Từ xa xưa trong lịch sử người ta đã nói đến nền văn học khẩu truyền của nhân loại. Những người hát rong và các nhóm du ca đã chấp cánh cho những tác phẩm văn học bất hủ bay đi khắp nơi trên mặt đất miễn là ởđó có con đường và dân chúng. Công chúng văn học thời ấy là người nghe chứ chưa phải là người đọc. Mãi đến thời Phục hưng ở phương Tây – khoảng thế kỷ XVI, một trong những phát minh trí tuệ của nó là biến tư tưởng tinh thần thành đối tượng có thể
chuyển lưu qua nội dung phong phú được kiểm định, biến đổi kết hợp phê phán và đúc kết lại trước khi đem ra lưu hành. Chữ viết và khuôn in sách ra đời là vật trung gian để tư tưởng trong tác phẩm văn học nhập vào dòng lưu thông văn hoá.
Sách in làm mất giá trị các cấu trúc tư duy cho phép sắp xếp các sự kiện vào kí ức để khi cần có thể nhớ lại dễ dàng. Thói quen được nhiều thế hệ tri thức áp dụng trước kia là khi gặp một sự kiện mới lập tức đem gắn nó với hình ảnh rồi xếp vào một khu vực trong kí ức dễ lục
tìm. Thói quen đó đã phải biến đi, nhường chỗ cho việc lưu trữ sách trong thư viện và tủ sách cá nhân. Sách tạo ra người đọc, nhưng người đọc phân dòng với mọi chủng loại nghề nghiệp rồi lại hợp lưu lại thành công chúng độc giả của tác phẩm văn học. Lúc đầu, người đọc tác phẩm chỉ hạn chế trong giới sành văn mà trước hết là bản thân tác giả, các tao đàn và hội bút của họ. Dần dần, cấu trúc xã hội tiến bộ và dân chủ, bình đẳng sẽ tạo ra một hệ thống phổ biến văn học sâu rộng vào quảng đại quần chúng nhân dân lao động. Ngày nay, đọc sách là một trong những hoạt động không thể thiếu trong đời sống tinh thần của xã hội loài người. “Mỗi cuốn sách là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để đi tới gần con người”(M. Gorki). Vì thế, vấn đề dạy cách đọc để con người đọc có văn hoá, có thái độ ứng xử đúng đắn với sách là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong sự phát triển của dân tộc, của quốc gia. Đó cũng chính là mục tiêu dạy học hiện nay, hoạt động đọc sách nói chung và đọc văn bản văn học nói riêng.
Người đọc ra đời như một tất yếu của sự phát triển xã hội. Nhân tố này lúc đầu chỉ như là kết quả của một nguyên nhân. Dần dần người đọc trở thành một nhân tố của tiến trình văn học, là chủ thể của quá trình dạy học. Vấn đề người đọc sau này được nhắc đến cụ thể hơn trong lý thuyết tiếp nhận văn học.
Lý thuyết tiếp nhận khởi nguồn từ Cộng hoà Liên bang Đức với trường phái Konstanz đã
được các nhà lí luận mĩ học trên thế giới ghi nhận, tiếp thu và phát triển, góp phần bổ sung một cách đáng kể vào hệ thống tri thức lí luận khoa học, lí luận nghệ thuật và lí luận giảng dạy văn học.
Lí thuyết tiếp nhận văn học cho rằng tác phẩm văn học là một sản phẩm có ý thức nhưng chính tác giả của nó cũng chưa ý thức hết những gì đã được viết, những gì được đọc. Tác phẩm
được viết ra nhưng nó có sức sống đến đâu, tiếp nhận như thế nào là tuỳ thuộc vào người đọc. Những tác phẩm có giá trị sẽ trường tồn, những tác phẩm theo thời sự lịch sử đến một giai đoạn khác nó sẽ ít được tiếp nhận.
Nét nổi bật của lí thuyết tiếp nhận văn học là đi sâu vào tính xã hội của tác phẩm. Nó không nghiên cứu tác phẩm trong trạng thái tĩnh mà trong quá trình vận động, tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố tác phẩm – tác giả – người đọc. Trước đây, lí luận văn học khi nghiên cứu văn học thường quan tâm đến tác phẩm, tác giả mà không quan tâm đến người đọc. Lí thuyết tiếp nhận văn học ưu tiên một cách thích đáng cho việc nghiên cứu người đọc dưới nhiều góc độ khác nhau. Điều này đã làm sáng tỏ mối liên hệ qua lại sinh động, tất yếu giữa sáng tác văn học và lĩnh hội văn học. Trong mối liên hệ trên, người đọc quyết định sức sống của tác
phẩm. Thiếu người đọc tác phẩm văn học chẳng khác gì “những tiếng kêu vô vọng vang lên giữa cánh đồng hoang và mọc đầy cỏ dại”[7, tr.10]. Người đọc trở thành nhân tố quan trọng của tiến trình văn học. Qua người đọc, tác phẩm văn học được thăng hoa hai lần. Một lần trong tư
duy sáng tạo của người viết, một lần trong cảm nhận của người đọc. Nếu tác giả là người sinh ra tác phẩm thì công chúng là người nuôi dưỡng tác phẩm. Nhiều khi những tác phẩm vĩ đại là nhờ người đọc vĩđại. Văn học Nga thế kỷ XIX sở dĩ trở thành nền văn học vĩ đại bởi một phần nhờ sự vĩđại của công chúng đọc. Thơ Đường vĩđại là nhờ những tri âm, tri kỉ vĩđại của nó.
Như vậy vấn đề bạn đọc – học sinh đã được đề cập từ lâu. Tùy theo quan điểm tiến bộ hay lạc hậu của giáo viên mà vai trò học sinh được nhìn nhận một cách đúng đắn hay không. Với quan điểm cũ, học sinh chỉ có nhiệm vụ nghe, nhớ và lặp lại điều đã nhớđược qua lời giảng của giáo viên. Cố Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng đã nhận xét trong bài viết Dạy học văn là một quá trình rèn luyện toàn diện :“Tôi nghĩ rằng hiện nay trong nhà trường phổ thông chúng ta có hiện tượng dạy văn theo điệu “sáo”. Đó là một cách giảng dạy theo kiểu rất xưa, không chỉ ở
nước ta mà cả ở nhiều nước khác, nghĩa là cho học sinh học nhiều, yêu cầu học sinh nhớ nhiều
để bắt chước và như vậy gọi là làm văn. Như vậy khác nào dạy học sinh múa chữ vì học sinh không phải suy nghĩ nhiều, chỉ cần nhớ nhiều rồi lập lại, gộp nhiều trích dẫn lại thành bài văn”.. coi học sinh là chủ thể cảm thụ trong quá trình dạy học văn là xác định rõ tính ý thức, tính tự
giác, chủ động sáng tạo của học sinh trên lớp cũng như ngoài lớp. Khi học sinh chỉđóng vai trò của những người nghe thụ động, cho dù là những thính giả, cần cù tích cực nhất chăng nữa thì nhất định những năng lực chủ quan của học sinh cũng sẽ bị thui chột đi. Quan niệm học sinh như một khách thể thụ động kéo theo kiểu dạy học xa rời bản chất văn: coi tác phẩm văn học như một hiện tượng tĩnh tại dẫn đến nhàm chán, nhạt nhẽo, trì truệ, hoặc coi tác phẩm văn học như một hiện tượng lịch sử xã hội, dạy theo ý, chấm theo ý trong khi ít chú ý đến vẻ đẹp riêng của hình tượng nghệ thuật.
Đọc – hiểu trả lại cho người đọc vai trò, vị trí đích thực. Học sinh không còn lệ thuộc vào thầy như trước mà trong tư thế chủđộng, tự giác, tự lực, là một “bạn đọc sáng tạo”. Học sinh từ
chỗ tiếp thu thụ động nay trở thành người đọc trực tiếp, đọc có suy nghĩ, đọc kết hợp với vận dụng vốn kinh nghiệm, vốn sống, những giác quan cao cấp như cảm giác, xúc giác, tri giác, liên tưởng tưởng tượng … để từng bước tri giác bằng ngôn ngữ âm thanh, định hình những hình ảnh chính của tác phẩm và nhận ra tiếng nói của tác giả, xác định chủ để của tác phẩm. Đọc để tìm ra cái mình cần, đọc để đối thoại với tác giả và giáo viên, với cách hiểu của người đi trước, với cách hiểu tích lũy ban đầu của chính mình.
Tác phẩm văn học được xây dựng bằng nhiều hình tượng nghệ thuật. Mỗi hình tượng
được dệt nên bởi nhiều chi tiết. Để nắm bắt hình tượng và lưu giữ chúng dài lâu trong tâm trí học sinh con đường hiệu quả nhất không phải là ép buộc các em học thuộc lòng mà phải tạo cơ
hội cho học sinh đọc và tự phát hiện. Vì chỉ khi nào học sinh chủ động tiếp xúc với văn bản qua hoạt động đọc, trực tiếp thể nghiệm các tư tưởng và cảm xúc, các nội dung của văn bản được thể hiện qua ngôn từ nghệ thuật thì mới thực sự nắm bắt được các giá trị của văn bản đó. Và mỗi bạn đọc với kinh nghiệm, vốn sống, năng lực … của mình sẽ rút ra những kết luận, phù hợp và cần thiết cho bản thân. Nếu các em không tự mình đọc văn, hiểu văn thì những “lời hay, ý đẹp” của thầy sẽ phai dần trong tâm trí học sinh.
Đề cao vai trò chủ thể học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập văn hoá nói chung, văn học nói riêng chính là tìm một phương hướng cơ bản để nâng cao hiệu quả dạy học. Phương hướng đó không những phù hợp với yêu cầu của thời đại khoa học hiện nay (thông tin quá nhiều, kiến thức quá nhiều) mà còn là vấn đề quan điểm nhân văn và nhận thức khoa học (xây dựng những con người mới tích cực, chủđộng, sáng tạo, tự tin vào năng lực của mình).