Hài là một hình thức chuyển tiếp của hề kịch. Nhân vật hài là con người được đề cập đến trong kịch với tư cách là nhân vật quan trọng. Diễn viên đóng hài thường có năng khiếu hài bởi bản chất hài được toát ra từ bên trong.
Hài kịch xuất hiện trong sự cố gắng của các kịch gia nhằm biến đổi loại tuồng hề bình dân. Tuồng hề chỉ đưa lên sân khấu ba hoặc bốn nhân vật đối
địch. Những năm 1650, các nhà thông thái và giới giáo sĩ nhất trí bác bỏ hề
khiến các kịch gia thu nạp các yếu tố của hề lồng vào trong hài kịch. Tuy nhiên, có sự khác biệt rất lớn giữa hai loại nhân vật này.
Hề mang phong cách bình dân trong khi nhân vật hài mang phong cách văn chương bác học.Tiếng cười của hề gợi ra từ trực giác và có liên quan tới nền văn hóa dân gian. Hài thường là đối tượng của sự phê phán.
Ngôn ngữ hề có sự tương giao về mặt xã hội và văn hóa, thông tục lẫn văn chương, mang tính nhẹ nhàng. Ngôn ngữ hài là ngôn ngữ bác học, có thể
cao giọng. Hề có đặc quyền lộng ngôn nên đôi khi không có sự liền mạch trong ngôn ngữ. Hài cần sự sắp xếp mạch lạc logic để có thể tạo liên tưởng và suy ngẫm. Ngôn ngữ hề mang tính cụ thể và có khi không hoàn chỉnh về mặt cú pháp. Hề càng kiệm lời nhưng vẫn gây hiệu ứng tốt trong khi nhân vật hài cần có sự trao chuốt ngôn từ.
Hề luôn được nhớ tới nhờ gắn liền với rất nhiều bài hát dân gian. Hề đôi khi không có tên riêng.