Phát ngôn viên của chân lít

Một phần của tài liệu NHÂN VẬT HỀ TRONG SỰ SÁNG TẠO CỦA SHAKESPEARE (Trang 53 - 57)

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA HỀ SHAKESPEARE 2.1 Đặc điểm hề Shakespeare

2.2.5. Phát ngôn viên của chân lít

Tuồng hề Pháp xây dựng hề theo khuôn mẫu cứng nhắc và có nhiều giới hạn. Hiệu quả hề nằm chính trên sự biếm họa và tính có thể thấy trước tình huống. Tuồng hề hoàn chỉnh nhất là Thy kin Pathelin vẫn chưa phản ánh được thực tại. Tuồng hề thiên về chơi chữ bằng cách nói lập lờ nước đôi, kiểu nói nửa thanh nửa tục … nhưng tiếng cười chưa mang tính chất cách mạng bởi hề chưa là người cầm cán cân công lí.

Hề Shakespeare là kiểu người trang trí cho tầng lớp thượng lưu bởi họ được gọi là “chính trị gia liều lĩnh nhưng đa cảm”. David Carlyon nghi ngờ

rằng tên gọi này xuất phát từ truyện kể lịch sử là "apocryphal" (kẻ giả mạo) song có liên quan mật thiết tới văn hóa xã hội hề. Họ là người có khả năng thay đổi để thích nghi nhằm phù hợp với xã hội mới. Hề Shakespeare không

được cho là có mối quan hệ với Thượng đế, được Thượng đế trao cho một nhiệm vụ đặc biệt.Đặc ân của hề Shakespeare là do truyền thống hề tạo nên. Người ta không chấp nhất với một anh hề hay một kẻ được cho là điên. Hề

ngược đời, có thể làm những chuyện ngớ ngẩn với những trò chơi chữ. Hề cải thiện nhận thức khán giả bằng tiếng cười, thậm chí khi đối phương tìm cách ngụy biện. Jacques từng yêu cầu Duke Senior, trong cảnh 2 màn 7 biến mình thành vai điên trong cung đình bởi anh được quyền nói lên những điều anh quan sát, có thể tranh cãi về thói hư tật xấu của đế vương. Điều này rất có ý nghĩa trong thời Phục Hưng bởi nói sai một lời là đầu rơi xuống đất. Đó là lí do mà As You Like It chứa đựng những nhân vật hơn cả “hề”. Touchstone và Jacques khẳnh định sự khác nhau của hai loại fool. Touchstone sử dụng liên tục lối chơi chữ và sự hứng khởi để làm sao nhãng chú ý của đối phương.

Jacques bình luận rõ ràng nhưng cay đắng về sự ảm đạm và điên rồ của hiện tại bởi Jacques được công nhận là Điên, có thể nói lên sự thật mà không mắc tội. Sự điên loạn và sự ghét bỏ có thể làm trò bằng cách mang lại những cảm xúc cao độ, có khi là cảm giác cay đắng.

Hề kịp thời phản ánh dư luận, biểu hiện tinh thần lành mạnh, chống áp bức. Tính hai mặt của vấn đề trong cuộc sống như một sự đảo lộn. Hề

Shakespeare có khi rd dỏm nhưng nghiêm túc, có khi mơ màng nhưng thực tế, có khi lại rất chua cay … từ một tâm hồn gần như khô héo do làn gió nóng của thời đại. Hề thể hiện tư tưởng nhân văn viên mãn hơn, trở thành người truyền đạt chân lí. Hề “giáo dục tư tưởng và tình cảm cho người xem, gieo

vào nhóm người hỗn tạp đó tư tưởng bổ ích, dạy họ biết đánh giá đúng những hiện tượng trong đời sống” [30,203].

Những người đào huyệt trong Hamlet, khi bàn về cái chết của Ophelia có thể minh chứng điều này. Họ vẫn mang đặc điểm hề tiền hiện đại: đào

được đầu lâu, hát những bài hát ngắn hài hước nhưng hề Shakespeare mang tới cảm giác lo sợ lan tỏa tới cuối màn trong khi bản thân họ thấy rất bình thường. Cảnh này mang tính chất điềm báo. Họ bảo these men are by no means royalty (con người đều như nhau) và không có gì để làm với Elsinore, thậm chí cả Đan Mạch song chưa gọi tên được cái tương ứng thực sự (V, i, 18-19). Hề Shakespeare có sự rạn nứt với hình mẫu hề tiền hiện đại, gần gũi khán giả bằng cách nói hài hước, ẩn ý. Khán giả hiểu. Yaughan là một quá rượu bên ngoài nhà hát, hề điễn lại bằng giọng khàn khàn của người say rượu Cảnh này quan trọng, vừa gây cười vừa chỉ khoảng cách rõ ràng từ Elsinore. Hề khá thận trọng khi không trực tiếp nói tới đối tượng cụ thể nào. Đó là kiểu lập lờ đánh lận, cái nghiêm trọng thông qua cái hài hước. Những cảnh này trở nên nổi tiếng. Mỗi cao trào, hề xuất hiện, cười cợt và kết thúc vui vẻ

thứ nhất nói về cái chết của Ophelia như con chiên ngoan đạo, có ý trích dẫn sai "se offendendo" (self offense), chuyển từ "ergo" sang "argal". Khán giả sẽ

nhận ra sự đánh tráo này nếu biết tiếng Latin. Hề cũng bàn tới logic Aristote (V, i, 10-11). Sự tranh cãi cho thấy hề không thực sự có quan điểm cụ thể. Yếu tố hài hước nằm ở phần tiếp theo của tình huống, nói về những sự thay

đổi tôn giáo Anh, đã từng là một vấn đề nóng bỏng. Hề lấy quan điểm của người chống đối, tranh cãi liệu Ophelia là tín đồ ngoan đạo? Điều này sẽ dẫn tới so sánh giữa họ với Adam, để chứng minh rằng họ cũng có những cái nhìn rất sâu sắc.

First Clown: There is no ancient gentlemen... but ditchers and

gravediggers: they hold up Adam's profession (không có người quí phái nào xưa hơn những người làm vườn và những người đào huyệt. Họ kế nghiệp Adam).

Second Clown: Was he a gentlemen? (ông ta là một người quí phái?). First Clown: ...the Scripture says Adam digged ( kinh thánh truyền rằng: Adam đào).

Những giáo lí hề đề cập trên sân khấu cũng là lời của Shakespeare về

tôn giáo. Còn ai ngoài hề có hể thực hiện vai trò này tốt hơn! Đầy những lời báng bổ bất kính.

Trong Macbeth, Macbeth nghĩ mình thực sự bị điên, thấy mình giết người trong mơ. Cảnh này là cần thiết để hiểu chủ đề kịch, từ tội lỗi của Macbeth đến tội lỗi của người thành thị London, khoảng cách diễn viên và khán giả được giảm ngắn khi chứng kiến tội lỗi của Macbeth trong mối liên hệ lỗi lầm bản thân. “Chi tiết nhỏ dẫn tới chủ đề ngoài kịch” (Bakhtin). Hề

xuất hiện, tâm lí khán giả được kích thích "give spectators a chance to catch

their breath and mentally prepare themselves for what follows" [Epstein,

mang đến "breather" (khoảng nghĩ), để khán giả có thời gian để tiếp nhận thông tin bởi có khi lượng thông tin nhiều hoặc dưới dạng ẩn ý. Cả Hamlet và Macbeth không là công dân Anh nhưng vẫn liên hệ với khán giả bởi những cụm từ quen thuộc "a stoup of liquor" (chậu nước Thánh), "tailor's hose" (tất nam). Vì sao Hamlet vội vã trở về? Liệu có thể hiểu đầy đủ nếu thiếu cảnh

đào huyệt?

Khán giả Shakespeare có cái nhìn rất sâu sắc, trở thành những "Hodge

Podge" (người không có đủ tiền mua vé nên được đứng ở gần cánh gà để

xem) nên có thể thấy rõ và nhận xét rất tinh tế, tạo cho Shakespeare nguồn cảm hứng xây dựng hề thêm phong phú. Hề trở thành nhân chứng cho sự tiến bộ xã hội. Đạt được điều này là nhờ và khả năng sáng tạo và thể hiện phong cách hề của Shakespeare.

Một phần của tài liệu NHÂN VẬT HỀ TRONG SỰ SÁNG TẠO CỦA SHAKESPEARE (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)