lí. Fester cho khán giả sự hài hước tự nhiên nhưng cay đắng. Anh đặt ra câu hỏi cho những người thực sự bị điên. Anh đứng ngoài sự kiện và không dồn hết tâm trí vào việc bình luận, báo trước những sự kiện quan trọng nhằm nhấn mạnh chủ đề "pretending” (giả cách) thông qua kịch. Với tư cách là hề điên, liên tục bị bắt buộc phải cư xử theo cách đúng đắn, anh chứng minh rằng anh là người nắm giữ sự thật và mọi người mới thật sự bị điên. Một cách thành thực, anh chỉ mọi người thấy cái mà họ tự họ không thấy được. Anh hát những bài hát ngớ ngẩn, nói những câu buồn cười nhưng đó lại là những bài hát lưu truyền rộng rãi nhất. Feste, cũng như Touchstone được liệt vào danh sách hề

nhưng rõ ràng có mang đặc điểm của điên bởi có sự khác nhau về vai trò xã hội của hề và điên. Touchstone là 'court fool', Feste là 'domestic fool' .

Đối thoại giữa anh và Malvolio chứng tỏ

anh rất khôn khéo. Khi viên quản lí không ngay thẳng, vì trò đùa mà bị tống giam dưới tầng hầm, gần như hóa điên và yêu cầu ánh sáng (IV.ii.). Anh giả làm cha Topaz, gọi Malovio là "lunatic" (IV.ii.23), "satan" (IV.ii.32) và từ chối giúp đỡ vì ông ấy giờ đã bị điên thực sự, giống Vua Lear. Malivio suốt vở kịch luôn bận tâm để phá đám người khác. Ông ta là Cơn ác mộng tồi tệ nhất của Feste. Cuối kịch là sự chiến thắng hoàn toàn. Anh mang tới ánh sáng, ánh sáng thông thái rọi tới bóng tối và những điều bí mật sau cánh cửa. Ánh hào quang đó soi sáng cuộn giấy da, biểu tượng của kiến thức, và sáng cả cầu thang cuốn phía sau anh ta, biểu tượng cho những mức độ nhận thức khác nhau. Feste, biểu tượng của ánh sáng và học thức. Khán giả có thể hiểu được vì sao chiếc thắt lưng của anh treo lủng lẳng một xâu chìa khóa. Cơ thể anh khuynh hướng luôn di chuyển, chân phải bước đầu tiên từ bóng tối ra ánh sáng, tương tự khi miêu tả Fool trong bài Tarot cổ. Các nhân vật khác xung quanh Feste rõ ràng là những nhân vật hài, tự bày những trò đùa, đẩy hành

động đi xa hơn vai và gây ra nhiều lộn xộn. Ông Toby, như Fafstaff, làm người hòa âm tính ngớ ngẩn trong bọn người tụ tập. Maria, người thực hiện những trò đùa tinh quái với chủ tâm đầy ác ý. Andrew Aguecheek có đặc

điểm của một người điên… Viola, cải trang dưới dạng một "witty fool" nhưng không giống như Feste. Feste không bày trò cười cũng không làm một chú cún hài kịch dễ thương. Sự điên đầu tiên của anh là chế nhạo học thức của Olivia khi nàng tưởng anh mình đã chết. Cách xử lí chủ đề sự sống và cái chết của anh gần gũi hơn so với Fool (King Lear), Launce và Lancelo. Có chút huyền bí trong cách xuất hiện đầu tiên của anh. Dù Maria yêu cầu kể lại

chuyện xảy ra. Anh từ chối. Dường như anh đã gặp Orsino tối trước hôm đó. Làm cách nào anh dàn xếp mối quan hệ chằng chịt giữa Viola, Orsino and Olivia? Feste đưa ra những câu hỏi nhiều ẩn ý. Anh gợi ý Maria rằng ông Toby sẽ là một đối thủ tốt trong cuộc đời cô, ám chỉ tới một cuộc chiến. Anh không mắc mưu và tranh cãi liên tục với Malvolio cho tới khi người quản lí yêu cầu thôi tranh cãi (V.I). Anh luôn quan sát khách quan và dũng cảm vạch trần những hành động ngu xuẩn sai lầm. Sự đối lập tính nhạy bén của Feste và các nhân vật khác chính là sự thực bên trong của kịch. Feste không xuất hiện cho tới cảnh 5 màn I. Trong cuộc đối thoại với Maria đã giới thiệu mục đích của foolwit, cho thấy sự hiện diện của anh ta không đơn thuần là gây hài mà chỉ ra vai trò của fool thông minh. Feste phê bình chủ đề fool đối với những kẻ đã và đang làm fool do thiếu sự tự nhận thức. Bài hát của Fester đề cập tới những sự kiện của kịch như một điềm báo, khi anh ta nói về sự kết thúc của chuyến đi ngầm ý rằng các tình nhân đã kết hôn. Bài hát không có sự mỉa mai. Mỉa mai là những nhân vật danh giá giải trí khán giả bằng những hành

động ngu ngốc, hé mở sự giao thoa giữa hai loại fool: natural fool và art fool. Feste chỉ ra tính điên rồ của Olivia một cách hết sức công phu, anh cũng làm như thế với Malovio [48, 228]. Sâu xa, Shakespeare đã vận dụng các nguồn giá trị cho vở kịch, tạo nên quang phổ mênh mông của fool trong kịch. Chỉ có Viola mới nhận ra tài năng của Feste. Anh thúc đẩy tình cảm và hành động của nhân vật khác theo chiều hướng có lợi. Bài hát cuối cùng của Feste mang hi vọng của một kết thúc tốt đẹp.

Armin đã ảnh hưởng rất lớn đến cách sáng tạo hề của Shakespeare hình thức vấn đáp giáo dục dưới dạng một trò đùa. Armin có sự quan sát thực sự đối với vai trò của Feste. David Wiles chỉ ra khi Armin giữ vai Carlo Buffone trong Every Man Out Of His Humour của Jonson. Có thể nói cảm hứng Armin tỏa khắp vở kịch của Jonson cũng như của Shakespeare. Khán giả học

cách cười thông qua sự thành thật để có khôn ngoan. Feste là một Torchbearer, người tạo nên "festive" và "festive" ẩn sâu trong Twelfth Night và sau này có ít nhiều cải biên.

3.4 . Ngôn ngữ

“Shakespeare tác động bằng lời nói sinh động” [Goeth, tuyển tập, tập X, 1937, tr.583]. Ông sử dụng tục ngữ, câu đố, bài hát, dân ca “các tác phẩm

của Shakespeare hết sức phong phú những đoạn văn của văn học dân gian … chỉ riêng trong hài kịch, người ta có thể rút ra tuyển tập tục ngữ” [w. sh,

tuyển tập, tr.38]. Hề Shakespeare gắn liền với các biện pháp nghệ thuật: đa nghĩa, gần nghĩa, đồng âm, tượng thanh, chơi chữ... Để chỉ nghề đóng giày, hề trình bày mình là người chuyên nghề vá víu, còn gọi là nghề củng cố đế vị, dễ liên tưởng tới hiện thực chính trị. Dụng cụ làm giày là mũi dùi nhưng hề

trình bày “tôi có len vào công việc của đàn bà con gái cũng bằng mũi dùi của

tôi thôi” đễ liên tưởng tới chuyện phòng the (hồi I, cảnh 1 trong Julius (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Caesar). Hề có khi nói “thứ ngoại ngữ kì quặc” khiến mọi người không hiểu

được.

Ngôn ngữ hề Shakespeare là ngôn ngữ quần chúng, là khẩu ngữ được nâng lên trình độ cao. Hề thích chơi ch vì đó là trò hay để giễu đối tượng, giỏi nhất trò này có thể kể tới Feste trong Twelfth Night. Andru nói I’m dog at

a catch, nghĩa là thông thạo về việc luân xướng. Hề giễu nhại some dogs will

catch well ám chỉ những con chó bắt mồi rất cừ. Khi Viola hỏi Dost thou live

by thy tabor? Hề trả lời No, sir, I live by the church vừa có nghĩa là bởi nhà thờ vừa có nghĩa là kế bên nhà thờ, đề cập tới hạn chế của nhà thờ, hội đồng tư vấn với những điều luật ban hành từ 1600 – 1601. Cũng có khi một câu của Feste cũng đã gây nhiều tranh luận. I am for all waters nghĩa là hề có thể làm khán giả cười ra nước mắt, hoặc hề có thể bơi tốt, hề có thể đóng mọi vai, hề

có thể phản ánh mọi màu sắc khi đóng vai cha đạo Topez, còn là tên của một loại đá quí.

Hề chơi trò lng ng nhiều nhất là Launcelot Gobbo trong The Merchant of Venice. Mỗi từ có một

độ dày gợi nhiều chiều hướng suy nghĩ. Master có

nghĩa là quí ngài, nhưng cũng là tên chức danh khoa học của người sau tốt nghiệp đại học (cảnh 2 hồi II).

Approch (ngài quá bộ) thì bảo là reproach (đạt được).

“Sáu giờ sáng rơi đúng vào buổi chiều” nhằm ám chỉ

một bài thơ lăng nhăng thời bấy giờ. “Launcelot” bị cho là thuộc dòng Agar,

đầy tớ của Xarah, thôi việc với bà chủ vì thấy bị bạc đãi cũng như hề này

đang tìm cách thôi việc với Sailoc (cảnh 4 hồi II). Bastard có nghĩa là pha trộn nhưng cũng có nghĩa là con ngoài hôn thú ám chỉ Jexica không phải là con của Sailoc. Prepare dinner có nghĩa là sửa soạn bữa ăn cũng có nghĩa là nấu món. Cover nghĩa là dọn bàn cũng có nghĩa là đội mũ. Hề toàn nói ngược lại ý của đối tượng một cách rất thông minh khiến Lorenzo phải thốt lên “hắn

có tài hùng biện thật giỏi! Lời lẽ của hắn thật là gắn bó! Thằng hề điên đã nhồi vào trí nó một mớ những lời dí dỏm, nhưng anh lại biết nhiều tên hề điên khác, thuộc hạng cao hơn cũng dí dỏm như hắn và chỉ vì thích dí dỏm mà làm sai cả chủ đề câu chuyện” (Hồi III, cảnh 5). Những trò lộng ngôn của Launcelot không thể thống kể hết vì người dịch không hiểu được hết ý nghĩa của trò lộng này. Nếu mỗi lần chú thích thì bản dịch sẽ bề bộn và nặng nề. Thỉnh thoảng người dịch mới nêu lên để nắm bắt tính cách nhân vật hề.

Hề trình bày theo cảm nhận của người dân. Hề mang “những suy luận

Hề 1: Is she to be buried in Chistian burial that willfully seeks her own salvation? (người con gái tự ý tìm cách siêu thoát linh hồn liệu có được chôn cất theo tục Cơ đốc giáo?)

Hề 2: I tell thee she is. (Tôi khẳng định là có)

Hề 2: It must be se offendendo…she down’d herseft writtingly. (Đây là một trường hợp tự vẫn có dụng ý).

Từ của miệng của hai người đào huyệt trong Hamlet đủ thấy ý nghĩa của quần chúng nhân dân đối với luật pháp, lễ nghi và cả cái xã hội mà “mọi người đều điên cả”.

Giá người có bộ óc ở chân thì liệu óc có bị nẻ ra không? Tại sao mũi lại mọc ngay giữa mặt?

Để mỗi bên có một con mắt mà để nhìn thấy cái mà mình ngửi không ra.

Vì sao ốc có nhà? Vì đều có cái mà che đầu thì óc không dại gì đem nhà cho con gái để ốc phải chịu nắng mưa.

Vì sao cụm thất tinh lại chỉ số bảy? Là vì chỉ có bảy ngôi chứ không có tám.

Điên quí phái hay bình dân? Điên là bình dân có con quí phái. Vì anh bình dân có điên mới cho con làm quí phái trước cả mình.

Ngôn ngữ hề giàu tính khái niệm. Có khi hề Shakespeare phát âm khác với cách phát âm thông thường. Sau một lúc suy nghĩ khán giả mới nhân ra ý nghĩa thú vị của nó. Đó là trò hài trí tuệ. Nội dung khôi hài trình bày bình thường và rõ rệt. Nói ngoa, phóng đại, chơi chữ, cố ý lặp lại… cộng với cách giễu hình sẽ tạo hiệu quả cao cho tính cách hề. Văn xuôi văn vần gài vào nhau, lối đùa cợt nhả xen vào những đoạn tình ngây ngất, như nhũ mẫu và Mokiuxio trong Romeo and Juliet “về hai mặt phóng túng và bạo nói, Shakespeare chẳng thua gì Rabelais” (Huygo).

Có người nói Shakespeare sáng tạo ra cả kho từ vựng cùng với hề

Shakespeare. Ngôn ngữ hề Shakespeare cô đọng, giàu hình ảnh và xúc cảm bộc lộ cái bản chất nhất. Ngôn ng có tính hành động bởi nó tác động sâu sắc tới các nhân vật khác và khán giả “tính kịch không phải do nói đi nói lại

mà tạo nên được, nó phải do hành động giao lưu sinh động giữa hai người nói chuyện mà tạo thành” (Belinxki). Muốn thế đòi hỏi Shakespeare phải thấu hiểu và nắm chắc phép biện chứng trong qui luật ngôn ngữ. Bấy giờ chỉ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhân vật bình dân mới nói văn xuôi. Từ The Merchant of Venice, nhân vật chính cũng dùng văn xuôi. Khái niệm thứ bậc đối với Shakespeare có giá trị

tương đương như Tự Nhiên của thế kỉ XVIII và chế độ Quân chủ của thế kỉ

XX. Hề Shakespeare xóa bỏ khái niệm đó làm nảy sinh tính kịch. Sự bãi bỏ

quan hệ ngôi thứ hình thành lối nói đặc biệt: tự do, cởi mở, sử dụng dồi dào những từ ngữ thô tục, khiếm nhã… Những câu mắng chửi, nguyền rủa với sự

Một phần của tài liệu NHÂN VẬT HỀ TRONG SỰ SÁNG TẠO CỦA SHAKESPEARE (Trang 62 - 70)