Lâu nay, hình như một giờ lên lớp được định sẵn theo một khuôn mẫu cố định. Đành rằng mỗi khâu trong cấu tạo giờ lên lớp đã định hình từ nhiều năm nay không phải không có những cơ sở khoa học và thực tiễn nhất định. Nhưng mặt khác lại phải thấy rằng khi mà quan điểm về
vai trò của học sinh, về mục đích dạy văn đã đổi khác thì cách cấu tạo truyền thống nhất định có nhiều điểm cần xem xét lại. Từ trước đến nay, chúng ta tiến hành mỗi giờ lên lớp theo các bước : ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, giảng bài mới và cuối cùng là tổng kết rồi dặn dò học sinh chuẩn bị bài mới. Nhiều giáo viên đã tuân theo cấu tạo đó một cách đơn điệu suốt năm này qua năm khác cho tất cả các kiểu bài, loại bài và mọi đối tượng khác nhau. Nhất định là một thái độ
cực đoan và giáo điều như vậy trong nghề sư phạm dễ đưa đến những hậu quả không hay trong suy nghĩ của học sinh. Gần đây, do những chuyển biến mới trong quan điểm dạy học, nhiều giáo viên tiên tiến đã tiến hành cấu tạo giờ dạy một cách sinh động theo chiều hướng phá vỡ
khuôn mẫu cứng nhắc. Cấu trúc giờ dạy được tổ chức lại cho phù hợp với đặc điểm từng bài giảng, từng đối tượng khác nhau nhằm mục đích tạo điều kiện tối đa để phát huy được năng lực nhận thức và phẩm chất trí tuệ cho học sinh.
Bản thiết kế bài học này không phải là sự sắp xếp một cách công thức, cứng nhắc những việc làm của giáo viên và học sinh theo một tiến trình sơ cứng và càng không phải là sự trình bày một cách nghệ thuật những hiểu biết của bản thân giáo viên cho dù đó là những hiểu biết rất sáng tạo và mới mẻ. Thiết kế bài học phải là một kết cấu logic chặt chẽ khoa học mà uyển chuyển linh hoạt, hệ thống đơn vị tình huống học tập đặt ra từ bản thân tác phẩm văn chương phù hợp với sự tiếp nhận của học sinh. Và song song tương ứng là hệ thống việc làm, thao tác do giáo viên dự tính tổ chức để dẫn dắt từng cá thể học sinh tự chiếm lĩnh tác phẩm một cách hứng thú.
Như vậy, bài soạn văn mới là bản thiết kế các việc làm của học sinh. Trước đó, quan điểm này đã được thể hiện đầy sức thuyết phục trong công trình Lí luận dạy học hiện đại của Giáo sư, tiến sĩ Hồ Ngọc Đại mang tên Bài học là gì? Và sau đó được giáo sư Phan Trọng Luận định hướng trở lại trong cuốn Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở trường phổ thông (tập 1) : “Bản thiết kế giờ học không phải là một đề cương nội dung cần truyền đạt qua lời diễn giảng của giáo viên. Nội dung cốt lõi, cơ bản, chính yếu của môt thiết kế giờ học tác phẩm văn
chương bao gồm hai thành tố hữu cơ. Một là, những tình huống học tập được đặt ra từ nội dung khách quan của tác phẩm phù hợp với trình độ và đặc điểm tiếp nhận tác phẩm văn chương của lớp học. Hai là, song song, ứng hợp với nội dung trên là một hệ thống thao tác được giáo viên sắp xếp hợp lí nhằm hướng dẫn học sinh từng bước tự xử lí để tiếp cận và chiếm lĩnh tác phẩm một cách sáng tạo. Do đó, tạo được ở từng chủ thể học sinh một sự tự phát triển toàn diện” (23,tr.36)
Mục tiêu đọc – hiểu của các bài học văn trong bài học Ngữ văn tích hợp sẽđặt ra yêu cầu dạy học văn không chỉ chuyên chú vào văn mà còn mở rộng tới đọc – hiểu các kiểu văn bản khác. Điều này không chỉ dẫn đến sự thay đổi tên gọi một đề mục trong thiết kế bài học mà cả
nội dung được ghi trong đề mục đó. Trong thiết kế hài học đọc – hiểu văn bản, mục tiêu cần đạt về kiến thức nổi lên hàng đầu do yêu cầu đọc – hiểu, trong khi các mục tiêu kĩ năng, thái độ sẽ
không xuất hiện như những yêu cầu biệt lập của mỗi bài mà trở thành mục tiêu chung xuyên suốt cả chương trình Ngữ văn. Từ đó mục đầu tiên của thiết kế bài học sẽ là Mục tiêu bài học.
Khi quan niệm giáo án là thiết kế bài học thì việc quan tâm đến các hoạt động chuẩn bị bài là đương nhiên. Đó sẽ không đơn thuần là sự tìm kiếm (của giáo viên) vài bức tranh, bảng phụ
… mà là sự chuẩn bị có tính toán để thực hiện mục tiêu dạy học theo yêu cầu tích cực và tích hợp. Hoạt động này sẽ là cụ thể hóa việc chuẩn bị của giáo viên ở 3 trọng điểm : mở rộng về
kiến thức liên quan đến bài học; định hướng dạy học tích hợp; định hướng dạy học tích cực và tương ứng với nó là việc chuẩn bị bài của học sinh. Trong thiết kế bài học, tên gọi của hoạt
động này là Chuẩn bị bài học.
Công việc thiết kế bài học không phải là tạo sẵn các lời giảng giải của giáo viên mà là tạo lập các hoạt động dạy và học nhằm đạt tới mục tiêu cụ thể của bài học. Trong thiết kế bài học, các hoạt động này được gọi là Hoạt động dạy học.
Trong thiết kế bài học đọc – hiểu, họat động có tính chất khởi động, tạo tâm thế cho học sinh tiếp nhận tác phẩm văn học được gọi là Giới thiệu bài.
Trong các giáo án trước đây, khi văn chỉđược dạy thuần túy như một sản phẩm thẩm mĩ, các kiến thức về tác giả, tác phẩm được nhấn mạnh trong đề mục Giới thiệu tác giả, tác phẩm và được dạy chủ yếu bằng lời giảng của giáo viên. Trong thiết kế bài học, nó được gọi là Đọc và tìm hiểu chú thích văn bản.
Mục tiêu đọc – hiểu quy định trọng tâm, lượng và chất của một bài học văn là hoạt động hết sức căn bản – khám phá để chiếm lĩnh văn bản. Trong các giáo án trước đây, mục này được
gọi là Phân tích hoặc Tìm hiểu tác phẩm. Trong thiết kế bài học, hoạt động này được gọi là Đọc - hiểu văn bản.
Đem đọc – hiểu ứng dụng vào hoạt động dạy học văn không chỉ đưa học sinh trở thành người đọc, phát huy tính tích cực của học sinh, làm cho việc học văn trở nên hấp dẫn, giữ gìn bản chất của môn học này mà còn gắn liền với việc đổi mới hầu như tất cả những gì liên quan
đến quá trình dạy học văn từ nội dung chương trình sách giáo khoa, đến cách ra đề kiểm tra,
đánh giá.