Mô hình dạy học đọ c hiểu văn bản văn học

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI HỌC ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI THEO THỂ LOẠI (Trang 56 - 61)

Chương 2: MÔ HÌNH ĐỌ C HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC 2.1 Sách giáo khoa Ngữ văn 11 Nâng cao – Khảo sát và nhận xét

2.4. Mô hình dạy học đọ c hiểu văn bản văn học

Từ khi hoạt động đọc - hiểu văn bản nghệ thuật được vận dụng trong quá trình dạy học văn, chúng ta thấy xuất hiện nhiều tài liệu giới thiệu mô hình dạy học đọc hiểu như mô hình của Nguyễn Trọng Hoàn, Vũ Dương Quỹ, Trần Đình Chung …. Tuy triển khai việc thiết kế bài học

đọc hiểu theo những mô hình khác nhau nhưng nhìn chung các mô hình đều thống nhất với nhau ở những vấn đề, nội dung, giai đoạn cơ bản, của qui trình đọc hiểu văn bản văn học. Từ sự

thống nhất đó có thể tổng hợp thành một mô hình tương đối chuẩn sau đây.

A. Kiểm tra bài cũ : công việc này cần thực hiện đầu tiên vì qua kiểm tra bài cũ giáo viên sẽ có những thông tin ngược về mức độ hiểu và cảm của học sinh đối với một văn bản cụ

thể, từ đó mà điều chỉnh phương pháp dạy của thầy và phương pháp học của trò cho phù hợp. Hoạt động này thường chiếm khỏang thời gian rất ngắn của tiết dạy và chỉ nên gọi 1 hoặc 2 học sinh để kiểm tra là đủ. Những câu hỏi kiểm tra bài cũ cần ghi cụ thể trên bài soạn của giáo viên và đó phải là những câu hỏi chuẩn về kiến thức, kĩ năng, thái độ của chương trình môn học.

B. Mục tiêu cần đạt : xác định các yêu cầu cần đạt về kiến thức tổng hợp văn học, nhận thức, ngôn ngữ … những mục tiêu này giáo viên có thể dựa vào mục Kết quả cần đạt để triển khai cụ thể hơn và có thể thêm vào một vài mục tiêu phù hợp với trình độ nhận thức của đối tượng học sinh.

C. Những phương tiện dạy học thầy và trò cần chuẩn bị. Đó có thể là những đồ dùng dạy học như tranh, ảnh hoặc là những thiết bị dạy học như máy chiếu, micro …

D. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài :

Tính phong phú, đa dạng về nội dung và hình thức của các kiểu văn bản sẽ mở ra vô số cách khởi động bài học văn. Một cách giới thiệu bài sinh động, hấp dẫn, kích thích sự chú ý của người học sẽ là cách tạo tâm thế tốt nhất cho cả quá trình đọc hiểu văn bản.

Cũng thuộc về phần giới thiệu bài là mục Tiểu dẫn. Trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay, mục Tiểu dẫn đề cập tương đối đầy đủ những nét lớn về tác giả, tác phẩm, thể loại, bố

cục …. Đây là những tri thức rất quan trọng. Tuy nhiên giáo viên không nên tham lam trình bày tất cả những kiến thức đã có trong phần này mà chỉ cần nêu những thông tin có ý nghĩa định hướng việc đọc hiểu và trực tiếp tham gia vào quá trình đọc hiểu tác phẩm văn học.

2. Đọc và tìm hiểu chú thích

Việc tiếp nhận các văn bản văn học bao giờ cũng bắt đầu từ đọc đúng, cảm thụ đúng tất cả các đơn vị ngôn từ trong văn bản đó. Đọc và hiểu đúng ngôn từ sẽ làm cơ sở cho hoạt

động kháo phá để hiểu văn bản ở những cấp độ sâu sắc hơn.

Trên thực tế mặc dù đã được biên soạn và biên tập theo một qui trình hết sức chặt chẽ

và đầy trách nhiệm nhưng do tính phức tạp của vấn đề, một số thuật ngữ trong sách giáo khoa Ngữ văn vẫn chưa được giải thích hoặc giải thích chưa thỏa đáng . Vì thế giáo viên và học sinh cần tiến hành bước này một cách cẩn trọng.

3. Đọc- hiểu văn bản

Có thể khẳng định trong tất cả các bước của hoạt động dạy học thì đây là hoạt động khó khăn, phức tạp nhất. Nó đòi hỏi cao cả về trình độ chuyên môn và tài năng sư phạm của người giáo viên. Để hoạt động đọc - hiểu của học sinh đạt hiệu quả cao cần phải căn cứ vào đặc trưng của từng thể loại mà triển khai qui trình đọc hiểu theo hướng :

a. Đọc hiểu ngôn từ :

Bất cứ loại hình nghệ thuật nào cũng sử dụng một chất liệu nhất định trong tự

nhiên để xây dựng thành hình tượng. Nhờ những thủ pháp nghệ thuật riêng của từng loại hình nghệ thuật, các chất liệu tự nhiên được nhào nặn lại và trở thành những yếu tố mang tính thẩm mĩ. Quan hệ giữa hình tượng và chất liệu là quan hệ hữu cơ, xuyên thấm, thâm nhập vào nhau. Chất liệu sẽ mất đi tính thẩm mĩ nếu rời bỏ hình tượng và ngược lại hình tượng chỉ có thể tồn tại qua chất liệu. Vì vậy trong thực tế không có hình tượng nói chung mà chỉ có hình tượng gắ

liền với chất liệu cụ thể. Hình tượng hội họa được xây dựng bằng đường nét, màu sắc; hình tượng điêu khắc được xây dựng bằng đường nét, hình khối; hình tượng âm nhạc được xây dựng bằng nhịp điệu, giai điệu … Còn văn học? Văn học xây dựng hình tượng bằng ngôn từ. Nói văn học là nghệ thuật ngôn từ là vì thế. Nói văn học là nghệ thuật ngôn từ thực chất là nói văn học là nghệ thuật sử dụng các từ ngữ hình tượng, các phương thức chuyển nghĩa của từ, các câu, các

đoạn … để tạo nên chỉnh thể tác phẩm văn học thống nhất.

Để giải mã tác phẩm thì trước hết cần có ấn tượng chung về nội dung và hình thức của tác phẩm. Muốn vậy, phải đọc thông suốt toàn tác phẩm, hiểu được các từ khó, từ lạ, các điển cố, các phép tu từ … Đối với thơ, nếu học thuộc lòng thì càng tốt, bởi như thế ấn tượng về âm hưởng, hình ảnh thơ sẽ ăn sâu vào tâm trí tạo điều kiện để hiểu thơ hơn. Đối với tác phẩm truyện phải nắm được cốt truyện và các chi tiết từ mở đầu đến kết thúc.

Ngoài ra, khi đọc văn bản văn học cần hiểu được cách diễn đạt, nắm bắt mạch xuyên suốt từ câu trước đến câu sau, từ ý này chuyển sang ý khác, đặc biệt là phát hiện ra

những mạch ngầm trong văn bản, từ đó mới phát hiện ra chất văn. Bởi thế phải đọc kĩ thì mới phát hiện ra những điểm đặc sắc, khác thường thú vị.

Thực hiện những yêu cầu trên học sinh cần (hoặc giáo viên hướng dẫn học sinh) tiến hành một số bước sau :

Bước 1 : đọc với cây bút chì và gạch chân những từ khó, từ chìa khóa trong văn bản.

Bước 2 : nắm bắt logic của văn bản, trong đó có logic về thể loại và logic về ý nghĩa. Nghĩa là đọc và tìm hướng trả lời các câu hỏi : văn bản thuộc thể loại gì? Logic người viết có tuân theo thể loại đó không?

Bước 3 : đi vào khảo sát ngôn ngữ văn bản bằng cách xác định những từ hoặc hệ thống từ chìa khóa trong văn bản, xác định các biện pháp tu từ và ý nghĩa của việc sử dụng những phép tu từđó.

Bước 4 : đi tìm những cái bất thường, những điểm cộm trong logic các sự kiện và trả lời câu hỏi : Những bất thường, điểm cộm là có dụng ý hay chỉ là do sự non yếu của người viết.

Bước 5 : sâu kết các hoạt động trên lại để tạo ra những ấn tượng chung về nội dung và hình thức của tác phẩm.

Các bước này có thể yêu cầu học sinh chuẩn bịở nhà (đối với văn xuôi) hoặc thực hiện tại lớp (đối với thơ, các đoạn trích).

Nếu hoạt động giới thiệu bài là để tạo tâm thế cho hoạt động cảm thụ văn chương được thuận lợi thì đọc – hiểu ngôn từ là hoạt động tạo tiền đề, hoạt động có tính chất bản lề cho việc

đọc – hiểu hình tượng nghệ thuật.

b. Đọc- hiểu hình tượng nghệ thuật

Nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm là để nhận thức và cắt nghĩa đời sống, thể hiện tư

tưởng và tình cảm của mình, giúp con người thể nghiệm ý vị của cuộc đời và lĩnh hội mọi quan hệ có ý nghĩa muôn màu muôn vẻ của bản thân và thế giới xung quanh. Nhưng khác với các nhà khoa học, người nghệ sĩ không diễn đạt trực tiếp bằng ý nghĩ và tình cảm, bằng khái niệm trừu tượng, bằng định lí, công thức mà bằng hình tượng, nghĩa là làm sống lại một cách cụ thể

và gợi cảm những sự việc, những hiện tượng, những con người … đáng làm ta suy nghĩ về tính cách và số phận, về tình đời, tình người qua một chất liệu cụ thể – ngôn từ.

Như vậy, hình tượng nghệ thuật là các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện không phải bằng sao chép từ cái có sẵn mà bằng tưởng tượng sáng tạo. Các khách thể này luôn

tồn tại trong một không gian, thời gian, trong các sự kiện và những quan hệ; và quan trọng là chúng thường có nội tâm, ngoại hình, hành động, ngôn ngữ. Đó là tính tạo hình của hình tượng.

Thế giới hình tượng không chỉđược nghệ sĩ phú cho môt hình hài, thể xác mà còn có khả năng bộc lộ cái bên trong, hé mở những nỗi niềm thầm kín trong tâm hồn. Đó chính là tính biểu hiện của hình tượng. Tính biểu hiện góp phần gọi lên sự toàn vẹn, đầy đặn của hình tượng.

Hình tượng nghệ thuật vừa là sự phản ánh, nhận thực đời sống, lại vừa là một quan hệ xã hội thẩm mĩ. Đó là những mối quan hệ chồng nén, đối xứng, nhân hóa, ví von … tạo thành những phức hợp quan hệ mang nội dung khái quát. Trước hết đó là quan hệ giữa thế giới nghệ thuật với thực tại mà nó phản ánh, thứ đến, là quan hệ của tác giả đối với cuộc sống trong tác phẩm, quan hệ tác giả với người đọc, quan hệ hình tượng với ngôn ngữ của một nền văn hóa, cuối cùng, quan hệ của các yếu tố của bức tranh đời sống. Phức hợp quan hệ này làm cho hình tượng nghệ thuật mang một nội dung đa nghĩa, hàm súc, không nói hết, mà Hêminguây ví như phần chìm của tảng băng trôi.

Chính vì những đặc trưng nêu trên nên khi đọc – hiểu hình tượng nghệ thuật cần lưu ý một số yêu cầu sau :

Hình tượng nghệ thuật có khi thể hiện rõ ràng, dễ nắm bắt nhưng cũng có khi không thể hiện rõ nét từ đầu khiến cho người đọc khó nhận ra hoặc nhận diện không chính xác, chỉ xem hình tượng như một chi tiết, một hình ảnh. Cho nên yêu cầu đầu tiên là phải xác định

được và chính xác hình tượng.

Sâu chuỗi các chi tiết, hình ảnh dệt nên hình tượng và bằng kinh nghiệm, kiến thức văn học, văn hóa, bằng việc huy động các giác quan cao cấp (liên tưởng, tưởng tượng ) để

hiểu những điều mà ngôn ngữ chỉ có thể biểu đạt khía quát.

Đặt hình tượng trong các mối quan hệ xã hội – thẩm mĩđể phát hiện hết những ý tứ kín đáo của nó.

Đọc – hiểu hình tượng còn đòi hỏi phải biết phá hiện và lí giải các mâu thuẫn tiềm ẩn trong đó và tìm hiểu logic bên trong của chúng

c. Đọc- hiểu tư tưởng tình cảm tác giả.

Nhà văn sáng tác bao giờ cũng nhằm thể hiện tư tưởng tình cảm trong tác phẩm. Tư tưởng tình cảm là linh hồn của tác phẩm. Vì vậy đọc – hiểu văn bản văn học là phải phát hiện được linh hồn đó. Tuy nhiên tình cảm thường không được tác giả bộc lộ trực tiếp mà được

thể hiện giữa lời, ngoài lời (vì thế mới có cách nói đọc giữa dòng, ngoài dòng, đọc – hiểu ý nghĩa …)

Việc đọc hiểu tư tưởng tình tảm tác giả đòi hỏi người đọc phải có năng lực tổng hợp, phán đoán, khái quát cao để từ các mối quan hệ giữa các nhân vật, các sự kiện, chi tiết … trong tác phẩm và thái độ, cách miêu tả của tác giả mà rút ra những kết luận khái quát về đề tài, chủ đề, cảm hứng, quan niệm thẩm mĩ … mà tác giả muốn nói với người đọc.

4. Liên hệ – Ghi nhớ

Liên hệ là một thao tác có thể được vận dụng một cách linh hoạt. Nhiều khi thao tác này được triển khai ngay trong hoạt động đọc hiểu văn vản, giúp người đọc hiểu văn bản sâu sắc hơn. Chẳng hạn khi dạy đến hai câu cuối của bài thơ Tràng giang “Lòng quê dợn dợn vời con nước. Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” giáo viên nên liên hệ với hai câu thơ của Thôi Hiệu “Quê hương khuất bóng hoàng hôn. Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai” để làm nổi bật cảm giác nhớ nhà luôn thường trực trong tâm hồn Huy Cận.

Tuy nhiên với tư cách là phần kết thức bài đọc hiểu, liên hệ là phần có kết cấu mở nhằm

đáp ứng những yêu cầu khác nhau. Ở đây giáo viên có thể giới thiệu một văn bản tương đương hoặc gần gũi với bài học để tạo điều kiện so sánh kiến thức, có thể cung cấp một bài văn, bài thơđể học sinh thực hành hoặc mở rộng trường liên tưởng.

Ghi nhớ là bước củng cố của tiến trình dạy học. Ghi nhớ cần tập trung vào hai hoạt

động chính : hướng dẫn học bài và hướng dẫn học bài. Hướng dẫn học bài là vừa nhắc lại những kiến thức trọng tâm của bài vừa dạy (bởi vì những điều giáo viên trình bài có phần mênh mông) vừa hướng dẫn cách học bài. Hướng dẫn soạn bài là gợi ý những công việc cần chuẩn bị

cho bài học sắp tới. Giáo viên không nên dùng những câu hỏi trong sách giáo khoa để hướng dẫn học bài. Bởi vì, thứ nhất đây là những câu hỏi tương đối khó, có những câu học sinh chỉ có thể trả lời được sau khi đã học xong, thứ hai trên lớp chưa chắc gì giáo viên đã hỏi lại những câu hỏi đó. Nếu dùng tất cả những câu hỏi trong sách giáo khoa sẽ tạo tâm lý đối phó ở học sinh. Giáo viên nên soạn những câu hỏi ứng với những nội dung chính và sẽđược hỏi trong bài học sắp tới.

Chương 3 : THIẾT KẾ BÀI HỌC VÀ TỔ CHỨC DẠY THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI HỌC ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI THEO THỂ LOẠI (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)