Tính nghệ thuật – tư tưởng

Một phần của tài liệu NHÂN VẬT HỀ TRONG SỰ SÁNG TẠO CỦA SHAKESPEARE (Trang 32 - 38)

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA HỀ SHAKESPEARE 2.1 Đặc điểm hề Shakespeare

2.1.2. Tính nghệ thuật – tư tưởng

Hề Shakespeare hoạt bát, ngộ nghĩnh, chuyên mở đám dọn đường, thông minh luận bàn thời sự. Hề gắn liền với kịch nhân dân, thể loại kịch sinh

động, hiệu quả tác động mạnh mẽ, chứa đựng tình cảm lớn lao, và đặc biệt mang tính chân thực. Hề Shakespeare nhại hành vi pháp lí, những cuộc tranh luận pháp đình bằng lối tán tụng nghịch lí hay bằng cách làm náo động. Sự

giả điên chỉ nhằm làm mềm xã hội khô cứng vì nguyên tắc. Cấu trúc kịch Shakespeare dựa trên diễn biến vấn đề cho tới lúc tuôn trào ngôn từ gần như

mê sảng, đi đến chỗ phá hủy mọi sự nhất quán và ý nghĩa. Hề và Điên theo quan điểm nhân sinh quan hội hè được coi như là một sự khuynh đảo ý thức, tác động sâu sắc đến tư duy và ý thức. Lối hề nhại, hề hí phỏng chế nhạo hầu hết các điển cố, giáo điều, nghi thức của đạo cơ đốc (Phúc Âm nhại), bi văn

nhại, những thông điệp và chiếu chỉ nhại của tòa thánh. Chúng được lưu giữa và trình diễn công khai trên sân khấu hề. Mỗi hồi kịch đệm bằng tiếng cười. Dù lĩnh xướng tốp người Phục Hưng, hề trên sân khấu hát rong của Shakespeare vẫn tồn tại suốt chiều dài văn hóa. Hề Shakespeare khá giàu tình cảm, có tính chất chuyên ngiệp và tư tưởng cao thượng, miệng nói toàn ca dao tục ngữ thi vị. Mỗi khi hề xuất hiện, khán giả luôn chuẩn bị tâm lí “đánh giá lại thực tại”.

Hề nằm ngoài phạm vi sinh hoạt nhà nước và tôn giáo. Hề Shakespeare tạo bên lề cuộc sống chính thức một thế giới khứ hai mà hầu hết khán giả thời bấy giờ đều tham gia. Họ sống theo qui luật của cuộc sống thứ hai trong những khoảng thời gian nhất định. Đối tượng mà nhân vật hướng tới là cả thế

giới bằng các cười mình và cười người. Thế giới này cần xây dựng lại. Shakespeare đạt đỉnh cao khi thể hiện chất văn trong kịch và kịch trong văn nổi bật với bi kịch thời đại và bi kịch gia đình. Lịch sử là mối quan tâm sâu sắc và thường xuyên để Shakespeare tạo khoảng lùi nhằm chiêm nghiệm thực tại. Hề vạch ra sự song hành và tương phản giữa bạo lực, cường quyền, những náo động của xã hội và sự bấp bênh của số phận và khát vọng con người. Cơ

sở nào của luân lí và đạo đức thì khát vọng được thỏa mãn và sáng tạo được thành công? Nỗi ám ảnh của hề thật dai dẳng. Lịch sử đã trả lời trên từng khu vực bằng số phận mỗi dân tộc. Khát vọng của giai cấp tư sản thỏa mãn bằng máu và nước mắt của công dân. Tư sản Anh bị thay thế nhưng hề Shakespeare còn đó. Cuộc đời bát nháo sinh ra nhân vật bát nháo. “Chết, quên, điên phải

chăng là ba kiểu đưa lối cựa đoan, không thể không đưa đến ngõ cụt?”

(Hamlet). Thiện chí sáng tạo cuộc sống vững vàng của Shakespeare có thể

thấy được thông qua đối thoại hữu ích giữa hề và khán giả. Hề Shakespeare chứa đựng nhiều đơn vị:

 Shakespeare nói bằng tiếng nói của hề, làm sao cho hề phải trở

thành cái bóng ám ảnh tâm trí khán giả.

 Hề là nhân vật trong kịch: Nhân vật bi kịch cổ điển được nghiên cứu bằng phép phân tích tâm lí - tính cách nhân vật trong những xung đột với nhân vật khác theo đường thẳng. Hề Shakespeare không theo nhuyên tắc nào nên không cần tháo rời nhân vật. Hề Shakespeare vẫn mang đến cho sân khấu sự năng động không ngừng. Hề là nhân vật phụ nhưng là mắc xích quan trọng trong toàn bộ mạng kịch. Hề Shakespeare từ khi xuất hiện, đã hình thành dần bề dày, chiều sâu, trở thành nhân vật phức hợp, nhiều chiều.

 Diễn viên đóng vai hề: bản thân nghệ sĩ cũng có ít nhiều năng khiếu và bộ óc hề, thể hiện cảm xúc thật sự của nhân vật hề.

Hài hước và hiền lành nhất trong tất cả các hề

của Shakespeare là hề điên Touchstone trong As you

like it: nhạy bén, hóm hỉnh và lối đối đáp sắc sảo đáng kinh ngạc. Touchstone thuộc quyền sở hữu của bá tước Frederick, thường bị dọa bằng một cái roi. Sự mỉa mai khá rộng lượng của anh bao trùm không khí kịch. Anh thẳng thừng nói lên thói đạo đức giả ở cung đình. Anh thông minh và có thể phục vụ bất kì loại chủ nào, từ

Duke Senior cho tới Duke Frederick. Touchstone chơi chữ rất tài, bắt chước hết sức khéo léo, đả kích những bài thơ tình ẻo lả sướt mướt khi Orlando làm tặng Rosalind (màn 3.2) và châm biếm thói cầu kì của Jacques (màn 2.7) dù chàng ta không nhận ra điều đó. Anh vẫn là cái gai châm chích Audrey để anh chàng tránh xa người tình của mình. Anh cũng không bỏ qua ông Oliver Martext, dọa dẫm triệt để thói lãng mạn của đối thủ William. Anh tự do ngôn luận với tư cách là người bạn đồng minh, ngụy trang trước Rosalind và Celia. Các nàng cười suốtvới anh bởi cảm giác an toàn mà anh mang lại cho họ dù

anh là hề. Touchstone hoàn toàn có thể chinh phục Celia nhưng anh đã không làm. Tình yêu giữa Touchstone và Andrew như là một sự lảng tráng mà tác giả sử dụng để khắc chế sự nghiêm khắc của những qui định trước đó. Trong kịch, Rosalind phá vỡ nguyên tắc khi đặt lòng tin đối với Orlando và cuối cùng kết hôn với chàng. Tương tự đối với Silvius và Ganymede, Audrey không phá vỡ nguyên tắc nào khi kết hôn với Touchstone trong khi anh hề

tranh luận sôi nổi về bản chất tình yêu. “Tình yêu là tín hiệu của sự hài hước.

Hôn nhân là lợi ích thể lí”. Dù không sinh ra ở thị thành nhưng anh hề có cái nhìn rất “thành thị” về cuộc sống: mất niềm tin, sự khinh bỉ, cảm giác cay

đắng … Tình yêu trái thông lệ của họ kết thúc bằng hôn nhân là một sự vô lí

đối với cung đình những năm 1590.

Một anh hề không nói một lời thoại nào trên sân khấu nhưng có tác

động rất lớn đến vở kịch, Yorick trong Hamlet. Yorick là tiền đề nảy sinh

đoạn độc thoại bất hủ của Hamlet, biến Hamlet thành nhân vật mang đặc điểm hề khi Hamlet hóa điên. Nhờ Yorick, Hamlet xác định được mục đích cá nhân và mục đích chung: trả thù cha và bảo vệ lẽ phải. Yorick được vẽ rất đậm nét, khiến người xem liên tưởng tới bao nhiêu kẻ như thế, giờ chỉ là một cái sọ của kẻ từng pha trò bất tận, từng sở hữu một trí tưởng tượng diệu kì.

Tiếng cười của hề không phải là phản ứng cá nhân mà là của tất cả mọi người. Shakespeare mượn trí óc minh triết của hề để phán xét, bênh vực công lí. Hề Shakespeare gắn liền với các chủ đề văn hóa lẫn chính trị. Hề đa dạng, phản ánh nhanh nhạy những vấn

đề bức xúc, khá thành công trong công cuộc “khai sáng”. Thực hiện nhiệm vụ khai sáng này thành công nhất là Hề Điên trong King Lear. Anh giơ tay hướng lên và hướng ra phần ánh sáng bởi bức tranh sự phân chia ánh sáng và bóng tối, sự sống và cái chết. Anh

biểu thị cho sự khôn ngoan khi làm nền nổi bật của cả bức tranh, xung quanh cây cối khô héo và đang bị chi phối bởi cái chết, cành cây cong quẹo xuống

đất chi phối bởi sự đơn điệu và lãng quên. Hề giữ vai của điên chua chát và

điên ngọt ngào (theo sự phân chia của chính anh). Hề là điên không chua còn Lear là điên không ngọt bởi “bao nhiêu danh hiệu khác đằng ấy đã cho đi hết

thì danh hiệu này đằng ấy mang từ lúc ra đời” [48, 521]. Anh châm chích s

nhận thức của Lear. Trong cơn bão, Hề Điên nói bằng một nhận thức chung về con người trong khi Lear trút nỗi lòng thông qua phép tu từ học và nỗi lòng của Lear trở thành cơn bão. Sự điên loạn chỉ là thực hành đối với lí thuyết đó. Trong túp lều tranh rách nát, Hề điên chủ trì một cuộc phán xử vì chân lí dù anh không phải là nạn nhân. Đây là lần đầu tiên người dân được quyền nắm cán cân công lí. Câu nói cuối cùng “Và tôi đi ngủ đây!” gợi ý rằng anh đã hết vai trò của mình. Có thể giải thích được sự biến mất đột ngột này.

Điên không xuất hiện từ Cảnh III màn 6. Lúc này, Armin tham gia

đoàn kịch Shakespeare, William Kemp thoái lui và những dòng này dành cho một người chuẩn bị rời khỏi sân khấu. Điên là người đầu tiên, và cũng là người duy nhất trong kịch có thể phê phán Lear. Tính triết lí của kịch phụ

thuộc và việc anh nói sự thật và điềm báo. Anh là người đầu tiên nhận thức

được vai trò của một hề điên. Điên và Lear vừa là bạn bè vừa phụ thuộc lẫn nhau. Điên vừa giữ vai của một nhà bình luận vừa giữ vai của một nhân vật khác (như Kent trở thành một người khác). Lời nói của anh chua xót nhất trong tất cả các nhân vật hề của Shakespeare. Anh là nhân vật cần thiết cho cuộc cách mạng tư tưởng của Lear. Anh được coi là nhân cách hóa của sự

thật. Điên là tự thân của Lear, cho Lear những lời khuyên bổ ích, chỉ cho Lear thấy hành động của mình là điên thông qua những câu chuyện buồn cười và những câu nói ẩn ý. Điên chỉ cho Lear thấy sự phản bội và dối trá của những thứ mà Lear tin là thật. Dù vua bị Regar đuổi đi như một kẻ ăn mày, dù Lear

gây khó chịu cho khán giả bởi tính độc đoán nhưng Điên vẫn không rời vua

để chỉ vua thấy mặt trái của mỗi vấn đề. Điên tìm cách trì hoãn ngăn những thứ tồi tệ có thể xảy ra lâu tới chừng nào có thể để Lear không gây ấn tượng xấu nơi khán giả và để cho sự nhận thức sau cùng của Lear đạt hiêu quả ý nghĩa cao hơn. Có thể thấy rõ nỗ lực này trong cơn bão sau khi Lear bị đuổi

đi. Khi không thể trì hoãn được cũng là là lúc Lear trở nên điên loạn. Điên là nhân vật duy nhất tăng cường sự nhận thức sáng suốt cho Lear và là nhân tố

chìa khóa trong cuộc cách mạng tư tưởng cho vua của Lear. Khi Lear đã biết nhìn vào bản chất và tự nhìn đời bằng con mắt của mình thì Điên biến mất là hợp logic.

Ngoài mối quan hệ đặc biệt với Lear, Điên còn có mối quan hệ đặc biệt khác. Khi con gái út làm Lear không hài lòng, vua gọi nàng ‘foolish’, mở ra mối quan hệ giữa Cordelia với Fool. Trong King Lear có sự xung đột của hai nguyên lí đạo đức, vị kỉ và vị tha. Gonerin, Regan, Etmun tiêu biểu cho tâm lí xã hội tư

hữu. Cordelia và Hề Điên mang lí tưởng nhân bản chủ

nghĩa của nhân dân [30, 133]. Fool và Cordelia không bao giờ cùng xuất hiện cùng lúc trên sân khấu. Khi Cordelia bị đuổi đi, Hề Điên xuất hiên với tần số

cao hơn và có ảnh hưởng với cấp độ tăng dần, thực hiện chức năng của người dẫn giải hành động kịch và làm người bình luận khách quan. Hề Điên có ảnh hưởng lớn đến những hành động trực giác của Lear và tạo sự tương phản gay gắt. Vua trở thành người điên còn Hề Điên thì có đặc ân như một vị vua. Hai người điên, một “sweet fool” (điên ngọt ngào) bởi được thừa nhận là điên và có thể làm hoặc nói bất cứ điều gì bởi dựa trên sự khôn ngoan, một “bitter fool” (điên chua chát) đội vương miện đương đầu với khó khăn, có lí trí nhưng thị giác “bị lòa”. Sự chế nhạo thói kiêu căng của Lear là không thương

xót. Khi Cordelia trở lại tìm cha thì Điên biến mất. Cuối kịch khi ôm xác con, Lear đã khóc “my poor fool is hanged”. Đây là những lời dành cho Cordelia,

Điên hoặc cả hai. Hề Điên giữ vai trò của “dupe”, “madman”, “beloved one”, “court jester” và “victim” (nhà phê bình). Cordelia và Lear cũng có vai trò này.

Sau này, hề vẫn giữ vai trò cúp vàng "platea" bởi "aside" (lời nói mà nhân vật và khán giả hiểu, còn nhân vật khác thì không) bởi đó là tiếng nói dân gian. Nói như Says Sylvia Feldman: chức năng giáo huấn của đạo đức quan trọng đến nỗi mỗi câu tạo nên một hành động. Điều này bắt nguồn từ vai Bác sĩ trong Abraham and Isaac, người mở đường cho những nhận thức mới mẻ của Shakespeare về cảm thụ nơi khán giả. Hề Shakespeare đi đến gốc bệnh xã hội với trăm ngàn ghẻ lở, bản thân mặt phải cũng đã kinh tởm khi mà

đồng kền năm xu nằm lấp ở dưới đáy của mọi lương tâm (chữ dùng của Banzac).

Lời anh nói dẫu là hài hước

Cũng trở thành lời răn dạy cao siêu

(Boalo)

Một phần của tài liệu NHÂN VẬT HỀ TRONG SỰ SÁNG TẠO CỦA SHAKESPEARE (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)